Thực trạng thu BHXH khối hợp tác xã

Một phần của tài liệu Công tác thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh phú thọ thực trạng và giải pháp (Trang 55)

2.3.2.2 .Thực trạng thu BHXH tại khối DN Nhà nước

2.3.2.5. thực trạng thu BHXH khối hợp tác xã

Bảng 7: Tổng hợp thu BHXH khối hợp tác xã tại BHXH tỉnh Phú Thọ (2007- 2009).

Tiêu chí Đơn vị 2007 2008 2009

Số Đơn vị Đơn vị 201 225 231

Số lao động Người 1552 1799 2120

Tổng quỹ lương Triệu đồng 20936 24663 32125

Số phải đóng trong kỳ Triệu đồng 2121 2969 3682

Số đã đóng trong kỳ Triệu đồng 2011 2775 3565

Lãi chậm đóng Triệu đồng 9 5 3

Số nợ Triệu đồng 16 15 7

(Nguồn: BHXH tỉnh Phú Thọ)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số đơn vị của khối này tăng lên năm 2007 có 201 đơn vị, năm 2009 tăng thêm 30 đơn vị. Số lao động của khối này cũng tăng lên từ 1552 người năm 2007, sang năm 2008 số lao động này cũng tăng lên 1799 người, chỉ sau 1 năm số lao động ở khối này tăng thêm 321 người, nâng tổng số lao động của khối này là 2120 người. Trong khi đó tổng quỹ lương là 20936 triệu đồng (năm 2007) cũng tăng lên 32125 triệu đồng.Tuy nhiên, số tiền lãi chậm đóng và số nợ cũng giảm đáng kể từ 16 triệu đồng (năm 2007) xuống chỉ còn 7 triệu (năm 2009). Như vấy, số nợ đọng của đơn vị giảm cho thấy một điều đáng mừng trong công tác thu BHXH nói riêng và của tồn ngành nói chung.

2.3.3. Cơng tác thanh tra, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện thu

Qua số liệu đã phân tích ở trên, tình hình thu nộp BHXH vẫn cịn nhiều vấn đề bất cập. Tình trạng nợ đọng BHXH vẫn cịn xảy ra thường xun. Có rất nhiều đơn vị SDLĐ nhất là DNNQD đã kê khai không đúng số lao động và tổng quỹ lương để làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ. Tình hình trên dẫn đến hệ quả là quyền lợi của NLĐ không được thực hiện theo Luật định, mục tiêu chính sách BHXH của Nhà nước không được thực hiện như mong muốn.

Để khắc phục tình trạng đơn vị SDLĐ khơng tn thủ các quy định của Nhà nước về thu BHXH đòi hỏi cần tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ mà trước hết là tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra tình hình thu nộp BHXH một cách chặt chẽ.

BHXH tỉnh Phú Thọ cũng phân công cán bộ thực hiện theo dõi đôn đốc thu BHXH tại các đơn vị SDLĐ. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào công tác thanh tra cũng được BHXH tỉnh chú trọng đúng mức. Cũng phải kể đến nguyên nhân cán bộ thu của BHXH tỉnh Phú Thọ trình độ chưa đồng đều, cịn yếu về chun mơn nên việc thanh tra, kiểm tra định kỳ hàng tháng tại các đơn vị SDLĐ được triển khai không thường xuyên nên hiệu quả thu nộp không cao.

Việc kiểm tra đột xuất các đơn vị SDLĐ hầu như chưa được quan tâm. Mà trên thực tế thanh tra đột xuất có hiệu quả rất cao giúp cơ quan BHXH phát hiện kịp thời những sai sót như số lao động, tổng quỹ lương… các căn cứ đóng BHXH tại các đơn vị SDLĐ.

BHXH tỉnh Phú Thọ cần phải cử cán bộ theo dõi và đôn đốc thu BHXH định kỳ hàng tháng tại các huyện và các đơn vị SDLĐ trực thuộc, tăng cường thanh tra đột xuất nhất là các đơn vị DNNQD để hiệu quả thu nộp BHXH đạt mức cao nhất.

2.4. Đánh giá công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ.2.4.1. Những kết quả đã đạt được. 2.4.1. Những kết quả đã đạt được.

BHXH tỉnh Phú Thọ nhận được sự quan tâm của HĐND, UBND tỉnh cùng phối hợp với Sở Lao Động thương binh Xã Hội tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị SDLĐ về việc thu BHXH nên trong những năm qua công BHXH tỉnh Phú Thọ đã đạt được nhiều kết quả khả quan:

Theo phân cấp quản lý của mình, BHXH tỉnh Phú Thọ đã tổ chức hướng dẫn thực hiện thu BHXH, cấp sổ BHXH theo đúng quy định. Ngay từ đầu năm BHXH tỉnh đã tổng hợp danh sách số đơn vị và số lao động tham gia BHXH, phân công cán bộ theo dõi, phụ trách thu BHXH để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu lịp thời và chính xác.

Trong 3 năm qua, cùng với sự gia tăng của số đơn vị và số lao động tham gia, số tiền thu BHXH cũng tăng lên và số tiền nợ đọng có chiều hướng giảm dần ở tất cả các khối đơn vị SDLĐ.

Hàng quý, các đơn vị SDLĐ thực hiện đối chiếu, thông báo tăng giảm tổng quỹ lương và số lao động một cách đầy đủ nên việc kiểm soát, theo dõi của BHXH được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn.

Trong những năm gần đây, việc thu tiền BHXH thông qua hệ thống tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh tại Kho bạc Nhà nước, không thu bằng tiền mặt như trước đây đã đảm bảo cho việc quản lý được dễ dàng, số

thu được an toàn, hiệu quả và đặc biệt hạn chế đến mức tối đa việc lạm dụng quỹ BHXH.

Đội ngũ lao động làm công tác thu là những lao động trẻ, có trình độ chun mơn cao, năng động nhiệt tình trong cơng việc nên có thể xuống các đơn vị SDLĐ đôn đốc việc thu nộp BHXH, bên cạnh đó cịn phổ biến chính sách pháp luật liên quan đến công tác thu BHXH đến NLĐ và NSDLĐ.

Trình độ hiểu biết của NLĐ về BHXH ngày càng được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng đối tượng tham gia, tăng số thu BHXH. NLĐ đã biết địi quyền lợi hợp pháp được đóng BHXH nhất là trong các DNNQD nên cơng tác thu cũng trở nên dễ dàng hơn.

2.4.2. Những mặt tồn tại và hạn chế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ không thể tránh khỏi những mặt tồn tại và hạn chế:

Măc dù số lao động tham gia vá số thu BHXH tăng qua các năm, số tiền nợ đọng có chiều hướng giảm dần nhưng con số này vẫn là rất lớn. Ở tất các khối đơn vị SDLĐ đều có tình trạng nợ động kể cả khối HCSN. Nhiều đơn vị SDLĐ nhất là khối DNNQD và khối ngồi cơng lập đã cố tình kê khai sai số lao động, tổng quỹ lương để trốn đóng BHXH cho NLĐ. Cơng tác tun truyền các chính sách BHXH chưa được chú trọng đúng mức. Có rất ít các chương trình truyền thanh của tỉnh phổ biến về chính sách, pháp luật BHXH trong khi khả năng tiếp cận thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau như báo chí hay internet của NLĐ và nhân dân địa phương lại rất hạn chế, hơn thế nữa BHXH lại là một chính sách mới của Đảng và Nhà nước nên trình độ hiểu biết của người dân về BHXH chưa cao.

Chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để răn đe các đơn vị SDLĐ. Thực tế là tháng nào, quý nào cũng có nhiều đơn vị nợ tiền BHXH ở tất cả các khối đơn vị SDLĐ mặc dù đã áp dụng hình thức tính lãi chậm nộp nhưng mức lãi này lại rất thấp (khoảng hơn 8%) nên hiệu quả không cao, không đủ sức răn đe nhất là các đơn vị SDLĐ vi phạm, đóng BHXH chậm hoặc khơng đóng BHXH cho NLĐ, kê khai sai tổng quỹ lương và số lao động…hầu như chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính, mức phạt lại rất thấp nên chưa mang lại hiệu quả cao. Cơng tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện tổ chức thu của BHXH tỉnh chưa được quan tâm nhiều. Việc thanh tra định kỳ không được thực hiện thường xuyên, thanh tra đột xuất hầu như chưa được

tổ chức thực hiện nên nhiều đơn vị SDLĐ còn vi phạm, chậm nộp BHXH nguyên nhân một phần là do lực lượng lao động làm cơng tác thu BHXH cịn mỏng nên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương còn quá chậm, các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tập trung chủ yếu ở trung tâm tỉnh nên việc giải quyết việc làm cho các địa phương còn hạn chế cho nên việc mở rộng đối tượng tham gia cũng bị ảnh hưởng nhiều.

Khu vực ngồi cơng lập cịn nhiều nhà trẻ mầm non tư thục không ký kết hợp đồng lao động với NLĐ do vậy việc quản lý, theo dõi, yêu cầu NSDLĐ thực hiện chính sách BHXH ở các đơn vị này là vấn đề không dễ đảm bảo.

Ảnh hưởng của cơng đồn trong việc bảo vệ quyền lợi cho NLĐ còn hạn chế. Trên thực tế, cơng đồn hoạt động hầu như khơng có hiệu quả nhất là các DNNQD nơi mà quyền lợi của NLĐ bị vi phạm nhiều nhất, cơng đồn khơng đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho NLĐ nên quyền được đóng BHXH của NLĐ cịn chưa được thực hiện triệt để.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC THU BHXH

TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Phương hướng, nhiệm vụ đẩy mạnh hoạt động BHXH tỉnh Phú Thọ.

Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ của toàn ngành năm 2009 BHXH tỉnh Phú Thọ tiếp tục nỗ lực phấn đấu về mọi mặt trên tất cả các hoạt động của ngành nhằm hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ của năm 2010.

3.1.1. Những chỉ tiêu chính cần thực hiện trong thời gian tới:

- Mở rộng, khai thác, phát triển tăng thêm đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc tăng từ 4% trở lên so với năm 2009.

- Thực hiện đầy đủ việc cấp sổ BHXH, thẻ BHYT kịp thời đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

Thu BHXH, BHYT, BHYT 902 tỷ đồng, đạt và vượt mức thu BHXH Việt Nam giao cho.

- Chi trả đầy đủ lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, các chế độ ngắn hạn, chi KCB BHYT kịp thời, an toàn đến tay đối tượng (1600 tỷ đồng).

3.1.2. Những nhiệm vụ chủ yếu:

- Tổ chức triển khai thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT, các Nghi định và các Thơng tư hướng dẫn; Giải quyết tốt chế độ, chính sách BHXH, BHYT theo Luật BHXH. Thực hiện chi trả đầy đủ, an toàn, kịp thời cho đối tượng thụ hưởng BHXH và NLĐ.

- Tập trung mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc và tự nguyện. Tăng cường thực hiện thu số nợ tồ đọng hoàn thành vượt mức kế hoạch thu BHXH, BHYT do BHXH Việt Nam giao. Đẩy nhanh tiến độ cấp sổ BHXH theo quy trình mới. Triển khai BYT cho đối tượng cận nghèo.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, kiện tồn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, cơng chức viên chức, phục vụ tốt nhất các đối tượng tham gia BHXH, BHYT.

- Tiếp tục ứng dụng thành thạo các chương trình Cơng nghệ thơng tin trong quản lý các nghiệp vụ của Nganh, khai thác sử dụng các chương trình CNTT hiện có để nâng cao hiệu quả và phục vụ cơng tác, đặc biệt là chương trình quản lý thu, chi, tài chính và giám định y tế.

- Tăng cường cơng tác kiểm tra, thực hiện tốt kỷ luật, kỷ cương hành chính, cơ chế tài chính của ngành về thực hiện chống tham nhũng, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí. Phấn đấu tiết kiệm 10% kinh phí chi bộ máy tại Văn phịng BHXH tỉnh và các đơn vị dự tốn cấp 3.

3.2. Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác thu BHXH ở cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ.

3.2.1. Một số giải pháp.

3.2.1.1. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH.

Mở rộng đối tượng tham gia BHXH luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài của ngành BHXH Việt Nam nói chung và của BHXH tỉnh Phú Thọ nói riêng. Trong điều kiện chưa thể tăng mức đóng BHXH như hiện nay, mở rộng đối tượng tham gia BHXH là nhân tố cơ bản, quyết định tăng thu BHXH. Tăng số người tham gia BHXH là phải mở rộng đối tượng, mở rộng điều kiện để NLĐ được tham gia BHXH. Mở rộng đối tượng là hết sức cần thiết nhưng cần phải có điều kiện, có cơ sở pháp lý để thực hiện, đó là các văn bản pháp quy của Nhà nước quy định đối tượng và điều kiện để NLĐ được tham gia BHXH và để cơ quan BHXH thực hiện các chế độ BHXH, BHYT cho NLĐ trên hai lĩnh vực: Thứ nhất: Về BHXH, tỉnh Phú Thọ từng bước thực hiện các giải pháp để liên tục mở rộng đối tượng tham gia BHXH: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều lệ có quy định loại hình BHXH bắt buộc áp dụng đối với các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng từ ba tháng trở lên, quy định rõ đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và bổ sung quyền lợi được hưởng cho đối tượng tham gia BHXH.

Thứ hai: Về BHYT, với ý nghĩa tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” và để đảm bảo cho người ốm đau, bệnh tật có điều kiện được tiếp cận với đầy đủ các dịch vụ y tế, BHXH tỉnh cần quy định rõ đối tượng tham gia BHYT, quyền lợi và mức đóng BHYT. Để tăng cường cơ sở pháp lý cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT nhằm tiến tới BHYT toàn dân theo định hướng của Đảng và Chính phủ, mở rộng đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, mở rộng điều kiện tham gia BHYT tự nguyện, mở rộng quyền lợi được thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh BHYT cho đối tượng tham gia BHYT.

Để đạt được mục tiêu mở rộng đối tượng tham gia BHXH đến tất cả những lao động trong toàn quận, BHXH cần tiếp tục thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức, trong đó tập trung vào đối tượng là NLĐ trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, xã viên HTX, các cơ sở dân lập, tư thục thuộc các ngành văn hóa, y tế, giáo dục và các ngành sự nghiệp khác, để phát triển đối tượng tham gia BHXH.

Hai là, định hướng phát triển và kích cầu kinh tế hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo công ăn, việc làm cho người lao động.

Ba là, thực hiện quản lý đối tượng bằng công nghệ thông tin (CNTT). Trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, cơng tác quản lý cũng phải hiện đại hóa là một tất yết khách quan. “Dự án phát triển công nghệ thông tin BHXH Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010” với mục tiêu là thực hiện tin học hóa các nghiệp vụ quản lý BHXH như: quản lý thu BHXH, quản lý chi BHXH, quản lý đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH… từ cấp huyện đến cấp trung ương. Vì thế phải đẩy nhanh tốc độ thực hiện dự án CNTT để hỗ trợ khai thác và quản lý đối tượng thu BHXH, BHYT. Khi đó được nối mạng tồn hệ thống, việc khai thác thông tin phục vụ cho công tác quản lý sẽ thuận tiện, có điều kiện quản lý được chặt chẽ và hạn chế thất thoát nguồn thu BHXH. Tuy nhiên, để hiệu quả hơn, việc quản lý đối tượng phải dần tiến tới quản lý bằng thẻ điện tử.

Bốn là, xây dựng cơ chế khuyến khích NLĐ tự bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình theo quy định pháp luật để hình thành ý thức trách nhiệm thực hiện ASXH của doanh nghiêp.

Năm là, tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi của NLĐ, như tính tuổi nghỉ hưu phù hợp với điều kiện và khả năng làm việc của NLĐ, giữa NLĐ trực tiếp với người làm việc ở khu vực hành chính, sự nghiệp...

3.2.1.2. Về công tác tuyên truyền:

Tăng cường các biện pháp tuyên truyền như tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh ở trung ương và địa phương, các sách báo, tạp chí …nhằm giúp người dân tiếp cận với chính sách BHXH bằng nhiều hướng khác nhau.

Tăng cường mở rộng về phạm vi, hình thức và thơng tin tun truyền đến mọi tầng lớp nhân dân tập trung tại các đơn vị SDLĐ, tập trung vào các đối tượng là NLĐ trong các doanh nghiệp có sử dụng dưới 10 lao động, hộ

sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, NLĐ, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng tại các hợp tác xã, các cơ sở bán công, tư thục…

Một phần của tài liệu Công tác thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh phú thọ thực trạng và giải pháp (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)