CHƢƠNG 3 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
3.2. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa ngân hàng đến ngân hàng thâu tóm, ngân hàng
3.2.3. Đối với nước được đầu tư thông qua M&A xuyên quốc gia
Tổng kết lại những phát hiện thực nghiệm được thảo luận trên đây, rõ ràng rằng các ngân hàng mở rộng ra nước ngoài thường hiệu quả hơn, đến từ những nước có hệ thống ngân hàng phát triển hơn và thường mở rộng đến những nước có hệ thống ngân hàng nhìn chung kém hiệu quả hơn. Mặt khác, những ngân hàng tốt hơn có xu hướng mở rộng đến những quốc gia có hệ thống ngân hàng kém hơn. Do đó, đối với ảnh hưởng của ngân hàng nước ngồi lên quốc gia được đầu tư, có thể kỳ vọng là tính hiệu quả của hệ thống tài chính nước này và hiệu suất tổng thể của nó sẽ cải thiện do sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài. Thật vậy, việc các ngân hàng nước ngồi đem lại lợi ích cho nền kinh tế chủ nhà, như được đưa ra gần đây bởi Forcarelli và Pozzolo (2005) và Goldberg (2007), trái ngược với quan điểm truyền thống, luôn luôn chống lại sự tiếp cận của ngân hàng nước ngoài. Trước đây, các nhà làm luật rõ ràng có cái nhìn khơng thiện cảm đối với các ngân hàng nước ngoài, lo sợ rằng họ có thể làm cho việc cấp tín dụng tồi tệ hơn đối với sự cân bằng quyền lực tuyệt đối và làm gia tăng rủi ro khủng hoảng tài chính và độ nhạy cảm chu kỳ kinh doanh của hoạt động cho vay.
Những chứng cứ thực nghiệm hiện có lại khơng dứt khoát rõ ràng. Những nghiên cứu trước đây cho thấy sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngồi có ảnh hưởng tích cực đối với các nước đang phát triển. Nghiên cứu của Claessens và đồng sự (2000 và 2001), Claessens và Lee (2002) và Bayratar và Wang (2005) cho thấy sự xâm nhập từ nước ngoài giúp cải thiện tính hiệu quả của những ngân hàng địa phương, làm giảm khả năng sinh lời, trong lãi suất biên và trong tổng chi phí.3
Biết mối quan hệ nhân quả giữa sự phát triển lĩnh vực tài chính của một nước với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực của nước đó, được tìm thấy phần lớn trong nghiên cứu thực nghiệm, dòng đầu tư trực tiếp của ngân hàng nước ngồi có khả năng cải thiện tốt
3 Những kết quả tương tự được tìm thấy trong nhiều bài nghiên cứu về các nước, ví dụ như bài nghiên cứu của Barajas và đồng sự (2000), Clarke và đồng sự (1999) và Unite và Sullivan (2001). Yeyati và Micco (2007) thay vào đó lại phát hiện ra chứng cứ là những ngân hàng nước ngồi tại các nước châu Mỹ Latinh có xu hướng rủi ro hơn và có nhiều quyền lực trên thị trường hơn ngân hàng địa phương.
đối với nền kinh tế nước chủ nhà. Bayratar và Wang (2006) cung cấp một số bằng chứng là sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài làm tăng tỉ lệ tăng trưởng GDP trên đầu người.
Một trong những chỉ trích lớn nhắm vào các ngân hàng nước ngoài là họ thường chỉ tập trung vào những khách hàng lớn, làm giảm tín dụng cho phép đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bằng chứng của vấn đề này thì khơng rõ ràng. Các phân tích thực nghiệm gần đây tìm ra cả bằng chứng ủng hộ lẫn chống lại quan điểm này. Bài viết của Crystal và đồng sự (2001) cho thấy những ngân hàng nước ngoài tại châu Mỹ Latinh vào nửa sau những năm 1990 có tỷ lệ cho vay cao hơn và khả năng chấp nhận thua lỗ cao hơn so với những đối thủ trong nước. Nghiên cứu của Clarke và đồng sự (2002) thực hiện trên một mẫu lớn với hơn 2.000 ngân hàng tại 38 nước đang phát triển, phát hiện ra rằng sự hiện diện của những ngân hàng nước ngồi cải thiện lượng tín dụng cho phép và giảm giá đối với doanh nghiệp mọi kích cỡ, mặc dù ảnh hưởng thật sự mạnh hơn đối với những doanh nghiệp lớn. Tương tự, Martinez-Peria và Mody (2004) phát hiện ra rằng những ngân hàng nước ngồi thường có chênh lệch lãi suất thấp hơn ngân hàng trong nước. Calyes và Hainz (2007) phân biệt giữa tồn cầu hóa thơng qua mua lại và thơng qua thiết lập ngân hàng con, phát hiện ra rằng sự hiện hữu của ngân hàng nước ngoài thường gắn liền với lãi suất cho vay bình quân thấp hơn. Cũng tìm hiểu vấn đề này, Bonin và Abel (2000) phát hiện ra những bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ về ảnh hưởng tích cực của ngân hàng nước ngồi hoạt động tại Hungary, cho thấy sự hiện hữu của những ngân hàng này cũng buộc ngân hàng lớn duy nhất khơng có cổ đơng nước ngồi phải phát triển sản phẩm mới và cung cấp dịch vụ tốt hơn.
Một trong những chỉ trích nhắm đến sự hiện hữu của ngân hàng nước ngoài đến từ khuynh hướng sẽ rời bỏ nước chủ nhà trong trường hợp kiệt quệ tài chính, do đó làm gia tăng rủi ro khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, Demirguc-Kunt và đồng sự (1998) và Levine (1999) phát hiện ra rằng cho dù thế nào thì sự hiện hữu của các ngân hàng nước ngoài làm giảm khả năng khủng hoảng ngân hàng, một kết quả thống nhất với những phát hiện trong bài của Goldberg (2002), trong đó cho thấy các ngân hàng nước ngồi từ Mỹ khơng giảm cho vay trong suốt giai đoạn khủng hoảng, và những kết quả của Goldberg và đồng sự (2002) cũng phát hiện ra rằng sự
hiện hữu ngân hàng nước ngồi khơng làm gia tăng độ nhạy cảm chu kỳ kinh doanh của cho vay. Hơn nữa, Cull và Martinez-Peria (2007) cho thấy tỷ trọng tín dụng nội địa được cấp bởi các ngân hàng nước ngoài gia tăng sau khủng hoảng ngân hàng. Cuối cùng, Arena và đồng sự (2007) phân tích một mẫu lớn các ngân hàng đến từ các nước châu Á và châu Mỹ Latinh cho thấy chính sách cho vay của những ngân hàng nước ngồi tại quốc gia được đầu tư thì ít nhạy cảm hơn đối với điều kiện kinh tế của nước chủ nhà, và trong suốt khủng hoảng tài chính, tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động và cho vay của những ngân hàng này không khác biệt so với ngân hàng trong nước.
Một tranh luận khác là khả năng xâm nhập quá nhanh của các ngân hàng nước ngồi có thể làm mất đi những cơ hội lợi nhuận tiềm năng đối với những ngân hàng địa phương. Đây là một tranh luận bảo vệ cho nền kinh tế còn non trẻ. Sự đánh đổi mà các nhà làm luật phải đối mặt trong trường hợp này là giữa sự chậm phát triển trong lĩnh vực tài chính với hệ quả của nó là sự tăng trưởng của nền kinh tế thực, hay đánh mất những cơ hội lợi nhuận trong tương lai.
Mặc dù đây vẫn là khu vực mở để nghiên cứu, bằng chứng hiện có đến lúc này do đó khơng ủng hộ quan điểm truyền thống là sự hiện hữu của ngân hàng nước ngoài gây hại đến sự ổn định tài chính và nước chủ nhà và đến hiệu suất kinh tế tổng thể của nước này.
Thật vậy, dù cho có một kết quả đáng ngạc nhiên là tồn cầu hóa ngành ngân hàng khơng có ảnh hưởng tích cực đến cả ngân hàng mục tiêu và ngân hàng thâu tóm, nhưng đối với quốc gia được đầu tư, thì hệ thống ngân hàng vẫn có những thay đổi tích cực. Vì vậy, hoạt động M&A xun quốc gia vẫn có ý nghĩa tích cực và cần được nghiên cứu nhiều hơn nữa. Cụ thể là cần phải xem xét các đặc điểm của các ngân hàng tham gia vào hoạt động M&A xuyên quốc gia cũng như đặc điểm của quốc gia được đầu tư thông qua M&A xuyên biên giới. Những kết quả từ các nghiên cứu trước đây sẽ cho ta cái nhìn tổng quan, giúp ích cho các ngân hàng trong việc chủ động tham gia vào hoạt động M&A xuyên quốc gia này.