Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng qua các năm
Ngân hàng Maybank trở thành đối tác chiến lược của ngân hàng An Bình vào năm 2008. Đến năm 2009, ngân hàng An Bình có thêm cổ đơng chiến lược thứ hai là Deutsche Bank. Nhìn vào đồ thị, tỉ lệ nợ xấu ln ở mức thấp và có xu hướng giảm chứng tỏ ngân hàng An Bình có hệ thống thẩm định tín dụng tốt và ln kiểm sốt để giảm thiểu tỉ số này. Vào năm 2007, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng ở mức 7% (gần bằng với trung bình ngành), chỉ số này giảm mạnh vào năm 2008 do lợi nhuận giảm và vốn chủ sở hữu tăng. Tuy nhiên, ROE đã tăng mạnh trở lại lên
0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 1 2 3 4 ROA ROE Services Badloan
9% vào năm 2009 và vào khoảng 10% năm 2010 cho thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả, có khả năng sinh lời tốt. Hơn thế nữa, trước khi có cổ đơng chiến lược, tỉ trọng thu nhập dịch vụ trên tổng thu nhập khá thấp (vào khoảng 2%), nhưng đến năm 2010, tỉ số này là 10%. Dù xét về tỉ lệ phần trăm vẫn thấp hơn những ngân hàng khác nhưng khi xét theo xu hướng cho thấy ngân hàng An Bình có những bước tiến vượt bậc trong thẩm định tín dụng và thu nhập từ dịch vụ. Có thể nói, sau khi có cổ đơng chiến lược, ngân hàng An Bình đã cải thiện cả về khả năng sinh lời, hệ thống thẩm định tín dụng và các hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ ngân hàng.
Ngân hàng Đơng Á
Hình 5.9: Các chỉ số tài chính của ngân hàng Đơng Á từ 2006-2010
Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng Đơng Á qua các năm
Citi Bank trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng Đông Á vào năm 2007. Tỉ trọng thu nhập từ dịch vụ của ngân hàng Đông Á xét về tỉ lệ phần trăm luôn ở mức cao so với các ngân hàng khác dù có nhiều biến động (tỉ lệ này thấp nhất vào năm 2008 ở mức 15% nhưng vẫn cao hơn so với trung bình ngành). Lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng Đông Á ổn định qua các năm từ 2006-2010. Tỉ lệ nợ xấu tăng vào năm 2008 lên mức 2,43% so với 0,44% vào năm 2007. Tuy nhiên chỉ số này đã giảm dần vào các năm 2009 (1,33%) và 2010 (1,6%) . Mặc dù vốn chủ sở hữu tăng nhưng chỉ số ROE của ngân hàng vẫn tăng từ 10% vào năm 2007 lên đến 15% vào năm 2008, và vào khoảng 14% năm 2009. Điều này cho thấy khả năng sinh lợi của ngân
0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 1 2 3 4 5 ROA ROE Services Badloan
hàng cao (chỉ số ROA của ngân hàng vào khoảng 1,18% đến 1,55%). Có thể thấy, sau khi có cổ đơng chiến lược vào 2007, ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả, đặc biệt thể hiện trong lợi nhuận cho vốn chủ sở hữu và thu nhập từ hoạt động dịch vụ.
SeA bank
SeA Bank có cổ đơng chiến lược là cơng ty cho th tài chính Societe Generale Viet Finance vào năm 2008. Vào năm 2008, SeA Bank có mức tăng mạnh trong tỉ trọng thu nhập dịch vụ từ 1% năm 2007 lên gần 16% năm 2008, chứng tỏ sự cải thiện về khả năng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng. Xét về các chỉ tiêu lợi nhuận. tỉ số ROE tuy có giảm nhẹ vào năm 2008 nhưng tăng trở lại vào năm 2009, 2010 từ 8% lên đến 11% (cao hơn trung bình ngành ở mức 8%). Tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng ln được kiểm sốt ở mức thấp và ổn định (luôn ở mức dưới 1%). Điều này cho thấy ngân hàng có khả năng thẩm định tín dụng khá tốt trước cả khi có cổ đơng chiến lược. Nhìn chung, sau khi có cổ đơng chiến lược, SeA Bank đã cải thiện được thu nhập từ dịch vụ và khả năng tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu (thể hiện qua ROE) của mình.
Hình 5.10: Các chỉ số tài chính của SeA Bank từ 2007-2010
Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng SeA Bank qua các năm
0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 1 2 3 4 ROA ROE Services Badloan
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng (VP Bank)
Hình 5.11: Các chỉ số tài chính của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng từ 2005- 2010
Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng VP bank qua các năm
OCBC (Oversea-Chinese Banking Corporation) là cổ đông chiến lược của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng vào năm 2006. Vào năm 2005, trước khi có cổ đơng chiến lược, tỉ số ROA và ROE của ngân hàng khá cao (lần lượt là 0,91% và 17%). Trong các năm sau khi có cổ đơng chiến lược, tỉ số ROA của ngân hàng vẫn khá ổn định qua các năm. Tuy nhiên, do quá trình tăng vốn của ngân hàng nên ROE giảm mạnh từ 17% năm 2005 xuống cịn khoảng 6% năm 2008. Sau đó, tỉ số có xu hướng tăng lên đến gần 10% năm 2010 (cao hơn mức trung bình ngành). Nổi bật là tỉ trọng của thu nhập dịch vụ tăng đáng kể từ 4% năm 2005 đến 16% năm 2010 chứng tỏ ngân hàng đã cải thiện được hiệu quả dịch vụ ngân hàng. Tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng luôn ở mức thấp, luôn dưới 1% trong các năm 2005, 2006, 2007. Tuy tỉ lệ này tăng mạnh lên đến 3,41% vào năm 2008 nhưng đã giảm thấp vào năm 2009 (1,63%), và năm 2010 (1,2%). Tóm lại, sau khi có cổ đơng chiến lược, ngân hàng hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là trong thu nhập từ dịch vụ của mình.
0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 1 2 3 4 5 6 ROA ROE Services Badloan
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Á Châu (ACB)
Hình 5.12: Các chỉ số tài chính của ngân hàng ACB từ năm 2004-2010
Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng ACB qua các năm
Ngân hàng ACB có cổ đơng chiến lược là ngân hàng Standard Chartered vào năm 2005. Xem xét các chỉ số trên báo cáo tài chính ta thấy, tỉ số ROE trong năm 2004, 2005 khá cao, ở mức 25%-30% nhưng từ năm 2007-2010 thì sụt giảm mạnh mẽ, nguyên nhân là do ACB tăng nhanh vốn chủ sở hữu vào các năm này nhưng lợi nhuận vẫn ổn định ở mức 2.200 tỉ/năm. Tỉ trọng của thu nhập dịch vụ trên tổng thu nhập ở mức cao vào các năm trước khi có cổ đơng chiến lược nhưng sau đó giảm mạnh. Tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng có dấu hiệu sụt giảm sau khi thực hiện M&A nhưng tăng mạnh vào năm 2008. Nhìn chung, khơng giống như các ngân hàng khác, hiệu quả hoạt động của ACB trước và sau khi có cổ đơng chiến lược có sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi.
Kết luận:
Đa số các ngân hàng tham gia có cổ đơng chiến lược có ROE cao trước khi tham gia, sau đó sụt giảm do quá trình tăng vốn chủ sở hữu. Nhưng trong vịng 1-2 năm sau đó, ROE tăng nhanh, đem lại lợi ích cho chủ sở hữu cả trong nước và nước ngoài.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1 2 3 4 5 6 7 ROA ROE Service Badloan
Tỉ trọng thu nhập dịch vụ trên tổng thu nhập từ lãi và thu nhập dịch vụ cũng có mức tăng nhanh sau khi có sự tham gia của cổ đơng chiến lược nước ngồi.
Tỉ số ROA thì khơng có nhiều ý nghĩa trong việc quan sát hiệu quả của ngân hàng sau khi có sự tham gia của cổ đông chiến lược do tài sản ngân hàng thường tăng nhanh hơn so với lợi nhuận.
Tỉ lệ nợ xấu không ổn định, bị ảnh hưởng nhiều bởi tình hình kinh tế hơn là hiệu quả quản trị (kĩ năng thẩm định tín dụng của ngân hàng), bởi tình hình nợ xấu của hầu hết các ngân hàng đều gia tăng trong năm 2008 và sau đó giảm dần trong các năm 2009, 2010.
Nhìn chung thì từ việc xem xét các chỉ số tài chính của các ngân hàng sau khi tham gia M&A, ngoại trừ số ít các ngân hàng có tỉ trọng thu nhập dịch vụ giảm thì các ngân hàng cịn lại đều có tỉ trọng thu nhập dịch vụ tăng. Điều này có thể giải thích một phần là do có sự tham gia của cổ đơng chiến lược nước ngồi có hiệu quả, họ đã giúp các ngân hàng thương mại này mở rộng các hoạt động dịch vụ. Những kết luận này cũng khá phù hợp với bài nghiên cứu của các tác giả Bruce Kiene, David W. Helin và Brad Eckerdt (2011) khi thực hiện nghiên cứu cho 89 giao dịch mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia từ năm 2004 đến 2009. Theo đó, những giao dịch xuyên quốc gia, đặc biệt là những giao dịch thâu tóm 50% trở lên quyền sở hữu của ngân hàng mục tiêu, thường nhanh chóng đẩy mạnh lợi nhuận vốn cổ phần và hiệu suất tài chính của ngân hàng mục tiêu, trong đó 43% các giao dịch cổ phần đa số đạt được cải thiện trong khả năng sinh lời trong năm đầu tiên, trong khi đó 53% đạt được tỷ lệ hiệu suất tốt hơn. Trong trường hợp mua lại thiểu số như những ngân hàng Việt Nam, tuy không đạt được lợi nhuận và hiệu quả nhanh chóng như mua lại đa số cổ phần (majority stake), nhưng mua lại cổ phần thiểu số vẫn đạt được lợi ích trong dài hạn thơng qua các mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng hàng năm. Nói tóm lại, dựa vào những xem xét trên, ta có thể kết luận rằng những ngân hàng Việt Nam có cổ đơng chiến lược nước ngồi thì có khả năng hoạt động hiệu quả và lợi nhuận cao.
5.3.2. Dự báo cho một số ngân hàng Việt Nam trong năm 2012
Dựa vào kết quả mơ hình vừa thực hiện phần trên với dữ liệu là các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2010, tác giả thực hiện dự đoán xác suất tham gia vào M&A xuyên quốc gia của một số ngân hàng Việt Nam trong năm 2012 (xem bảng bên dưới). Dữ liệu để thực hiện dự báo này được lấy từ các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán của các ngân hàng trong năm 2011.
Dựa vào bảng hệ số mơ hình phần trên, ta có thể tính được xác suất ngân hàng có cổ đơng chiến lược vào năm 2012 là bao nhiêu15. Theo như mơ hình tìm được, các ngân hàng có xu hướng tham gia vào M&A xuyên quốc gia là: ngân hàng Đông Á (xác suất tham gia là 77,49%), ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (xác suất tham gia là 65,66%), ngân hàng Quân Đội (xác suất tham gia là 69,64%), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( xác suất tham gia là 87,83%). Những ngân hàng có xu hướng không tham gia vào M&A xuyên quốc gia là ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây (xác suất không tham gia là 99,99%), ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (xác suất không tham gia là 98,81%), ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà thành phố Hồ Chí Minh (xác suất không tham gia là 52,87%), ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mê Kông (xác suất không tham gia là 99,99%), ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (99,99%).
Từ những con số xác suất trình bày bảng bên dưới, có thể thấy năm 2012 sẽ là một năm sôi động cho ngành ngân hàng Việt Nam. Hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả trong năm 2011, cộng thêm các cam kết WTO dần dần có hiệu lực, sẽ mở cánh cửa cho các ngân hàng nước ngoài tiến vào thị trường Việt Nam thông qua hoạt động M&A. Những nhận định này cũng khá phù hợp với một khảo sát gần đây của cơng ty kiểm tốn PwC về thị trường M&A ở Việt Nam. Theo đó, bảng trả lời từ các doanh nghiệp Việt Nam cực kì tích cực về hoạt động M&A, có rất ít câu trả lời cho rằng thị trường M&A Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục “im lặng” như các năm trước, đến 80% trả lời rằng họ kì vọng vào sự khởi sắc mạnh mẽ của thị trường. Mặc dù khoảng 30% cho biết họ chưa quyết định bất kì chiến lược cụ
thể nào về M&A, nhưng có đến 40% cho rằng các yếu tố tham gia vào M&A rất có thể sẽ xảy ra16.
Tuy nhiên, nên nhớ những con số xác suất trên chỉ dựa hoàn toàn vào các dữ liệu của các ngân hàng Việt Nam. Điều này có nghĩa là mơ hình chưa xem xét đến các đối tác nước ngoài tham gia vào hoạt động này. Vì vậy, có thể mơ hình cho một xác suất khá tốt nhưng các ngân hàng này có khả năng không tham gia vào bất kì hoạt động M&A xuyên quốc nào vào năm 2012 do khơng tìm được đối tác là các ngân hàng nước ngồi thích hợp. Có thể nói, những kết quả dự báo trên chỉ có thể cho ta một cái nhìn đơn thuần về phía các ngân hàng Việt Nam, hay nói cách khác là xác suất tham gia của một số ngân hàng thì cao hơn các ngân hàng khác trong ngành ngân hàng Việt Nam mà thôi.
16
STT Ngân Hàng Năm ROE ROA Badloan Service Size (triệu VND) Pr (Y=1) Pr (Y=0) 1 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á 2011 19,58% 1,53% 1,69% 20,00% 655.480.000 0,7748431061 0,225156894 2 Vietcombank 2011 14,73% 1,15% 2,03% 10,84% 366.722.279 0,6565912383 0,343408762 3 Western Bank 2011 3,82% 0,59% 1,30% 1,26% 20.550.641 0,0000009762 0,999999024
4 Ngân hàng Quân đội (MBB)
2011 19,86% 1,38% 1,61% 10,96% 138.831.492 0,6963681815 0,303631818
5 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam (Maritime bank)
2011 8,39% 0,70% 2,27% 18,08% 114.374.998 0,0118114438 0,988188556
6 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 2011 13,12% 0,79% 2,96% 14,58% 405.755.454 0,8782507804 0,121749220 7 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh 2011 14,22% 1,06% 2,11% 4,68% 45.025.421 0,4712566464 0,528743354 8 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mekong 2011 9,81% 3,72% 2,08% -1,88% 10.241.182 0,0000003685 0,999999631 9 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt 2011 5,17% 0,74% 2,92% 2,53% 22.496.047 0,0000011541 0,999998846
Bảng 5.5: Dự báo xác suất tham gia M&A xuyên quốc gia cho một số ngân hàng Việt Nam
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN CHUNG
Nói tóm lại, trong bài viết này đã nghiên cứu những nhân tố quyết định và ảnh hưởng của sáp nhập và mua lại xuyên quốc gia ngành ngân hàng ở Việt Nam dựa trên những lí thuyết nền tảng từ các bài nghiên cứu trước đây trên thế giới. Sau khi nghiên cứu các kết quả trước đây, cũng như tìm hiểu về dữ liệu của hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia ở Việt Nam, bài viết thực hiện chạy mơ hình xác suất đa biến để tìm hiểu những đặc điểm của các ngân hàng có cổ đơng chiến lược tại Việt Nam và thực hiện thống kê mơ tả để tìm hiểu về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng này sau khi có sự góp mặt của những cổ đơng chiến lược đó.
Những kết quả tìm được ở thị trường Việt Nam tuy có một số điểm khác biệt so với các kết quả nghiên cứu trước đây nhưng lại khá phù hợp và có thể giải thích nếu đặt trong giai đoạn nghiên cứu cũng như tình hình kinh tế Việt Nam. Nếu như trên thế giới, các ngân hàng thực hiện M&A là những ngân hàng đang gặp phải các vấn đề về hiệu quả hoạt động, khó khăn tài chính hoặc do thị trường trong nước bão hịa và cần tìm kiếm thị trường nước ngồi với nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn thì ở Việt Nam, các ngân hàng tham gia và M&A là những ngân hàng hoạt động khá hiệu quả, có nhiều cơ hội đầu tư và thị trường trong nước vẫn con có rất nhiều tiềm năng. Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy cho các ngân hàng Việt Nam tham gia vào M&A là do mong muốn cải thiện trình độ quản lí, cơng nghệ kĩ thuật, phát triển sản phẩm dịch vụ ngành ngân hàng, tăng quy mơ ngân hàng.
Xem xét tính hiệu quả q trình tham gia của cổ đơng chiến lược nước ngồi, nhìn chung thì đa số các ngân hàng Việt Nam hoạt động có hiệu quả hơn so với giai đoạn trước khi có cổ đơng chiến lược nước ngoài, đặc biệt là ở lĩnh vực dịch vụ ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng quan sát được đều có tỉ trọng thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập cao hơn qua các năm sau khi có sự đóng góp của các cổ đơng chiến lược nước ngoài. Tuy nhiên, hạn chế của việc xem xét hiệu quả của sự tham gia của các cổ đơng chiến lược nước ngồi trên đây có thể là do thị trường ngành