2.3.2.2 .Thực trạng thu BHXH tại khối DN Nhà nước
3.3. Một số kiến nghị, khuyến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước.
Thứ nhất, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống luật pháp quy định về BHXH.
Một thực tế là các văn bản pháp luật quy định về BHXH hiện nay có rất nhiều thay đổi trong một thời gian ngắn, chưa kịp thích nghi với văn bản này thì văn bản mới đã ra đời một cách chồng chéo. Bởi vậy, Nhà nước cần nhanh chóng hồn thiện hệ thống các quy định về chính sách BHXH, quản lý thu để cơng tác thu được thuận lợi và nhanh chóng hơn. Nhà nước cần xây dựng khung pháp lý và chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn nữa như nâng cao mức lãi suất với các trường hợp chậm đóng BHXH để hạn chế được tình trạng nợ đọng diễn ra phổ biến hiện nay.
Thứ hai, các cơ quan quản lý Nhà nước về chính sách BHXH cần có sự phân cấp rõ ràng và cùng phối kết hợp để nâng cao hiệu quả thu BHXH:
Hiện nay, do sự phân cấp trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý Nhà nước còn chưa rõ ràng, vẫn còn sự chồng chéo nên cơ quan hay đùn đẩy trách nhiệm cho nhau bởi vậy, Nhà nước cần có những quy định cụ thể để phân cấp chức năng giữa các cấp, ngành rõ ràng để công tác thu BHXH được thực hiện hiệu quả đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.
Bên cạnh đó, các cơ quan, các cấp phải thường xuyên phối hợp với nhau thực hiện cơng tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách BHXH, thực hiện cơng tác thu tại các đơn vị SDLĐ.
Thứ ba, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển.
Hiện nay, tỷ lệ người lao động thất nghiệp ở nước ta còn rất lớn, các thành phần kinh tế chưa phát triển mạnh mẽ, điều đó gây khó khăn cho khả năng mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Bởi vậy, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế để khơng những mang lại nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động mà cong giúp mở rộng đối tượng tham gia và nâng cao số thu BHXH.
3.3.2. Kiến nghị với BHXH Việt Nam.
Thứ nhất, nghiên cứu tình hình thực tế về thu BHXH qua các năm từ đó đề ra kế hoạch thu cụ thể trong năm tới
Đối tượng tham gia BHXH qua một số năm gần đây có nhiều biến động nhất là ở khối DNNQD. Do đó BHXH Việt Nam cần nghiên cứu tình
hình thu BHXH qua các năm cùng với những biến động về kinh tế xã hội của đất nước, dự báo được số lao động tham gia BHXH để từ đó đề ra kế hoạch cụ thể một cách phù hợp tránh gây áp lực cho các đơn vị cấp dưới.
Thứ hai, BHXH Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác thu BHXH.
Hiện nay tình hình vi phạm cơng tác thu BHXH vẫn cịn là một vấn đề nhức nhối. Bởi vậy BHXH Việt Nam có thể phối hợp Sở Lao động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Phú Thọ, Kho Bạc Nhà nước, phòng Lao Động thương binh xã hội các huyện thường xun kiểm tra đơn đốc tình hình thu tại các đơn vị SDLĐ để tránh những vi phạm trong công tác thu BHXH.
Thứ ba, thực hiện các biện pháp tuyên truyền chính sách BHXH Là một chính sách mới của Nhà nước hơn nữa lại được thường xuyên thay đổi nên việc tuyên truyền về chính sách BHXH đến với mọi người dân là rất cần thiết. BHXH Việt Nam có thể thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như trang web, sách, báo, tạp chí BHXH hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật BHXH trên sóng truyền hình hoặc phát thanh. Bên cạnh đó BHXH Việt Nam cịn có thể tổ chức hội nghị, hội thảo để phổ biến chính sách pháp luật BHXH.
Thứ tư, cung cấp đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn cho các cơ quan BHXH cấp dưới.
Hiện nay, việc ứng dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật vào công việc như máy in, máy fax, máy photocopy…đã tạo thuận lợi cho cơng tác thu BHXH nói riêng và hỗ trợ cho tất cả các nghiệp vụ khác của BHXH nói chung. Vì vậy BHXH Việt Nam cần nâng cấp các phần mềm ứng dụng như phần mềm quản lý thu, chi…để công tác thu được nhanh chóng và chính xác.
Với khối lượng cơng việc ngày càng lớn, trình độ chun mơn của một số cán bộ cịn hạn chế nên gây khó khăn trong thực hiện cơng tác. Vì vậy BHXH tỉnh Phú Thọ phải được bố trí thêm cán bộ, nhân viên để giúp BHXH tỉnh Phú Thọ hoàn thành tốt nhiệm vụ của BHXH Việt Nam giaocho. Đồng thời cần mở các lớp đào tạo chuyên ngành cho một số cán bộ, nhân viên ở cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ nói riêng và BHXH các nơi khác trong cả nước nói chung.
Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. BHXH Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác thanh tra,
kiểm tra tình hình thu nộp. Theo dõi chặt chẽ số thu, chi của BHXH tỉnh Phú Thọ để tránh tình trạng trục lợi BHXH.
3.3.3. Kiến nghị với BHXH tỉnh Phú Thọ.
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về BHXH tại các đơn vị SDLĐ và đông đảo quần chúng nhân dân.
Nhiều NLĐ cũng như NSDLĐ chưa nhận thức được tầm quan trọng của BHXH, nhất là BHXH tự nguyện. Vì thế BHXH tỉnh cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện đến tồn thể nhân dân. Có như vậy, đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện mới được cải thiện.
Thứ hai, có chính sách khen thưởng và xử phạt phù hợp.
BHXH tỉnh cần đưa ra những chính sách khen thưởng phù hợp để khuyến khích cán bộ thu của tồn ngành hồn thành tốt nhiệm vụ của mình, bên cạnh đó cần có những biện pháp xử phạt như xử phạt hành chính, giảm thành tích thi đua đối với những cán bộ vi phạm để nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ thu.
Hàng năm, BHXH tỉnh cần tổ chức cuộc thi giữa cán bộ và nhân viên trong ngành BHXH để tạo điều kiện cho các cán bộ, nhân viên trong ngành có mối quan hệ với nhau tốt hơn.
♦ Nhận thấy rõ những hạn chế trong công tác thu BHXH ở cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ nêu trên, với tư cách diện là một sinh viên chuyên ngành BHXH và trong một thời gian ngắn nữa lại trở thành một trong số những cán bộ trẻ của ngành Bảo hiểm nước nhà, em xin phép được đưa ra một số khuyến nghị đối với cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ như sau:
+ Các cơ quan BHXH cần chú trọng triển khai thực hiện Luật BHXH về bảo hiểm thất nghiệp; triển khai Luật BHYT.
+ Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trong việc thực hiện tốt các chính sách BHXH cho người lao động theo đúng quy định, tăng cường hơn nữa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ, nhân viên của ngành để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân về những quyền lợi người lao động có được khi tham gia BHXH.
KẾT LUẬN
Qua hơn mười năm xây dựng và trưởng thành, BHXH tỉnh Phú Thọ đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong đời sống của mỗi người lao động và thực sự là sự tương trợ cộng đồng thông qua việc người khỏe chia sẻ, giúp đỡ người ốm yếu, người trẻ chia sẻ cho người già, người có thu nhập giúp người bị mất thu nhập, nhằm giảm bớt những bất bình đẳng trong xã hội, đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần cho mọi thành viên trong xã hội và hướng tới mục tiêu cao nhất là vì cuộc sống tốt đẹp của cả cộng đồng.
Sau nhiều năm tổ chức thực hiện công tác thu BHXH, bên cạnh những mặt được, cơng tác thu BHXH tỉnh Phú Thọ cũng cịn bộc lộ nhiều hạn chế, .Vì vậy, trong thời gian tới cần có giải pháp hồn thiện cơng tác thu BHXH, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Hy vọng rằng, trong tương lai khơng xa, với đà phát triển như hiện nay thì BHXH tỉnh Phú Thọ sẽ nhanh chóng đạt được những kết quả đáng mừng trong cơng tác thu BHXH nói riêng và trong mọi hoạt động liên quan đến BHXH nói chung, phù hợp với tiến trính hội nhâp kinh tế quốc tế trong cả nước, góp phần nào đó vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo nền an sinh vững mạnh của quốc gia.
Trong thời gian tới, BHXH tỉnh Phú Thọ cần xác định mục tiêu, nhiệm vụ: tiếp tục chủ động phối hợp với các ngành, các địa phương, đơn vị cải tiến phương thức, nội dung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân trong tỉnh về BHXH, BHYT, thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT cho người tham gia, góp phần thắng lợi vào chủ đề năm “đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, an sinh xã hội”, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững như những gì Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã đề ra.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí bảo hiểm xã hội, số 08/2009 – NXB tạp chí bảo hiểm xã hội, Hà Nội 2009.
2. Lê Đức Cường: Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành/ NXB Tài chính Hà Nội, 2006.
3. Chính sách xã hội và đổi mới cơ chế thực hiện/ NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997.
4. Bộ môn kinh tế bảo hiểm - Đại học kinh tế quốc dân: Giáo trình bảo hiểm/NXB Thống kê, Hà Nội, 2005.
5. Giáo trình Quản trị bảo hiểm xã hội, chủ biên: TS.Dương Xuân Triệu và chủ nhiệm Nguyễn Văn Gia/NXB Lao Động/ Năm 2008.
6. Giáo trình Chuyên đề chuyên sâu quản lý thu BHXH ở Việt Nam, chủ biên: TS.Phạm Đỗ Nhật Tân/ NXB Lao Động Xã Hội/ Năm 2008.
7. Luật BHXH/ Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia/ năm 2008.
8. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện BHXH ở BHXH tỉnh Phú Thọ năm 2009.