1.2.2 .Tình hình tham gia BHXH bắt buộc
1.1. BHXH và vai trò của BHXH
1.1.1. Sự ra đời của BHXH
Đối với mỗi người, trong cuộc sống không thể tránh khỏi những rủi ro như ốm đau, dịch bệnh, tai nạn, mất việc, biến động thị trường…Bất kể rủi ro nào xảy ra cũng đều gây ra cho cuộc sống con người những khó khăn nhất định . Chúng làm cho thu nhập của NLĐ bị mất hoặc bị giảm sút, hư hỏng tài sản, sản xuất bị đình trệ…Hơn nữa, trong những trường hợp đó họ khơng làm ra sản phẩm, khơng có thu nhập nhưng các nhu cầu trong cuộc sống vẫn phải đáp ứng, thậm chí các chi phí hàng ngày cịn gia tăng hơn về dịch vụ y tế, bồi dưỡng sức khoẻ, nuôi con nhỏ…Do vậy, việc hạn chế rủi ro, khắc phục rủi ro là một nhu cầu tất yếu khách quan. Vì lẽ đó, con người đã nghĩ ra nhiều biện pháp để đối phó với chúng, chẳng hạn như vay mượn, cầu xin, viện trợ, dự phòng cá nhân…Song, đối với những rủi ro lớn, có tính xã hội như dịch bệnh, thất nghiệp thì các hình thức này thường ít hiệu quả.
Khi nền cơng nghiệp phát triển, đội ngũ lao động làm công hưởng lương tăng nhanh, cuộc sống của họ và gia đình chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập đều đặn hàng tháng trong quan hệ lao động. Trước nguy cơ phải đối mặt thường xuyên với các rủi ro trong cuộc sống, khiến cho tiền lương tháng có thể khơng được lĩnh thường xun, những người làm thuê tìm cách khắc phục bằng việc thành lập các quỹ tiền lương, các hiệp hội. Đồng thời liên kết trong các nghiệp đoàn, đấu tranh với giới chủ để được hỗ trợ ở mức cần thiết khi gặp ốm đau, rủi ro trong lao động. Khi giai cấp công nhân lớn mạnh trở thành một lực lượng chính trị trong xã hội thì giới chủ SDLĐ buộc phải chấp nhận một số yêu cầu, thực hiện một số biện pháp giúp đỡ NLĐ khi gặp rủi ro nhằm ổn định cuộc sống cho họ. Tuy nhiên, với những tai nạn lớn xảy ra với nhiều người hoặc khi dịch bệnh thì NSDLĐ khơng có khả năng hoặc khơng muốn bỏ ra những khoản tiền quá lớn để khắc phục hậu quả. Trong điều kiện đó, để đáp ứng nhu cầu chính
đáng của người dân, cũng như đảm bảo ổn định về kinh tế chính trị nói chung thì các nhà nước phải thực hịên trách nhiệm xã hội của mình. Vì vậy Nhà nước quy định hai bên chủ và thợ cùng đóng vào một quỹ chung từ đó bù đắp một phần thu nhập bị mất khi NLĐ gặp rủi ro và khi thiếu sẽ được sự hỗ trợ từ NSNN. Đó chính là BHXH mà ngày nay đã trở nên tương đối thơng dụng trên cả bình diện quốc gia và quốc tế.
1.1.2. Khái niệm BHXH
Trên bình diện quốc tế, theo cơng ước 105 năm 1952 của tổ chức lao động quốc tế ILO, BHXH có thể hiểu khái quát là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thơng qua các biện pháp công cộng nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế - xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp các gia đình đơng con.
Theo Luật BHXH: “BHXH là sự đảm bảo bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của NLĐ khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết…Trên cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính tập chung, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội”.
Ngày nay, BHXH được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy có thể có nhiều định nghĩa khác nhau song đều xem xét BHXH trước hết là một hình thức bảo hiểm mang tính xã hội, hoạt động phi lợi nhuận, có sự bảo hộ của Nhà nước, chủ yếu nhằm mục đích đảm bảo thu nhập cho NLĐ và an tồn xã hội.
1.1.3. Chức năng của BHXH
BHXH về bản chất là hình thức bảo hiểm thu nhập cho người lao động, là sản phẩm tất yếu khách quan của xã hội phát triển, là hình thức dịch vụ cơng để quản lý và đáp ứng nhu cầu chia sẻ rủi ro trong cộng đồng, là quyền lợi cơ bản của NLĐ.
Chức năng của BHXH được xác định bởi chức năng chung của bảo hiểm kết hợp với tính xã hội của nó tạo thành. Trên cơ sở đó BHXH có những chức năng cơ bản như sau:
Thứ nhất, BHXH đảm bảo bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho NLĐ.
Đây là chức năng cơ bản của BHXH được xác định trên cơ sở đối tượng của BHXH là thu nhập của NLĐ. Khi mức thu nhập được bảo hiểm của NLĐ bị giảm hay bị mất vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già…sẽ là căn cứ để NLĐ được hưởng BHXH. Chỉ khi thực hiện tốt chức năng này, BHXH mới thực sự là hình thức bảo hiểm thiết thực với NLĐ, có sức cuốn hút, thuyết phục họ tham gia rộng rãi và trở thành lưới an tồn đầu tiên trong chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia.
Thứ hai, BHXH phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia.
Phân phối lại là chức năng chung của mọi hình thức bảo hiểm. Trên cơ sở đối tượng của BHXH là thu nhập của NLĐ mà BHXH xác định chức năng phân phối lại giữa họ. Đó có thể là sự phân phối lại thu nhập theo chiều ngang giữa những người khoẻ mạnh cho những người khơng may gặp rủi ro. Có thể là sự phân phối lại theo chiều dọc giữa thế hệ trẻ cho những người già thuộc thế hệ trước; giữa thời kỳ trẻ trung khoẻ mạnh cho thời kỳ già yếu trong mỗi con người. Như vậy, thu nhập của NLĐ được phân phối lại theo nhiều chiều trên cả bình diện khơng gian và thời gian.
Thứ ba, BHXH góp phần kích thích nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động tập thể.
Với những chính sách thiết thực, BHXH giúp cho NLĐ ln n tâm gắn bó tận tình với cơng việc, tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng giúp cho NSDLĐ yên tâm tính tốn để phát triển sản xuất, khơng lâm vào tình trạng phá sản kể cả khi có rủi ro lớn xảy ra. Chức năng này được hiểu như một địn bẩy kinh tế kích thích NLĐ nâng cao năng suất lao động xã hội.
Thứ tư, BHXH góp phần thu hút lao động, hình thành và phát triển thị trường lao động, gắn bó các lợi ích NLĐ, NSDLĐ và lợi ích xã hội.
Trên thực tế, BHXH đã góp phần thu hút lao động trong phạm vi mà nó bao phủ. NLĐ thường có nhu cầu làm việc trong phạm vi thực hiện BHXH bắt buộc để đời sống được ổn định, hơn thế là trong phạm vi được tham gia BHXH, NLĐ có thể dịch chuyển quan hệ lao động từ khu vực này đến khu vực khác đó chính là yếu tố tạo nên thị trường lao động. Vì vậy muốn khuyến khích NLĐ tự tạo việc làm, dịch chuyển quan hệ lao động theo nhu cầu của thị trường thì phải mở rộng phạm vi bao phủ của BHXH.