2.3.2.2 .Thực trạng thu BHXH tại khối DN Nhà nước
3.2. Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác thu BHX Hở cơ quan
3.2.1.1. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH
Mở rộng đối tượng tham gia BHXH luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài của ngành BHXH Việt Nam nói chung và của BHXH tỉnh Phú Thọ nói riêng. Trong điều kiện chưa thể tăng mức đóng BHXH như hiện nay, mở rộng đối tượng tham gia BHXH là nhân tố cơ bản, quyết định tăng thu BHXH. Tăng số người tham gia BHXH là phải mở rộng đối tượng, mở rộng điều kiện để NLĐ được tham gia BHXH. Mở rộng đối tượng là hết sức cần thiết nhưng cần phải có điều kiện, có cơ sở pháp lý để thực hiện, đó là các văn bản pháp quy của Nhà nước quy định đối tượng và điều kiện để NLĐ được tham gia BHXH và để cơ quan BHXH thực hiện các chế độ BHXH, BHYT cho NLĐ trên hai lĩnh vực: Thứ nhất: Về BHXH, tỉnh Phú Thọ từng bước thực hiện các giải pháp để liên tục mở rộng đối tượng tham gia BHXH: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều lệ có quy định loại hình BHXH bắt buộc áp dụng đối với các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng từ ba tháng trở lên, quy định rõ đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và bổ sung quyền lợi được hưởng cho đối tượng tham gia BHXH.
Thứ hai: Về BHYT, với ý nghĩa tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” và để đảm bảo cho người ốm đau, bệnh tật có điều kiện được tiếp cận với đầy đủ các dịch vụ y tế, BHXH tỉnh cần quy định rõ đối tượng tham gia BHYT, quyền lợi và mức đóng BHYT. Để tăng cường cơ sở pháp lý cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT nhằm tiến tới BHYT toàn dân theo định hướng của Đảng và Chính phủ, mở rộng đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, mở rộng điều kiện tham gia BHYT tự nguyện, mở rộng quyền lợi được thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh BHYT cho đối tượng tham gia BHYT.
Để đạt được mục tiêu mở rộng đối tượng tham gia BHXH đến tất cả những lao động trong toàn quận, BHXH cần tiếp tục thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức, trong đó tập trung vào đối tượng là NLĐ trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, xã viên HTX, các cơ sở dân lập, tư thục thuộc các ngành văn hóa, y tế, giáo dục và các ngành sự nghiệp khác, để phát triển đối tượng tham gia BHXH.
Hai là, định hướng phát triển và kích cầu kinh tế hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo công ăn, việc làm cho người lao động.
Ba là, thực hiện quản lý đối tượng bằng công nghệ thông tin (CNTT). Trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, cơng tác quản lý cũng phải hiện đại hóa là một tất yết khách quan. “Dự án phát triển công nghệ thông tin BHXH Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010” với mục tiêu là thực hiện tin học hóa các nghiệp vụ quản lý BHXH như: quản lý thu BHXH, quản lý chi BHXH, quản lý đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH… từ cấp huyện đến cấp trung ương. Vì thế phải đẩy nhanh tốc độ thực hiện dự án CNTT để hỗ trợ khai thác và quản lý đối tượng thu BHXH, BHYT. Khi đó được nối mạng tồn hệ thống, việc khai thác thông tin phục vụ cho công tác quản lý sẽ thuận tiện, có điều kiện quản lý được chặt chẽ và hạn chế thất thoát nguồn thu BHXH. Tuy nhiên, để hiệu quả hơn, việc quản lý đối tượng phải dần tiến tới quản lý bằng thẻ điện tử.
Bốn là, xây dựng cơ chế khuyến khích NLĐ tự bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình theo quy định pháp luật để hình thành ý thức trách nhiệm thực hiện ASXH của doanh nghiêp.
Năm là, tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi của NLĐ, như tính tuổi nghỉ hưu phù hợp với điều kiện và khả năng làm việc của NLĐ, giữa NLĐ trực tiếp với người làm việc ở khu vực hành chính, sự nghiệp...