Đối với ngân hàng mục tiêu

Một phần của tài liệu Các nhân tố thúc đẩy ngân hàng thực hiện mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và việt nam (Trang 25 - 27)

CHƢƠNG 3 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

3.2. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa ngân hàng đến ngân hàng thâu tóm, ngân hàng

3.2.2. Đối với ngân hàng mục tiêu

Ảnh hưởng của hoạt động M&A xuyên quốc gia đối với ngân hàng mục tiêu từ lâu đã được nghiên cứu rất chi tiết. Bài viết của Campa và Hernando (2006) phát hiện ra rằng tỷ suất sinh lợi bất thường âm nhỏ trong ngắn hạn đối với ngân hàng mục tiêu trong trường hợp M&A xuyên quốc gia, và tỷ suất sinh lợi âm đáng kể về dài hạn. Bằng chứng này càng được đồng tình hơn nữa khi xem xét những thước đo trên bảng cân đối kế toán về hiệu suất ngân hàng. Nghiên cứu về châu Mỹ Latinh của Crystal và đồng sự (2001) cho thấy những ngân hàng nước ngồi thì tốt hơn và có tỷ lệ tăng trưởng cho vay cao hơn những đối tác nội địa của họ. Bài nghiên cứu của Claessens và đồng sự (2000 và 2001) và Claessens và Lee (2002) cho thấy những ngân hàng nước ngoài hoạt động tại những nước đang phát triển sinh lời

nhiều hơn và có chi phí thấp hơn những ngân hàng trong nước. Berger và đồng sự (2004) nghiên cứu mẫu các ngân hàng Argentina, tìm ra những bằng chứng yết ớt về cải thiện hiệu suất của ngân hàng mục tiêu trong các giao dịch M&A xuyên quốc gia, và bài viết của Micco và đồng sự (2007), nghiên cứu mẫu lớn hơn, phát hiện ra rằng tại những nước đang phát triển, các ngân hàng mục tiêu trong M&A xuyên quốc gia có lợi nhuận bình quân trên tài sản thấp hơn, nhưng sau khi được đầu tư (hay được mua lại) thì có xu hướng giảm chi phí so với các đối thủ trong nước, tuy nhiên lại khơng có ảnh hưởng đáng kể lên khả năng sinh lời. Cuối cùng, Altunbas và Ibanez (2004) nghiên cứu sự thay đổi trong khả năng sinh lời của những giao dịch M&A ngân hàng xuyên quốc gia trong các nước châu Âu, phát hiện ra rằng sự thay đổi trong tỉ suất sinh lợi này cao hơn trong trường hợp sáp nhập xuyên biên giới giữa các ngân hàng ít tương đồng về chính sách dự phịng thua lỗ và tỷ trọng của vốn cho vay trong bảng cân đối kế toán của họ, và giữa các ngân hàng khá giống nhau về mức vốn hóa và thái độ của họ về cải tiến tài chính và cơng nghệ.

Mặt khác, trong bài nghiên cứu “Tại sao các ngân hàng lại sáp nhập?”(Why

do banks merge?) của Fabio Panetta, Dario Focarelli và Carmelo Salleo (1998) sử

dụng phương pháp hồi quy xác suất đa biến với mẫu nghiên cứu là các ngân hàng Ý từ năm 1985 đến 1996, phân biệt rõ ràng giữa sáp nhập và thâu tóm, tác giả đã phát hiện ra rằng các ngân hàng sáp nhập nhằm tăng thu nhập từ các dịch vụ, tuy nhiên thu nhập tăng thêm bị bù trừ bởi chi phí nhân viên cao hơn. Điều này khá đồng nhất với các kết luận trên. Tuy nhiên, trong trường hợp các ngân hàng thực hiện mua lại nhằm tái cấu trúc danh mục cho vay của ngân hàng mục tiêu, chính sách cho vay được cải thiện sẽ làm tăng lợi nhuận của cả ngân hàng thâu tóm và ngân hàng mục tiêu.

Nhìn chung, mặc dù cần có nhiều bài nghiên cứu hơn nữa về vấn đề này, nhưng khơng có bằng chứng rõ ràng nào là M&A xuyên quốc gia trong lĩnh vực tài chính mang lại lợi ích cho cả ngân hàng đi mua và bị mua, một kết quả không đáng ngạc nhiên vì đến nay cũng chưa có bằng chứng nào rõ ràng trong trường hợp hợp nhất trong nước (bài viết của Amel và đồng sự, 2004).

Một phần của tài liệu Các nhân tố thúc đẩy ngân hàng thực hiện mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)