CHƢƠNG 3 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
3.3. Đặc điểm của những ngân hàng tham gia vào hoạt động mua lại và sáp
sáp nhập xuyên quốc gia
Kết quả được chấp nhận rộng rãi nhất trong các bài nghiên cứu thực nghiệm là những ngân hàng tham gia vào M&A xuyên quốc gia thì thường lớn và hoạt động tốt hơn, đặt tại những quốc gia mở cửa thương mại quốc tế hơn và có hệ thống ngân hàng phát triển hơn. Ví dụ như, các bài viết của Tschoegel (1983), Ursacky và Vertinsky (1999) và của Forcarelli và Pozzolo (2001) đã phát hiện thấy mối tương quan giữa quy mô của một ngân hàng và khả năng có sự tham gia của ngân hàng nước ngồi. Điều này có thể liên quan đến sự hiện hữu của chi phí cố định trong tồn cầu hóa ngân hàng, liên quan đến động lực to lớn nhằm đa dạng hóa tài sản,và có thể là do những ngân hàng lớn thì thường có những khách hàng lớn, khi những khách hàng này đầu tư ra nước ngồi thì họ cũng mong muốn ngân hàng phục vụ mình có mặt ở quốc gia đó.4 Forcarelli và Pozzolo (2001) cũng tìm ra rằng những ngân hàng có khả năng sinh lời cao hơn và có phần thu nhập từ dịch vụ lớn hơn trong tổng thu nhập có nhiều khả năng có nước ngồi tham gia. Gần đây hơn, Tschoegel (2002) đã chỉ ra rằng những ngân hàng đa quốc gia thường là những ngân hàng lớn ở chính nước sở tại của nó, có thể thấy rằng quyết định mở rộng ra nước ngoài của những ngân hàng này liên quan đến việc những cơ hội đầu tư trong quốc gia đó ngày càng ít hơn, cũng có thể việc mở rộng là do những vấn đề liên quan đến chống độc quyền. Nhìn chung, những ngân hàng với xu hướng toàn cầu hóa, chủ động tham gia vào các giao dịch M&A xuyên quốc gia là các ngân hàng có lợi nhuận trên tài sản cao hơn mức bình quân, tỷ trọng lợi nhuận từ dịch vụ cao hơn và tổng chi phí thấp hơn.
Hơn nữa, các đặc điểm của nước sở tại cũng ảnh hưởng đến khả năng ngân hàng mở rộng ra nước ngoài. Các bài nghiên cứu của Grosse và Goldberg (1991), Magri và Rossi (2005) và của Forcarelli và Pozzolo (2001 và 2007) phát hiện ra rằng những ngân hàng từ những quốc gia có ngành ngân hàng phát triển hơn có
4 Xem bài nghiên cứu của Ball và Tschoegl (1982), Tschoegl (1983), Williams (1996), Williams (1998), De Felice và Revoltella (2003), Forcarelli và Pozzolo (2005), Piscitello và Pozzolo (2006).
nhiều khả năng hiện diện ở thị trường nước ngoài. Hơn nữa, Forcarelli và Pozzolo (2001) tìm ra mối quan hệ thuận chiều giữa khả năng sinh lời bình qn tính trên cả nước trong lĩnh vực ngân hàng và tác động từ các hoạt động ngân hàng phi truyền thống. Trong bài nghiên cứu của Magri và đồng sự (2005) cho thấy những ngân hàng nước ngồi tại Italy có nhiều khả năng đến từ những quốc gia có chi phí dự phịng thấp hơn. Ngược lại, những quốc gia có thị trường chứng khốn phát triển thì các ngân hàng lớn ở các quốc gia đó có xác suất mở rộng ra nước ngồi ít hơn. Bởi vì thị trường chứng khốn phát triển hơn thường gắn liền với các định chế tài chính hiệu quả hơn, nó cũng đồng thời cung cấp những cơ hội lợi nhuận lớn hơn đối với những ngân hàng địa phương, do đó có ít động lực để mở rộng ra nước ngoài hơn. Cuối cùng, bài nghiên cứu Ter Wengel (1995), Buch và DeLong (2004) và Berger cùng các đồng sự (2004) phát hiện ra rằng các ngân hàng đến từ những quốc gia có tổng GDP cao hơn thường có nhiều khả năng hiện diện tại thị trường nước ngoài hơn, nhưng trong mơ hình được thực hiện trong bài nghiên cứu Forcarelli và Pozzolo (2007), kết quả này không đúng.
Nói tóm lại, những chứng cứ hiện có dường như đề xuất rằng những ngân hàng nước ngồi có nhiều khả năng là những ngân hàng hiệu quả nhất tại quốc gia sở tại và đến từ những thị trường phát triển nhất. Tuy nhiên, như được chỉ ra trong bài viết của Chang và đồng sự (1998) và được khẳng định một lần nữa trong bài của Berger và đồng sự (2000) nghiên cứu những ngân hàng con nước ngoài tại các quốc gia như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, điều này không đủ để khiến những ngân hàng này hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh địa phương khi họ hoạt động ở nước ngoài.
3.4. Các đặc điểm của những quốc gia là nƣớc đƣợc đầu tƣ trong hoạt động M&A xuyên biên giới
Các bài nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã tập trung vào vai trò của sự gần gũi về văn hóa và tổ chức (ví dụ như, chia sẻ cùng ngôn ngữ hay cùng hệ thống pháp luật), và của những điểm tương đồng về mức độ phát triển kinh tế. Bài viết của Berger và đồng sự (2004), Buch và DeLong (2004) và Forcarelli và Pozzolo (2007) cho thấy những quốc gia có cùng hệ thống pháp luật và cùng ngơn ngữ có khả năng
có nhiều giao dịch M&A ngân hàng xuyên quốc gia. Berger và đồng sự (2004) cũng cho thấy những cặp quốc gia có cùng mức độ GDP và GDP bình qn đầu người có nhiều khả năng có sự hợp nhất ngân hàng xuyên biên giới, nhưng kết quả này không phù hợp để thực hiện mơ hình của Forcarelli và Pozzolo (2007). Hơn thế nữa, Forcarelli và Pozzolo (2007) phát hiện ra rằng hai quốc gia có những điểm tương đồng trong phát triển hệ thống ngân hàng thì ít có khả năng thực hiện nhiều giao dịch M&A xuyên quốc gia. Tham gia vào một khu vực tiền tệ cũng làm tăng khả năng có sự tham gia ngân hàng xuyên quốc gia (bài viết của Allen và Song, 2005; Forcarelli và Pozzolo, 2005).
Một tập hợp các bài nghiên cứu đề xuất rằng các ngân hàng thích mở rộng đến những quốc gia mà ở đó, mức độ cạnh tranh với ngân hàng địa phương thấp hơn (chẳng hạn như do các ngân hàng địa phương kém hiệu quả hơn) (bài viết của Forcarelli và Pozzolo, 2005). Cũng có các ngân hàng mong muốn mở rộng đến quốc gia có nền tảng định chế ưu đãi hơn đối với hoạt động ngân hàng, do quốc gia đó có cơ cấu pháp luật và định chế chất lượng tốt hơn, hạn chế về luật định ít hơn và địi hỏi công bố cao hơn đối với hoạt động ngân hàng (Berger và đồng sự, 2004), và chính quyền giám sát đáng tin cậy hơn. Thực vậy, bài viết của Forcarelli và Pozzolo (2007) cung cấp chứng cứ thống nhất với giả thiết rằng không chỉ các rào cản luật lệ và cạnh tranh rõ ràng mà cả những rào cản ngầm từ chính phủ ảnh hưởng đến quyết định về quốc gia để mở rộng hoạt động, thực hiện M&A xuyên quốc gia. Hơn thế nữa, nghiên cứu của Berger (2007) tranh luận rằng sự hiện hữu của những rào cản ngầm từ chính phủ đối với sự xâm nhập, cùng với những bất lợi tương đối được phát hiện ra trong bài viết của Berger và đồng sự (2000), có khả năng là những lý do quan trọng nhất đối với mức độ hiện hữu thấp của các ngân hàng nước ngoài tại những quốc gia phát triển.
Bằng chứng này khẳng định một lần nữa lựa chọn mở rộng ra nước ngồi có thể được thúc đẩy bởi một số lượng lớn những lý do có thể có mối liên hệ với nhau. Trong một số trường hợp, dường như rõ ràng là các ngân hàng đơn giản chỉ đi theo khách hàng của họ hoạt động ở nước ngoài và thiết lập chi nhánh nhằm cung cấp các dịch vụ cho khách hàng và hỗ trợ hoạt động của họ tại nước ngoài, phù hợp với sự gia tăng trong thương mại song phương giữa hai quốc gia. Mặt khác, có những
bằng chứng khác cho thấy việc các ngân hàng quyết định địa điểm mở rộng còn tùy thuộc chủ yếu vào khả năng những ngân hàng này tận dụng được lợi thế tương đối so với những đối thủ cạnh tranh địa phương, và có khả năng là trường hợp của sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài vào những nền kinh tế đang chuyển đổi.
Bức tranh bao quát về hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia ngành ngân hàng được cung cấp ở trên đây đã chỉ ra một số lượng lớn các cách giải thích về một số vấn đề đạt được sự đồng thuận của giới nghiên cứu. Tuy vậy, những đặc tính của các ngân hàng tham gia vào M&A xuyên quốc gia khơng có khả năng giữ nguyên, mà nó có thể thay đổi qua thời gian. Chính vì vậy, bài nghiên cứu này sử dụng mơ hình nghiên cứu nhằm kiểm định lại các kết quả trên với dữ liệu là các vụ mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia ở Việt Nam trong giai đoạn 2005-2010.
CHƢƠNG 4 NỘI DUNG MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU (TÁC GIẢ DARIO FORCAREELLI TRONG BÀI NGHIÊN CỨU
“WHY DO BANKS MERGE?”
Trong phần thực nghiệm của bài viết, đầu tiên tác giả phân tích những biến ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào một thoả thuận sáp nhập hay mua lại bằng cách sử dụng hồi quy xác suất đa biến. Sau đó tác giả sử dụng hồi quy biến phi ngẫu nhiên để khẳng định một lần nữa ảnh hưởng lên các biến kinh tế và tài chính chủ yếu (xem bài nghiên cứu của Pagano, Panetta và Zingales, 1998 về cách thực hiện kinh tế lượng tương tự).
4.1. Nguồn dữ liệu
Tác giả thu thập dữ liệu từ ba nguồn. Dữ liệu trên bảng cân đối kế toán được lấy từ Sổ giám sát ngân hàng tại Ngân hàng Italy (Segnalazioni di Vigilanza) và được đối chiếu với dữ liệu được phát hành trên Hiệp hội ngân hàng Italy (ABI) và những dữ liệu có trên cơ sở dữ liệu của Fitch – IBCA BankScope. Tất cả dữ liệu đều tham chiếu đến cuối năm, trừ tổng tài sản, được tính bình qn hàng năm của số liệu quý. Những con số về sự đa dạng hố tài sản được tính sử dụng số liệu từ Sổ tín dụng trung ương (Centrale dei Rischi), trong đó ghi lại tất cả tín dụng trên 30.000$ từ 1984 đến 1995 và trên 100.000$ từ 1996. Nguồn dữ liệu về số lượng các ngân hàng và về các thoả thuận sáp nhập và mua lại là từ Cục điều tra ngân hàng (SIOTEC).
Tập trung vào các ngân hàng thương mại bán lẻ, tác giả loại trừ trung tâm xử lí thanh tốn của các hiệp hội ngân hàng, những ngân hàng chuyên về cho vay trung và dài hạn, chi nhánh của những ngân hàng nước ngoài và ngân hàng hỗ tương. Ba loại đầu bị loại ra vì tính chất đặc trưng của chúng khiến ta rất khó để có thể so sánh với những ngân hàng thương mại đơn thuần: trung tâm xử lí thanh tốn hoạt động chủ yếu trên thị trường liên ngân hàng (cũng giống như chi nhánh của các ngân hàng nước ngồi) và khơng có mạng lưới chi nhánh, giống với các ngân hàng cho vay trung và dài hạn, đã tách ra từ ngân hàng cho vay ngắn hạn cho đến 1993. Ngân
hàng hỗ tương bị loại ra vì những quy định đặc biệt đã hạn chế khả năng hoạt động của chúng và bởi vì quy định thuế khác biệt đối với loại ngân hàng này.
Trong phân tích kinh tế lượng tác giả xem xét hai trường hợp: sáp nhập và mua lại. Sáp nhập xảy ra khi một ngân hàng trước đây độc lập mất đi vốn điều lệ và trở thành một phần của một ngân hàng khác đang tồn tại, với một hội sở và mạng lưới chi nhánh duy nhất; nghiên cứu trường hợp này đặc biệt quan trọng nhằm hiểu được tác động từ những thay đổi trong cấu trúc tổ chức lên hiệu suất của các ngân hàng.5 Lợi ích đạt được từ cấu trúc sở hữu mới được ghi nhận bằng việc nghiên cứu các trường hợp mua lại, diễn ra khi một ngân hàng mua lại phần lớn quyền biểu quyết của một ngân hàng khác mà không kết hợp tài sản của cả hai lại với nhau: sau khi mua lại, hai ngân hàng hoạt động tách biệt, mặc dù chúng có thể có chung chiến lược. Đối với sáp nhập, tác giả chỉ phân biệt giữa ngân hàng chủ động (thầu) và bị động (mục tiêu) khi phân tích xác suất các nhân tố quyết định (xem ở dưới), bởi vì sau thỏa thuận sẽ chỉ có một ngân hàng; trong trường hợp mua lại, tác giả phân tích ngân hàng chủ động (ngân hàng mua) và ngân hàng bị động (ngân hàng bị mua) riêng biệt kể cả phân tích xác suất trước thỏa thuận và hồi quy sau thỏa thuận.
Tám trường hợp, trong đó ngân hàng thầu/ngân hàng mua tham gia vào những loại giao dịch khác nhau trong cùng một năm, tác giả phân loại nó như ngân hàng mua; ba trường hợp một ngân hàng vừa chủ động và bị động, tác giả xem nó như là bị động.6 Các ngân hàng tham gia vào nhiều thỏa thuận có thể tránh được vấn đề lựa chọn mẫu có thể làm thiên lệch các kết quả trước những tác động đặc biệt (ví dụ như những ngân hàng tham gia vào nhiều thỏa thuận có thể chứa những thơng tin phù hợp và do đó khơng nên bị bỏ đi, như thường thấy trong các bài nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu đối ứng).
5 Trong 18 trường hợp sáp nhập dẫn đến việc thành lập một ngân hàng mới (hay còn gọi là hợp nhất: xem bài nghiên cứu của Henn và Alexander (1983)), tác giả xem những ngân hàng lớn là những ngân hàng thâu tóm và những ngân hàng nhỏ hơn là ngân hàng mục tiêu.
6 Tác giả đã kiểm tra rằng những kết quả được trình bày trong phần sau không nhạy cảm với cách phân loại này.
4.2. Tập mẫu
Trong năm 1985, có 359 ngân hàng thương mại tại Italy, vào cuối năm 1996, 135 ngân hàng sáp nhập và 66 ngân hàng mua lại sau đó, chỉ cịn lại 257 ngân hàng (bao gồm cả những ngân hàng vào mới thất bại, được tính đến tồn bộ trong thống kê tổng hợp và phân tích kinh tế lượng).
Các ngân hàng nằm trong nhóm cao nhất về tổng tài sản là các ngân hàng chủ động (thầu/mua) trong 60% các trường hợp sáp nhập và 90,0% trong tất cả các trường hợp mua lại (xem bảng 4.1). Ngược lại, ngân hàng mục tiêu nằm trong nhóm thấp nhất trong 38,5% các trường hợp sáp nhập, trong khi đó các ngân hàng bị mua được phân phối đều hơn. Trong khi ở Mỹ tỉ lệ mua lại (nói cách khác, tỷ lệ các ngân hàng bị mua lại trong tổng số ngân hàng trong một nhóm) tăng gần bằng với quy mô của ngân hàng bị động (xem bài nghiên cứu của Boyd và Graham, 1998), thì tại Italy điều ngược lại lại đúng, đặc biệt trong sáp nhập, phù hợp với quy luật thông thường “cá lớn nuốt cá bé”.
Tất cả các trường hợp đều nằm trong khoảng thời gian từ 1985 đến 1996. Mỗi ngân hàng được chia nằm một trong năm nhóm trong phân phối tổng tài sản vào năm trước thỏa thuận ngân hàng đó tham gia vào. Trong 18 trường hợp sáp nhập dẫn đến việc thành lập một ngân hàng mới (hay còn gọi là hợp nhất: xem bài nghiên cứu của Henn và Alexander, 1983), tác giả xem những ngân hàng lớn là ngân hàng thầu và những ngân hàng nhỏ hơn là ngân hàng mục tiêu. Phần năm thứ nhất bao gồm những ngân hàng lớn nhất. Trong 8 trường hợp , một ngân hàng có quyền sở hữu được chuyển giao và sau đó sáp nhập và do đó được tính hai lần.
Bảng 4.1: Phân phối theo quy mô của các trường hợp sáp nhập và mua lại giữa các ngân hàng Italy
Nguồn: Why do bank merge? (Dario Focarelli)
Thống kê tổng hợp cho mẫu của tác giả được trình bày trong bảng 4.2, phân biệt các ngân hàng trên cơ sở các ngân hàng này tham gia vào mỗi loại thỏa thuận. Trong giai đoạn 1985-1996, ngân hàng trung vị của tập mẫu không tham gia vào bất kì hoạt động M&A nào có tổng tài sản vào khoảng 930 tỉ lire (xấp xỉ 600 triệu USD) và lợi nhuận trên tài sản vào khoảng 1,07% (xem mục A); nợ xấu bằng 5,65% trong tổng cho vay và chi phí lao động chiếm 38% trong thu nhập thuần. Cho vay bằng 55,09% vốn huy động và bằng 64,53% tổng tài sản tài chính; trong đó gần 2/3 là cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ. Tín dụng liên ngân hàng rịng bằng 5,95% tổng tài sản; doanh thu từ dịch vụ chiếm 11,76% thu nhập thuần.
Đối với sáp nhập, các ngân hàng chủ động có tổng tài sản bằng 4.310 tỉ lire (khoảng 3 tỉ USD) nhưng có cùng tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản như các ngân hàng trung lập bằng 1,09%, tỉ lệ nợ xấu bằng 5,09% và chi phí lao động bằng 37.80% thu nhập thuần (xem mục B); 53% trong tổng số cho vay (bằng 67,03% tổng số tài sản
tài chính và bằng 64,59% vốn huy động) là cho ,các doanh nghiệp nhỏ vay. Tín dụng ròng liên ngân hàng bằng 1,53% tổng tài sản; thu nhập từ dịch vụ chiếm