2.3.2.2 .Thực trạng thu BHXH tại khối DN Nhà nước
2.4. Đánh giá công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ
2.4.1. Những kết quả đã đạt được.
BHXH tỉnh Phú Thọ nhận được sự quan tâm của HĐND, UBND tỉnh cùng phối hợp với Sở Lao Động thương binh Xã Hội tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị SDLĐ về việc thu BHXH nên trong những năm qua công BHXH tỉnh Phú Thọ đã đạt được nhiều kết quả khả quan:
Theo phân cấp quản lý của mình, BHXH tỉnh Phú Thọ đã tổ chức hướng dẫn thực hiện thu BHXH, cấp sổ BHXH theo đúng quy định. Ngay từ đầu năm BHXH tỉnh đã tổng hợp danh sách số đơn vị và số lao động tham gia BHXH, phân công cán bộ theo dõi, phụ trách thu BHXH để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu lịp thời và chính xác.
Trong 3 năm qua, cùng với sự gia tăng của số đơn vị và số lao động tham gia, số tiền thu BHXH cũng tăng lên và số tiền nợ đọng có chiều hướng giảm dần ở tất cả các khối đơn vị SDLĐ.
Hàng quý, các đơn vị SDLĐ thực hiện đối chiếu, thông báo tăng giảm tổng quỹ lương và số lao động một cách đầy đủ nên việc kiểm soát, theo dõi của BHXH được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn.
Trong những năm gần đây, việc thu tiền BHXH thông qua hệ thống tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh tại Kho bạc Nhà nước, không thu bằng tiền mặt như trước đây đã đảm bảo cho việc quản lý được dễ dàng, số
thu được an toàn, hiệu quả và đặc biệt hạn chế đến mức tối đa việc lạm dụng quỹ BHXH.
Đội ngũ lao động làm công tác thu là những lao động trẻ, có trình độ chun mơn cao, năng động nhiệt tình trong cơng việc nên có thể xuống các đơn vị SDLĐ đôn đốc việc thu nộp BHXH, bên cạnh đó cịn phổ biến chính sách pháp luật liên quan đến công tác thu BHXH đến NLĐ và NSDLĐ.
Trình độ hiểu biết của NLĐ về BHXH ngày càng được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng đối tượng tham gia, tăng số thu BHXH. NLĐ đã biết địi quyền lợi hợp pháp được đóng BHXH nhất là trong các DNNQD nên cơng tác thu cũng trở nên dễ dàng hơn.
2.4.2. Những mặt tồn tại và hạn chế.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ không thể tránh khỏi những mặt tồn tại và hạn chế:
Măc dù số lao động tham gia vá số thu BHXH tăng qua các năm, số tiền nợ đọng có chiều hướng giảm dần nhưng con số này vẫn là rất lớn. Ở tất các khối đơn vị SDLĐ đều có tình trạng nợ động kể cả khối HCSN. Nhiều đơn vị SDLĐ nhất là khối DNNQD và khối ngồi cơng lập đã cố tình kê khai sai số lao động, tổng quỹ lương để trốn đóng BHXH cho NLĐ. Cơng tác tun truyền các chính sách BHXH chưa được chú trọng đúng mức. Có rất ít các chương trình truyền thanh của tỉnh phổ biến về chính sách, pháp luật BHXH trong khi khả năng tiếp cận thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau như báo chí hay internet của NLĐ và nhân dân địa phương lại rất hạn chế, hơn thế nữa BHXH lại là một chính sách mới của Đảng và Nhà nước nên trình độ hiểu biết của người dân về BHXH chưa cao.
Chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để răn đe các đơn vị SDLĐ. Thực tế là tháng nào, quý nào cũng có nhiều đơn vị nợ tiền BHXH ở tất cả các khối đơn vị SDLĐ mặc dù đã áp dụng hình thức tính lãi chậm nộp nhưng mức lãi này lại rất thấp (khoảng hơn 8%) nên hiệu quả không cao, không đủ sức răn đe nhất là các đơn vị SDLĐ vi phạm, đóng BHXH chậm hoặc khơng đóng BHXH cho NLĐ, kê khai sai tổng quỹ lương và số lao động…hầu như chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính, mức phạt lại rất thấp nên chưa mang lại hiệu quả cao. Cơng tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện tổ chức thu của BHXH tỉnh chưa được quan tâm nhiều. Việc thanh tra định kỳ không được thực hiện thường xuyên, thanh tra đột xuất hầu như chưa được
tổ chức thực hiện nên nhiều đơn vị SDLĐ còn vi phạm, chậm nộp BHXH nguyên nhân một phần là do lực lượng lao động làm cơng tác thu BHXH cịn mỏng nên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương còn quá chậm, các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tập trung chủ yếu ở trung tâm tỉnh nên việc giải quyết việc làm cho các địa phương còn hạn chế cho nên việc mở rộng đối tượng tham gia cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Khu vực ngồi cơng lập cịn nhiều nhà trẻ mầm non tư thục không ký kết hợp đồng lao động với NLĐ do vậy việc quản lý, theo dõi, yêu cầu NSDLĐ thực hiện chính sách BHXH ở các đơn vị này là vấn đề không dễ đảm bảo.
Ảnh hưởng của cơng đồn trong việc bảo vệ quyền lợi cho NLĐ còn hạn chế. Trên thực tế, cơng đồn hoạt động hầu như khơng có hiệu quả nhất là các DNNQD nơi mà quyền lợi của NLĐ bị vi phạm nhiều nhất, cơng đồn khơng đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho NLĐ nên quyền được đóng BHXH của NLĐ cịn chưa được thực hiện triệt để.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC THU BHXH
TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Phương hướng, nhiệm vụ đẩy mạnh hoạt động BHXH tỉnh Phú Thọ.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ của toàn ngành năm 2009 BHXH tỉnh Phú Thọ tiếp tục nỗ lực phấn đấu về mọi mặt trên tất cả các hoạt động của ngành nhằm hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ của năm 2010.