Nội dung thu BHXH bắt buộc

Một phần của tài liệu Công tác thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh phú thọ thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 46)

1.2.1.2 .Vai trò của quản lý thu

1.3. Nội dung thu BHXH bắt buộc

1.3.1. Nội dung chính của cơng tác thu BHXH bắt buộc

Quản lý và thực hiện thu BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH trên địa bàn hành chính huyện, tỉnh, kể cả những người bn bán nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề.

Quản lý danh sách lao động trong từng đơn vị có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên. Cơ quan BHXH phải thường xuyên theo dõi việc tăng giảm lao động để quản lý được số lao động trong từng đơn vị một cách chính xác, đảm bảo thu đủ số lượng.

Quản lý mức lương của người lao động (lương chính và các loại phụ cấp) hoặc tiền công theo hợp đồng của từng NLĐ tại các đơn vị SDLĐ làm căn cứ đóng BHXH. Trên thực tế có rất nhiều đơn vị SDLĐ kể cả những đơn vị hành chính sự nghiệp cũng khai khơng đúng mức lương hiện hưởng làm căn cứ đóng BHXH ảnh hưởng lớn đến số thu BHXH. Trước thực trạng đó cơ quan BHXH phải quản lý chặt chẽ mức lương của NLĐ để việc thu BHXH được đúng theo quy định.

Quản lý tổng quỹ lương của các đơn vị SDLĐ. Bảng kê khai tổng quỹ lương do NSDLĐ lập theo mẫu của BHXH Việt Nam và lập hàng năm theo sự biến động của số người tham gia và mức tiền lương, tiền công thay đổi của từng NLĐ. Đây là căn cứ để tính mức đóng BHXH hàng tháng của đơn vị SDLĐ, cần phải quản lý chặt chẽ để tránh việc các đơn vị các đơn vị SDLĐ kê khai không đúng ảnh hưởng đến cơng tác thu BHXH. Quản lý mức đóng BHXH của từng NLĐ trên cơ sở danh sách tham gia BHXH của từng đơn vị.

Cấp sổ BHXH cho NLĐ và hàng năm ghi bổ sung vào sổ BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ.

Lập dự tốn thu BHXH cho năm sau. Cơng việc này thường được tiến hành vào quý III và quý IV hàng năm.

1.3.2. Các hình thức thu BHXH

Hiện nay các cơ quan BHXH thuộc BHXH Việt Nam đang áp dụng hai hình thức thu BHXH:

- Thu qua tài khoản: Là hình thức các đơn vị SDLĐ hàng tháng nộp BHXH vào tài khoản thu BHXH của các cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc Kho bạc Nhà nước. Đây là hình thức thu của BHXH Việt Nam.

- Thu bằng tiền mặt: Là hình thức thu tiền BHXH trực tiếp bằng tiền mặt tại các cơ quan BHXH. Hình thức này áp dụng chủ yếu đối với thu BHYT tự nguyện và BHXH tự nguyện.

Nhưng dù thu qua tài khoản hay thu bằng tiền mặt thì tất cả mọi nguồn thu đều được tập trung vào tài khoản thu của BHXH Việt Nam. Các

địa phương không được lấy tiền thu BHXH của địa phương mình để trang trải bất kỳ một khoản chi phí nào.

1.3.3. Tổ chức thực hiện công tác thu BHXH.

♦ Phân cấp quản lý:

* BHXH Việt Nam chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra thực hiện công tác quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT trong toàn ngành bao gồm cả BHXH thuộc Bộ Quốc Phịng, Bộ Cơng An, Ban cơ yếu chính phủ. Xác định mức lãi suất bình quân trong năm của hoạt động đầu tư quỹ BHXH và thông báo cho BHXH tỉnh.

* BHXH tỉnh:

- Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để phân cấp quản lý thu BHXH, BHYT cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

- Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến NLĐ tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn kiểm tra tình hình thực hiện cơng tác thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH, BHYT đối với BHXH huyện theo định kỳ quý, 6 tháng, năm và lập “biên bản thẩm định số liệu thu BHXH, BHYT bắt buộc”(Mẫu số 12- TBH).

- BHXH huyện: Tổ chức, hướng dẫn thu BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với NSDLĐ và NLĐ theo phân cấp quản lý.

- BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Cơng An và Ban cơ yếu Chính phủ quản lý; xây dựng kế hoạch thu và báo cáo quyết toán thu BHXH, cấp sổ BHXH hàng năm với cơ quan BHXH Việt Nam.

♦ Lập và giao kế hoạch thu hàng năm:

* BHXH huyện căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khả năng mở rông NLĐ tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn, lập 02 bản “ Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau(Mẫu số 13-TBH) gửi 01 bản đến BHXH tỉnh trước ngày 05/11 hàng năm.

* BHXH tỉnh:

- Lập 02 bản dự toán thu BHXH, BHYT đối với NSDLĐ do tỉnh quản lý, đồng thời tổng hợp toàn tỉnh lập 02 bản “ Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau(Mẫu số 13-TĐH), gửi BHXH Việt Nam 01 bản trước ngày 15/11 hàng năm

- Căn cứ dự toán thu của BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toán thu BHXH, BHYT cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện trước ngày 20/01 hàng năm.

* BHXH thuộc Bộ Quốc Phịng, Bộ Cơng an và Ban Cơ yếu chính phủ: Lập kế hoạch thu BHXH gửi BHXH Việt Nam trước ngày 15/11 hàng năm.

* BHXH Việt Nam: Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và khả năng phát triển lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, lập và giao dự toán thu BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh và BHXH thuộc Bộ Quốc Phịng, Bộ Cơng An và Ban cơ yếu Chính phủ trước ngày 10/01 hàng năm.

♦ Quản lý tiền thu:

- BHXH tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYT vào bất cứ mục đích gì (trường hợp đặc biệt phải được Tổng giám đốc BHXH Việt Nam chấp thuận bằng văn bản).

- Hàng q, BHXH tỉnh (Phịng Kế Hoạch- Tài Chính) và BHXH huyện có trách nhiệm quyết tốn số tiền 2% đơn vị giữ lại, xác định số tiền chênh lệch, thừa, thiếu; đồng thời gửi thơng báo quyết tốn cho phòng thu hoặc bộ phận thu để thực hiện thu kịp thời số tiền NSDLĐD

- Chưa chi hết vào tháng đầu của quý sau;

- BHXH Việt Nam thẩm định số thu BHXH, BHYT theo 06 tháng hoặc hàng năm đối với BHXH tỉnh, BHXH thuộc Bộ Quốc Phịng, Bộ Cơng An và Ban Cơ yếu Chính phủ;

♦ Thông tin báo cáo:

- BHXH tỉnh, BHXH huyện mở sổ chi tiết thu BHXH, BHYT bắt buộc( Mẫu số 07-TBH), thực hiện ghi số theo hướng dẫn sử dụng mẫu biểu.

- BHXH tỉnh, huyện thực hiện chế độ báo cáo tình hình thu BHXH, BHYT bắt buộc(Mẫu số 09,10,11- TBH) định kỳ tháng, quý, năm: BHXH như sau:

+ BHXH huyện: Báo cáo tháng trước ngày 22 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày 20 tháng đầu quý sau; báo cáo năm trước ngày 25 tháng 01 năm sau.

+ BHXH tỉnh: Báo cáo tháng trước ngày 25 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày 20 tháng đầu quý sau; báo cáo năm trước ngày 15/02 năm sau.

- BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ cơng an và Ban Cơ yếu Chính phủ:

- Thựchiện báo cáo thu BHXH 06 tháng đầu năm, trước ngày 30/07 và báo cáo năm trươc ngày 15/02 năm sau.

♦ Quản lý hồ sơ và tài liệu:

- BHXH tỉnh, huyện cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH, BHYT để phục vụ kịp thời cho công tác nghiệp vụ và quản lý.

- BHXH tỉnh xây dựng hệ thống mã số đơn vị tham gia BHXH áp dụng trong địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Mã số tham gia BHXH cấp cho đơn vị để tham gia BHXH được sử dụng thống nhất trên hồ sơ, giấy tờ, sổ sách và báo cáo nghiệp vụ.

- BHXH các cấp tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu thu BHXH, BHYT đảm bảo khoa học để thuận tiện khai thác; sử dụng. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý người tham gia BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI

TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Công tác thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh phú thọ thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)