Thiết lập mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố thúc đẩy ngân hàng thực hiện mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và việt nam (Trang 42 - 44)

CHƢƠNG 3 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

4.3. Thiết lập mơ hình nghiên cứu

Phần này nêu lên những đặc trưng của các ngân hàng tham gia vào M&A, phân biệt những biến ảnh hưởng đến khả năng sẽ chủ động hay bị động trong một thỏa thuận và cho thấy sự khác biệt giữa sáp nhập và mua lại.

Phân tích thực nghiệm sử dụng phương pháp sau đây. Đầu tiên, tác giả xác định biến phụ thuộc (ev) có thể nhận 3 giá trị: bằng 1 nếu như ngân hàng là bên chủ động (ngân hàng mua hay thầu) trong một thỏa thuận M&A trong năm sau năm quan sát; bằng 2 nếu ngân hàng là bên bị động (ngân hàng bị mua lại hay ngân hàng mục tiêu) trong một thỏa thuận M&A vào năm tiếp theo, và bằng 0 nếu ngân hàng khơng tham gia vào bất kì hoạt động nào trong năm tiếp theo.7 Cụ thể là các giá trị của biến phụ thuôc ev được xác định như sau đối với mỗi thời điểm t:

ev = 0 đối với các ngân hàng không tham gia M&A vào năm t+1

1 đối với các ngân hàng chủ động trong sáp nhập hay mua lại vào năm t+1

2 đối với các ngân hàng bị động trong sáp nhập hay mua lại vào năm t+1

7 Biến ev được xác định tại thời điểm t đối với thỏa thuận ghi nhận vào thời điểm t+1 bởi vì tác giả quy định khả năng tham gia vào một thỏa thuận dựa trên thông tin

có sẵn đối với các giám đốc tại thời điểm quyết định của họ. Hơn thế nữa, trong trường hợp sáp nhập khơng có bảng cân đối kế tốn của ngân hàng bị động vào tại thời điểm cuối năm thỏa thuận; vì vậy, các biến phải tham chiếu đến dữ liệu có được ngay trước đó, nói cách khác, năm trước khi M&A.

Tác giả ước lượng hồi quy xác suất đa biến theo công thức sau:

(1) Prob(ev = i, với i=0,1,2) = F(a1ROA + a2SIZE + a3BADLOAN +

a4LABORCOST+ a5INTPAID + a6LOANFIN + a7INTERBANK + a8SERVICES)

trong đó, hàm F(.) là phân phối xác suất. Sau đó tác giả sử dụng cách phân loại chi tiết hơn, phân biệt các biến ảnh hưởng đến động cơ của ngân hàng mua và những động cơ ảnh hưởng đến khả năng trở thành ngân hàng bán tách biệt đối với sáp nhập và mua lại. Do đó tác giả xác định biến phụ thuộc (event) có thể nhận 5 giá trị: đối với mua lại, event bằng 1 hoặc 2 nếu như ngân hàng tham gia vào năm tiếp theo tương ứng như bên mua hoặc bên bị mua; bằng 3 hoặc 4 nếu như tương ứng là ngân hàng thầu hay ngân hàng mục tiêu; bằng 0 nếu như ngân hàng không tham gia vào bất kì hoạt động nào vào năm tiếp theo. Các giá trị của biến phụ thuộc event được xác định như sau trong mỗi thời điểm t:

event = 0 nếu ngân hàng không tham gia M&A vào năm t+1

1 nếu ngân hàng chủ động trong mua lại vào năm t+1 2 nếu ngân hàng bị động trong mua lại vào năm t+1 3 nếu ngân hàng chủ động trong sáp nhập vào năm t+1 4 nếu ngân hàng bị động trong sáp nhập vào năm t+1

Trong cách phân loại này, sáp nhập và mua lại tách biệt nhau bởi vì các ngân hàng có thể lựa chọn một hoặc loại hình khác theo các chiến lược khác nhau. Trong một số trường hợp, mục tiêu có thể địi hỏi phải sáp nhập tồn bộ, kết hợp tài sản và hoạt động của các ngân hàng lại với nhau, tuy nhiên trong những trường hợp khác có thể khơng cần thiết phải chịu chi phí do thống nhất tất cả hoạt động; ngân hàng mua có thể đơn giản chỉ muốn kiểm soát ngân hàng bán và tận hưởng lợi ích có được từ tái cấu trúc. Tác giả ước lượng xác suất đa biến với cùng các biến độc lập như trong đẳng thức (1) nhưng với biến phụ thuộc nhận giá trị từ 0 đến 4 (thay vì từ 0 đến 2):

(2) Prob(ev = i, với i=0,1,2,3,4) = F(a1ROA + a2SIZE + a3BADLOAN + a4LABORCOST +a5INTPAID + a6LOANFIN + a7INTERBANK +

Xác suất đa biến được sử dụng khi biến phụ thuộc nhận hơn hai giá trị riêng biệt mà khơng có thứ tự thông thường; đây là trường hợp khi các giá trị gán cho biến phụ thuộc là tùy ý. Ví dụ như trong trường hợp mua lại, ngân hàng nhận giá trị bằng 1 nếu năm sau đó là ngân hàng mua và bằng 2 nếu là ngân hàng bán, nhưng điều này không ám chỉ rằng quan sát thứ hai tốt hơn cái trước. Nhiều đẳng thức được ước lượng đồng thời nhằm sử dụng thông tin một cách hiệu quả, và hệ số của mỗi đẳng thức được hiểu là đối với một nhóm tham chiếu, trong trường hợp của tác giả là những ngân hàng không tham gia vào bất kì hoạt động nào (biến phụ thuộc bằng 0). Hệ số của đẳng thức (1) và (2) được ước lượng bằng phương pháp khả năng lớn nhất, gộp tất cả các quan sát của năm t và thêm vào các biến độc lập một biến giả thời gian, ghi nhận những thành phần thông thường với tất cả ngân hàng qua các năm, như chu kỳ kinh doanh, những thay đổi trong luật thuế và tiến bộ công nghệ.

Một phần của tài liệu Các nhân tố thúc đẩy ngân hàng thực hiện mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)