Giải quyết khiếu nại và tố cáo về BHXH

Một phần của tài liệu Công tác thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh phú thọ thực trạng và giải pháp (Trang 29)

1.2.2 .Tình hình tham gia BHXH bắt buộc

1.2.5.4. Giải quyết khiếu nại và tố cáo về BHXH

Trung bình mỗi năm BHXH tỉnh đã tiếp nhận trên 200 đơn thư về giải quyết chế độ chính sách, kiểm tra hàng trăm đơn vị sử dụg lao động,

BHXH tỉnh Phú Thọ luôn coi trọng công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại về BHXH. Các cán bộ được phân công phụ trách giải quyết thắc mắc của người dân chủ yếu là nắm bắt rõ về điều luật BHXH và các văn bản pháp lý có liên quan. Qua hơn 11 năm hoạt động BHXH tỉnh đã đã trả lời rất nhiều đơn thư chủ yếu là hỏi về các chế độ chính sách và giải quyết một vài đơn thư khiếu nại, tố cáo, các cán bộ nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc của người dân khi có u cầu.

1.2.5.5. Cơng tác Đảng, đồn thể.

Lãnh đạo BHXH tỉnh Phú Thọ ln chỉ đạo chun mơn để đơn vị hồn thành tốt nhiệm vụ mà BHXH Việt Nam giao cho. Đến nay, tại cơ quan có 100% Đảng viên được học tập chuyên đề tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ơ, lãng phí. Bên cạnh đó, cán bộ Cơng đồn tham gia tích cực những hội thi như hội thi tuyên truyền viên giỏi, hội thi cán bộ xuất sắc tồn ngành, thi cán bộ tìm hiểu và xử lý nghiệp vụ BHXH giỏi…Những kết quả đạt được là thành tích mà các cán bộ, nhân viên BHXH tỉnh Phú Thọ đã nỗ lực phấn đấu khơng chỉ cho riêng bản thân mà cịn phấn đấu cho toàn ngành.

1.3. Nhận xét và khuyến nghị.

1.3.1. Đánh giá chung về tình hình thực hiện BHXH ở BHXH tỉnh PhúThọ. Thọ.

1.3.1.1. Những kết quả đã đạt được.

Dưới sự chỉ đạo nghiệp vụ của BHXH Việt Nam, sự quan tâm của tỉnh uỷ - HĐND – UBND tỉnh Phú Thọ cùng với sự nỗ lực, đoàn kết và tinh thần học hỏi của cán bộ, nhân viên trong đơn vị và sự giúp đỡ của các ban ngành có liên quan những năm qua BHXH tỉnh Phú Thọ ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cụ thể:

- BHXH tỉnh Phú Thọ đã nghiêm túc triển khai thực hiện Luật BHXH và các văn bản có liên quan hướng dẫn thực thi theo Luật. Kết quả thu BHXH bắt buộc hàng năm đều hồn thành kế hoạch, thậm chí có khi còn vượt chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao. Việc thu BHXH tự nguyện cũng hoàn thành kế hoạch so với chỉ tiêu được giao về số thu và tiến độ thu.

- Các chế độ chính sách thuộc lĩnh vực BHXH thuộc địa bàn tỉnh quản lý đều được thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời đáp ứng được yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động và NLĐ khơng có khiếu nại xảy ra.

- Chính sách điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH đã được chi trả đảm bảo an toàn đến tận tay đối tượng được hưởng, góp phần ổn định đời sống của nhiều NLĐ.

- Chính sách BHYT được phục vụ kịp thời đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT.

- Các kế hoạch tài chính được quyết tốn với BHXH Việt Nam kịp thời,

số liệu quyết tốn đảm bảo đúng chế độ tài chính theo kế hoạch đề ra.

- Cơng tác BHXH thời gian qua góp phần giữ vững an ninh chính trị, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung.

- Một số cơng tác như cơng tác Đảng, đồn thể, cơng tác thanh kiểm tra…cũng thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

1.3.1.2. Những mặt còn tồn tại.

Bên cạnh những thành quả đã đạt được sau hơn 10 năm thành lập, việc thực hiện BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ còn tồn tại một số hạn chế:

- Trước mắt là công tác thu BHXH ở các huyện, thành, thị vẫn chưa quản lý hết số lao động phải tham gia theo quy định của Luật BHXH. Hiện nay, trên địa tỉnh quản lý vẫn còn một số đơn vị nợ đọng kéo dài, một số đơn vị trong ngành chưa thực sự làm tốt vai trị tham mưu để có biện pháp xử lý tồn đọng.

- Công tác BHYT tự nguyện triển khai ở một số địa phương cịn chậm, với tình hình tham gia như hiện nay thì rất khó để thực hiện kế hoạch tiến hành BHYT toàn dân trong vài năm tới. Đến cuối thời điểm năm 2009 công tác thu BHYT cịn nhiều hạn chế, chưa có biện pháp tích cực đẩy mạnh tiến độ thu.

- Đến thời điểm này thì số người tham gia BHXH tự nguyện còn quá khiêm tốn, trong khi mức mức sống của người dân càng được cải thiện, tích luỹ tiêu dùng ngày càng lớn nhưng việc tham gia BHXHtự nguyện vẫn chưa tỷ lệ với sự biến động trên.

- Về cơng tác chi trả thì tình trạng ký thay, nhận hộ, khơng có giấy uỷ quyền hoặc uỷ quyền chưa đúng quy định vẫn đang diễn ra khá phổ biến.

- Về công tác giám định KCB BHYT do đội ngũ bác sỹ giám định còn thiếu và yếu nên gặp nhiều khó khăn trong chun mơn, đã có những

biểu hiện lạm dụng quỹ BHYT trong chi phí các dịch vụ y tế và thuốc chữa bệnh ở một số cơ sở KCB.

- Cơng tác tun truyền thơng tin và phổ biến chính sách, chế độ pháp Luật về BHXH còn hạn chế. Nguyên nhân là do điều kiện thực tế và kinh phí cho cơng tác tuyên truyền còn thấp trong khi khả năng tiếp cận các thơng tin cịn chưa được rộng rãi.

- Mặc dù số tiền nợ đọng BHXH trong những năm gần đây đã có xu hướng giảm dần nhưng tỷ lệ đó vẫn là rất lớn trong tất cả các khối đơn vị sử dụng lao động. Nguyên nhân là do mức lãi chậm nộp BHXH quá thấp nên hiệu quả thu nộp khơng cao. Tình trạng hàng q khơng thực hiện đối chiếu, việc giải quyết các thủ tục thanh toán các chế độ ốm đau, thai sản còn chậm ảnh hưởng đến cơng tác thanh quyết tốn hàng q và quyền lợi của NLĐ.

1.3.2. Một số khuyến nghị và giải pháp.

Để hoạt động BHXH tỉnh Phú Thọ ngày càng hiệu quả hơn, em xin đưa ra một số ý kiến như sau:

♦ Trong thời gian tới ngành cần tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống quy hoạch cán bộ ngành từ nay đến năm 2015, kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý các phòng ban và BHXH các huyện, thị theo đúng quy định của BHXH Việt Nam và tập trung bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ về chun mơn nghiệp vụ, bố trí sắp xếp lại đội ngũ cho phù hợp năng lực từng người.

♦ Tập trung mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH, phối hợp chặt chẽ với Kho bạc, Ngân hàng và Sở Tài chính để thu hết số nợ tồn đọng.

♦ Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhất là các vấn đề về Luật BHXH, khi thực hiện cần bám sát các quy định của Nhà nước để mở rộng đối tượng tham gia BHYT. Riêng đối với BHYT học sinh, sinh viên cần vạch ra kế hoạch cụ thể cho các năm học tới để vận động học sinh tham gia BHYT, tạo tiền đề tiến tới BHYT tồn dân.

♦ Cơng khai các thủ tục giải quyết chế độ, quy trình cấp thẻ, phiếu KCB, tổ chức chi trả trực tiếp ở những nơi có điều kịên thuận lợi để quản lý đối tượng cho thuận tiện và dễ dàng.

1.4. Phương hướng, nhiệm vụ 2010.

Phát huy kết quả đạt được. tập thể CBCC trong cơ quan đoàn kết, phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu cấp trên giao năm kế hoạch 2010 với các nội dung sau:

- Tiếp tục sắp xếp lại bộ máy, nâng cao chất lượng công tác, thực hiện cải cách hành chính theo mơ hình một cửa do BHXH Việt Nam. Phối hợp với các phòng chức năng của tỉnh tuyên truyền, đưa Luật BHXH, Luật BHYT được Quốc hội thông qua vào cuộc sống.

- Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch thu BHXH bắt buộc từ 2-4%. Hoàn thành chỉ tiêu BHYT cấp trên giao. Tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan khai thác các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo Luật BHXH.

- Thực hiện có hiệu quả chương trình quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và hệ thống thiết bị được trang bị phục vụ kịp thời các yêu cầu của đối tượng. Tổ chức quản lý và chi trả an toàn đúng đối tượng đối với số tiền 550 tỷ đồng.

- Tổ chức Đại hội chi bộ lần thứ IV đúng tiến độ bảo đảm chất lượng. Chi bộ phấn đấu đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh, Cơng đồn đạt danh hiệu cơng đồn cơ sở vững mạnh. Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ phấn đấu đạt danh hiệu Bằng khen của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ: “CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ -

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI.

1.1. BHXH và vai trò của BHXH1.1.1. Sự ra đời của BHXH 1.1.1. Sự ra đời của BHXH

Đối với mỗi người, trong cuộc sống không thể tránh khỏi những rủi ro như ốm đau, dịch bệnh, tai nạn, mất việc, biến động thị trường…Bất kể rủi ro nào xảy ra cũng đều gây ra cho cuộc sống con người những khó khăn nhất định . Chúng làm cho thu nhập của NLĐ bị mất hoặc bị giảm sút, hư hỏng tài sản, sản xuất bị đình trệ…Hơn nữa, trong những trường hợp đó họ khơng làm ra sản phẩm, khơng có thu nhập nhưng các nhu cầu trong cuộc sống vẫn phải đáp ứng, thậm chí các chi phí hàng ngày còn gia tăng hơn về dịch vụ y tế, bồi dưỡng sức khoẻ, nuôi con nhỏ…Do vậy, việc hạn chế rủi ro, khắc phục rủi ro là một nhu cầu tất yếu khách quan. Vì lẽ đó, con người đã nghĩ ra nhiều biện pháp để đối phó với chúng, chẳng hạn như vay mượn, cầu xin, viện trợ, dự phòng cá nhân…Song, đối với những rủi ro lớn, có tính xã hội như dịch bệnh, thất nghiệp thì các hình thức này thường ít hiệu quả.

Khi nền cơng nghiệp phát triển, đội ngũ lao động làm công hưởng lương tăng nhanh, cuộc sống của họ và gia đình chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập đều đặn hàng tháng trong quan hệ lao động. Trước nguy cơ phải đối mặt thường xuyên với các rủi ro trong cuộc sống, khiến cho tiền lương tháng có thể khơng được lĩnh thường xun, những người làm thuê tìm cách khắc phục bằng việc thành lập các quỹ tiền lương, các hiệp hội. Đồng thời liên kết trong các nghiệp đoàn, đấu tranh với giới chủ để được hỗ trợ ở mức cần thiết khi gặp ốm đau, rủi ro trong lao động. Khi giai cấp công nhân lớn mạnh trở thành một lực lượng chính trị trong xã hội thì giới chủ SDLĐ buộc phải chấp nhận một số yêu cầu, thực hiện một số biện pháp giúp đỡ NLĐ khi gặp rủi ro nhằm ổn định cuộc sống cho họ. Tuy nhiên, với những tai nạn lớn xảy ra với nhiều người hoặc khi dịch bệnh thì NSDLĐ khơng có khả năng hoặc khơng muốn bỏ ra những khoản tiền quá lớn để khắc phục hậu quả. Trong điều kiện đó, để đáp ứng nhu cầu chính

đáng của người dân, cũng như đảm bảo ổn định về kinh tế chính trị nói chung thì các nhà nước phải thực hịên trách nhiệm xã hội của mình. Vì vậy Nhà nước quy định hai bên chủ và thợ cùng đóng vào một quỹ chung từ đó bù đắp một phần thu nhập bị mất khi NLĐ gặp rủi ro và khi thiếu sẽ được sự hỗ trợ từ NSNN. Đó chính là BHXH mà ngày nay đã trở nên tương đối thông dụng trên cả bình diện quốc gia và quốc tế.

1.1.2. Khái niệm BHXH

Trên bình diện quốc tế, theo cơng ước 105 năm 1952 của tổ chức lao động quốc tế ILO, BHXH có thể hiểu khái quát là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thơng qua các biện pháp cơng cộng nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế - xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp các gia đình đơng con.

Theo Luật BHXH: “BHXH là sự đảm bảo bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của NLĐ khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết…Trên cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính tập chung, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội”.

Ngày nay, BHXH được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy có thể có nhiều định nghĩa khác nhau song đều xem xét BHXH trước hết là một hình thức bảo hiểm mang tính xã hội, hoạt động phi lợi nhuận, có sự bảo hộ của Nhà nước, chủ yếu nhằm mục đích đảm bảo thu nhập cho NLĐ và an toàn xã hội.

1.1.3. Chức năng của BHXH

BHXH về bản chất là hình thức bảo hiểm thu nhập cho người lao động, là sản phẩm tất yếu khách quan của xã hội phát triển, là hình thức dịch vụ công để quản lý và đáp ứng nhu cầu chia sẻ rủi ro trong cộng đồng, là quyền lợi cơ bản của NLĐ.

Chức năng của BHXH được xác định bởi chức năng chung của bảo hiểm kết hợp với tính xã hội của nó tạo thành. Trên cơ sở đó BHXH có những chức năng cơ bản như sau:

Thứ nhất, BHXH đảm bảo bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho NLĐ.

Đây là chức năng cơ bản của BHXH được xác định trên cơ sở đối tượng của BHXH là thu nhập của NLĐ. Khi mức thu nhập được bảo hiểm của NLĐ bị giảm hay bị mất vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già…sẽ là căn cứ để NLĐ được hưởng BHXH. Chỉ khi thực hiện tốt chức năng này, BHXH mới thực sự là hình thức bảo hiểm thiết thực với NLĐ, có sức cuốn hút, thuyết phục họ tham gia rộng rãi và trở thành lưới an toàn đầu tiên trong chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia.

Thứ hai, BHXH phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia.

Phân phối lại là chức năng chung của mọi hình thức bảo hiểm. Trên cơ sở đối tượng của BHXH là thu nhập của NLĐ mà BHXH xác định chức năng phân phối lại giữa họ. Đó có thể là sự phân phối lại thu nhập theo chiều ngang giữa những người khoẻ mạnh cho những người không may gặp rủi ro. Có thể là sự phân phối lại theo chiều dọc giữa thế hệ trẻ cho những người già thuộc thế hệ trước; giữa thời kỳ trẻ trung khoẻ mạnh cho thời kỳ già yếu trong mỗi con người. Như vậy, thu nhập của NLĐ được phân phối lại theo nhiều chiều trên cả bình diện khơng gian và thời gian.

Thứ ba, BHXH góp phần kích thích nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động tập thể.

Với những chính sách thiết thực, BHXH giúp cho NLĐ luôn yên tâm gắn bó tận tình với cơng việc, tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng giúp cho NSDLĐ n tâm tính tốn để phát triển sản xuất, khơng lâm vào tình trạng phá sản kể cả khi có rủi ro lớn xảy ra. Chức năng này được hiểu như một đòn bẩy kinh tế kích thích NLĐ nâng cao năng suất lao động xã hội.

Thứ tư, BHXH góp phần thu hút lao động, hình thành và phát triển thị trường lao động, gắn bó các lợi ích NLĐ, NSDLĐ và lợi ích xã hội.

Trên thực tế, BHXH đã góp phần thu hút lao động trong phạm vi mà nó bao phủ. NLĐ thường có nhu cầu làm việc trong phạm vi thực hiện BHXH bắt buộc để đời sống được ổn định, hơn thế là trong phạm vi được tham gia BHXH, NLĐ có thể dịch chuyển quan hệ lao động từ khu vực này đến khu

Một phần của tài liệu Công tác thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh phú thọ thực trạng và giải pháp (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)