Hiệu quả kinh tế các hộ điều tra

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC CÔNG THỨC LUÂN CANH CÂY TRỒNG TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG HUYỆN MỘ ĐỨC TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 54 - 57)

2.2.1 .TÌNH HÌNH ĐẤT ĐAI THỔ NHƯỠNG

2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

2.5.5. Hiệu quả kinh tế các hộ điều tra

Đối với các hộ sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất ngành trồng trọt nói riêng thì hiệu quả được đánh giá phụ thuộc vào trình độ văn hóa, trình độ sử dụng các loại đất, cách phối hợp các loại cây trồng với nhau. Ngoài ra, chất lượng đất cũng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả thu được. Mối quan tâm hàng đầu của người nông dân là làm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích trong một chu kỳ sản xuất bởi đó là nhân tố quyết định đến đời sống của họ. Do vậy, việc lựa chọn biện pháp hữu hiệu trong quá trình sản xuất nhằm thu được kết quả và hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích là việc cần thiết đối với nơng hộ.

Một số chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất là GO/TC, GO/IC, VA/IC, MI/IC, MI/công lao động.

- Tổng giá trị sản xuất trên tổng chi phí (GO/TC): Cho biết một đồng chi phí bỏ ra thu lại được bao nhiêu đồng tổng giá trị sản xuất.

- Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian (VA/IC): Cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.

- Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian (GO/IC): Cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

- Một số chỉ tiêu khác như thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian (MI/IC), là phần giá trị gia tăng trừ đi lao động thuê mướn và các chi phí trung gian tự có khác.Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra thì thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.

- Thu nhập hỗn hợp trên công lao động (MI/công lao động), Cho biết mọt công lao động bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.

Bảng 2.12: Hiệu quả kinh tế các hộ điều tra

Hạng mục ĐVT CT1 CT2 CT3 CT4

I. Tổng chi phí (TC) 1.000 2.126 5.079 6.962 5.040

1. Chi phí trung gian (IC) 1.000 890 1.908 4.768 2.432 2. CPTC phân chuồng và CP

khác 1.000 258 1.342 180 280

3. Chi phí lao động 1.000 977 1.829 2.014 2.328

II. Các chỉ tiêu hiệu quả

Giá trị sản xuất (GO) 1.000 2.436 11.406 14.600 7.515 Giá trị gia tăng (VA) 1.000 1.546 9.497 9.833 5.083 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000 1.288 8.155 9.653 4.803 Lợi nhuận (Pr) 1.000 311 6.326 7.638 2.475 GO/TC Lần 1,15 2,25 2,10 1,49 GO/IC Lần 2,74 5,98 3,06 3,09 VA/IC Lần 1,74 4,98 2,06 2,09 MI/công lao động 1.000 15,15 95,95 113,56 56,51

(Nguồn số liệu điều tra)

- Chỉ tiêu lợi nhuận là số tiền người nông dân thu được và dùng vào việc tiêu dùng và tái sản xuất.

Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất của hộ được đồng nhất với chỉ tiêu doanh thu vì hầu hết sản phẩm làm ra để bán chứ khơng để tiêu dùng, nếu có rất ít, ngoại trừ lúa, sản lượng được tiêu dùng nhiều nhất. Để tính GO chúng tơi lấy sản lượng có được nhân với giá tại thời điểm nghiên cứu, đồng nhất giá cả tất cả các hộ để dể dàng cho việc so sánh các công thức với nhau.

Quan sát tại bảng hiệu quả sản xuất các công thức luân canh cây trồng cho thấy CT 3 đứng đầu về các chỉ tiêu hiệu quả. Tổng giá trị sản xuất (GO ) đạt 14,6 triệu, giá trị gia tăng (VA) đạt 9,83 triệu, thu nhập hỗn hợp (MI) 9,65 triệu và lợi nhuận thu (Pr) được sau khi trừ đi tất cả các loại chi phí là 7,63 triệu đồng. Sở dĩ cơng thức 3 có giá trị kinh tế cao như thế là vì trong năm vừa qua rất được giá, khổ qua vào thời kỳ khan hiếm lên đến 16.000 đồng/kg. Một số nông dân rất được mùa, tất cả lượng khổ qua thu

được đều được bán ngay và bán với giá rất cao. Thêm vào đó, thơn Năng An xã Đức Nhuận và thơn Nghĩa Lập xã Đức Hiệp được trung tâm khuyến nông huyện Mộ Đức đầu tư những cánh đồng cho thu hoạch cao và đảm bảo cung cấp đủ lượng rau sạch cho thị trường nên người dân tại 2 địa phương này có cơ hội học tập tiếp cận KHKT để phát triển kinh tế làm cho sản lượng cây Bắp và cây khổ qua tăng đáng kể.

Sau CT thứ 3 về các giá trị hiệu quả là CT 2, các chỉ số hiệu quả cũng đạt được rất cao, ngồi cây khổ qua được giá cịn có cây đậu xanh, giá đậu xanh tăng gấp đôi so với những năm trước tăng từ 13.000/kg lên đến 26.000/kg. Bên cạnh sự tăng về sản lương, giá bán cũng tăng đáng kể làm cho các chỉ tiêu hiệu quả của công thức 2 khá cao. Tổng giá trị sản xuất đạt 11,4 triệu, thu nhập hỗn hợp đạt 8,1 triệu và lợi nhuận là 6,3 triệu.

Công thức lúa – lúa đạt hiệu quả thấp nhất, bà con nông dân cũng xác định được rằng việc trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực cho gia đình việc sinh lợi từ việc trông lúa rất thấp. Hơn nữa, tại 2 địa phương này đất lúa là độc, nếu trồng màu trên đất lúa sẽ khơng cho nhiều lợi nhuận vì thế việc đánh giá hiệu quả của công thức lúa là rất ít, sử dụng cơng thức này có ý nghĩa xã hội hơn ý nghĩa kinh tế.

Để hiểu rõ hơn về tính hiệu quả của từng cơng thức ta xét các chỉ số GO/TC, GO/IC, VA/IC, MI/công lao động.

Kết quả điều tra cho thấy CT2 cho ra các chỉ số về hiệu quả cao nhất. Các giá trị nhận được từ GO/TC, GO/IC, VA/IC, MI/công lao động của CT 2 đều nhận giá trị cao nhất, điều này thể hiện được mức hiệu quả của việc đầu tư áp dụng loại CT này vào trong sản xuất. Số liệu điều tra phục vụ cho nghiên cứu này chủ yếu thu thập trong năm 2009, trong năm này giá bán khổ qua và đậu xanh rất cao đặc biệt khổ qua. Bên cạnh đó, loại đất canh tác của các hộ điều tra đều là đất tốt vì được bồi đắp bởi dịng sơng Vệ nên năng suất tương đối cao so với các khi vực canh tác khác trong toàn huyện. GO/IC CT2 đạt được cao nhất trong 4 CT (2,25 lần) điều này có nghĩa nếu tăng 1.000 tổng chi phí thì làm cho tổng giá trị sản xuất của CT 2 tăng lên 2.250 đồng. Kế tiếp CT2 là CT3

GO/TC đạt được 2,1 lần, CT4 đạt 1,49 lần và thấp nhất là CT1 1,15 lần. Điều này cho thất cứ 1.000 đồng tổng chi phí bỏ ra thì người nơng dân thu được ở CT 3 là 2.100 đồng tổng giá trị sản xuất, CT 4 là 1.490 đồng, và CT 1 chỉ được 1.150 đồng.

Tổng chi phí bao hàm cả chi phí lao động, do đó các chỉ số hiệu quả của các cơng thức khơng cao vì người nơng dân vẫn làm việc theo thói quen lấy cơng làm lời, giải quyết cơng ăn việc làm tại gia đình. Để tách biệt phần cơng lao động của gia đình, ta xem xét chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian bỏ ra. CT2 nhận được giá trị 5,98 (cao nhất), tiếp theo là 3,09 Ct4 , CT2 là 3,06 và cuối cùng là cơng thức Lúa – lúa. Tổng chi phí sản xuất của CT 2 là 5.079 ngàn cao thứ 2 trong 4 CT, tuy nhiên chi phí tự có của CT này rất lớn tập trung vào giống (1,3 triệu/sào) cịn lại chi phí trung gian bằng tiền chỉ 1,9 triệu nên làm cho giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian của CT này rất lớn (5,98 lần). Cứ 1.000 đồng chi phí trung gian bỏ ra cho CT này thi thu lại được 5.980 đồng tổng giá trị sản xuất.

Chỉ tiêu VA/IC của công thức 2 đạt cao nhất cho thấy, với 1.000 đồng chi phí bỏ ra đầu tư thu được tại CT 2 là 4.980 đồng và thấp nhất là CT1 chỉ được 1.740 đồng.

Về chỉ tiêu MI/công lao động, qua bảng ta thấy cùng một lao động bỏ ra để đầu tư cho 4CT thì CT 3 đạt gí trị cao nhất 113.560 đồng. Phần lớn nông dân tại 2 xã trên đều sản xuất, góp cơng vào sản xuất giải quyết tình hình lao động, việc làm tại nhà nên tận dụng công nhà để sản xuất thu lợi nhuận. Theo phân tích kết quả trên thì thu nhập thu được tại CT3 là cao nhất. Lợi nhuận đạt được trong quá trình sản xuất đạt giá trị lớn nhất. Như vậy, kết quả cuối cùng người dân mong muốn là lợi nhuận đạt được như thế nào trong kinh doanh. Điều này dẫn đến kết luận là CT3 mang lại hiệu quả cao nhất cho người nông dân trong thời gian nghiên cứu vừa qua.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC CÔNG THỨC LUÂN CANH CÂY TRỒNG TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG HUYỆN MỘ ĐỨC TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w