CHƢƠNG 3 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
4.5. Kết quả
4.5.4. Tính phù hợp của các ước lượng
Trong những mơ hình hồi quy khơng trình bày ở đây, tác giả đã thử những cách phân loại khác nhau để kiểm định những động cơ khác đối với sáp nhập và mua lại. Cụ thể hơn, tác giả đã kiểm tra ảnh hưởng của tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhỏ có phải đại diện cho sự đa dạng hóa vốn cho vay theo quy mơ của người đi vay hay khơng: hệ số khơng có ý nghĩa trong mọi trường hợp, đề xuất rằng sự đa dạng hóa này khơng có khả năng là động cơ cho sáp nhập hay mua lại. Tác giả cũng kiểm tra tầm quan trọng của vốn huy động (tính bằng phần trăm trong tổng tài sản tài chính): hệ số cũng khơng có ý nghĩa trong tất cả trường hợp. Rõ ràng là trái ngược với cái nhìn tổng qt, vốn huy động khơng phải là động cơ chính của M&A.
Tác giả cũng kiểm tra việc đo lường hiệu quả giữa chi phí và lợi nhuận (được tính theo bài nghiên cứu của Berger và Mester, 1997); cụ thể hơn, tác giả ước lượng một chỉ số chi phí và lợi nhuận cho tất cả các ngân hàng trong mẫu của tác giả. Sau đó tác giả thêm xếp hạng của mỗi ngân hàng vào những biến độc lập trong phân tích xác suất (nói cách khác, chia các ngân hàng theo phân phối hiệu quả chi phí – lợi nhuận thành 20 nhóm, mỗi nhóm bao gồm 5% các ngân hàng trong mẫu).12 Tuy nhiên, hệ số của những biến này chỉ có ý nghĩa thấp, và không ảnh hưởng đến những hệ số tương quan khác, vì vậy tác giả quyết định giữ cách phân loại đơn giản hơn, đó là loại bỏ những thước đo hiệu quả rõ ràng, vì tác giả đã có một vài thước đo hiệu quả bao quát (như chi phí hoạt động trên thu nhập thuần) trong khi cố định thành phần tài sản.13
12 Xếp hạng không nhạy cảm với cách phân loại và những vấn đề ước lượng bằng con số tuyệt đối đo lường mức hiệu quả.
13