CĂN CỨ XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG CÁC CÔNG

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC CÔNG THỨC LUÂN CANH CÂY TRỒNG TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG HUYỆN MỘ ĐỨC TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 82 - 84)

2.2.1 .TÌNH HÌNH ĐẤT ĐAI THỔ NHƯỠNG

4.1 CĂN CỨ XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG CÁC CÔNG

THỨC LUÂN CANH CÂY TRỒNG VÙNG ĐỒNG BẰNG HUYỆN MỘ ĐỨC

Trong những năm gần đây nhờ có đường lối đổi mới, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của các cấp chính quyền trên địa bàn huyện, nền kinh tế của huyện đang có đà tăng trưởng khá. Đó là sự cố gắng nổ lực hết mình của quân và dân toàn huyện Mộ Đức. Trước thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện UBND huyện đã định hướng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Mộ Đức là một huyện đồng bằng, đại bộ phân dân cư của huyện sống chủ yếu bằng nghề nông.Yêu cầu đặt ra để phát triển được kinh tế - xã hội phải sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý khoa học.Trong đó vấn đề bố trí sử dụng hệ thống cây trồng và tài nguyên đất vùng đồng bằng được chú trọng hàng đầu và có nội dung như sau:

 Sử dụng hệ thống cây trồng phải đảm bảo ưu tiên cho phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hố trên cơ sở đảm bảo chiến lược an toàn, an ninh lương thực, thoả mãn nhu cầu nông sản cho xã hội và cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

 Khai thác triệt để đất chưa sử dụng, chuyển đổi bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng KHKT vào sản xuất nông – lâm nghiệp.

 Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên phải gắng chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái nhằm phát triển bềnh vững, tăng cường cơng tác an ninh quốc phịng.

 Thực hiện chuyển đổi hệ thống cây trồng một cách khoa học, hợp lý, tận dụng các điều kiện thuận lợi của địa phương.

 Có chính sách giao mức hạn điền phù hợp với từng đối tượng và theo đúng pháp luật để các hộ đầu tư thâm canh, tiến hành tổ chức sản xuất hợp lý nhằm tiết kiệm và nâng cao HQKT sử dụng các hệ thống cây trồng.

 Đối với đất nông nghiệp vùng đồng bằng chủ yếu là đất trồng cây hàng năm cần phải hình thành cơ cấu cây trồng phù hợp, đảm bảo cơ cấu mùa vụ, ổn định sản lượng.

 Áp dụng các biện pháp KHKT, đầu tư trang thiết bị, kiến thức để xây dựng những cánh đồng cho thu nhập cao, đặc biệt tại hai xã Đức Hiệp và Đức Nhuận.

 Đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng manh mún trong canh tác các loại cây trồng. Quy hoạch lại đồng ruộng với quy mô lớn hơn, nâng cao khả năng tưới tiêu, củng cố phát huy tối đa công suất tưới tiêu của các hồ đập, cơng trình thuỷ lợi hiện có, từng bước bê tơng hố kênh mương.

Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực của huyện, trong đó sự đóng góp của đồng bằng là chủ yếu. Vì thế cần phát triển nơng nghiệp vùng đồng bằng theo hướng thâm canh, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao năng suất sản lượng hàng năm cung cấp đủ lương thực thực phẩm và nguyên liệu là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của các cấp từ lãnh đạo đến cơ sở.

4.2. GIẢI PHÁP CHÍNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC CÔNG THỨC LUÂN CANH TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG HUYỆN MỘ ĐỨC

Hiện nay sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất và trong những năm tới sản xuất nơng nghiệp vẫn là ngành chủ lực vì thế cần có chính sách đầu tư hợp lý cho vùng đồng bằng trở thành vùng kinh tế trọng điểm của huyện. Trên cơ sở những căn cứ và phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, căn cứ vào những định hướngphát triển nguồn tài nguyên và hệ thống cây trồng, đặc biệt căn cứ vào những khó khăn và thuận lợi của huyện chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả các công thức luân canh cây trồng của vùng đồng bằng trong huyện.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC CÔNG THỨC LUÂN CANH CÂY TRỒNG TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG HUYỆN MỘ ĐỨC TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w