Tình hình kinh tế chính trị xã hội

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hoá nước anh đối với hoạt động đàm phán thương mại quốc tế giữa doanh nghiệp việt nam và anh quốc (Trang 36 - 39)

II. TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA ANH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀM PHÁN

2.1.1.2.Tình hình kinh tế chính trị xã hội

2.1. Tổng quan về đất nước Anh và quan hệ thương mại Việt Anh

2.1.1.2.Tình hình kinh tế chính trị xã hội

Chính trị Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland lập nền trên thể chế quân chủ lập hiến với thủ tướng đảm nhiệm vị trí đứng đầu chính phủ. Đây là

hệ thống chính trị đa nguyên với sự ủy thác một phần quyền lực cho xứ Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland. Quyền hành pháp thuộc về chính phủ.

Quyền lập pháp được trao cho cả chính phủ và lưỡng viện Quốc hội: Thượng

viện và Hạ viện. Nhánh tư pháp độc lập với hai nhánh còn lại - hành pháp và lập pháp.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội Anh được cấu thành bởi 3 thành phần: Vua/

Nữ hoàng, Thượng viện và Hạ viện, cả ba thành phần chỉ họp chung trong những sự kiện đặc biệt và chỉ mang ý nghĩa tượng trưng. Hạ viện là cơ quan duy nhất được dân bầu và trên thực tế là cơ quan lập pháp chủ yếu.

Nữ hoàng Anh là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu cơ quan lập pháp và hành pháp, tổng tư lệnh lực lượng vũ trang và là người đứng đầu Giáo hội Ạnh. Trên thực tế, quyền lực của hồng gia chỉ mang tính chất nghi lễ, tượng trưng.

Người đứng đầu hoàng gia hiện là Nữ hồng Elizabeth II; bà lên kế vị ngơi năm 1952 và chính thức trở thành Nữ hồng năm 1953 (hiện là người trị vì lâu nhất trong lịch sử Vương Quốc Anh). Quốc khánh Anh được lấy vào ngày 11/6 (kỷ niệm ngày sinh chính thức Nữ hồng Elizabeth II).

Thượng viện – House of Lords: còn được gọi là viện quý tộc. Thượng viện có 724 thành viên (dù con số này không cố định), gồm những quý tộc thừa kế, quý tộc trọn đời và các giám mục của Nhà thờ Anh. Chính phủ Cơng Đảng hiện đang tiến hành cải cách Thượng viện theo hướng xóa bỏ chế độ cha truyền con nối, thay vào đó là những người có cơng với đất nước do Nữ hồng phong cấp.

Hạ viện – House of Commons: cịn gọi là viện thứ dân. Hạ viện có quyền lực cao hơn. 646 thành viên Hạ viện (con số này không cố định) được bầu cử trực tiếp từ những khu vực bầu cử với chỉ duy nhất một người được trúng cử. Chức năng chính của Hạ viện là thơng qua các đạo luật, các chủ trương, chính sách lớn về kinh tế, xã hội, ngoại giao, giám sát hoạt động của chính phủ.

Cơ quan hành pháp: Chính phủ thi hành các chức năng hành pháp của đất

nước trên danh nghĩa của Vương quyền, vì trên lý thuyết, quyền hành pháp thuộc về hoàng gia. Thủ tướng do Nữ hồng bổ nhiệm và được Hạ viện thơng qua. Chức năng chính là điều hành nội các, kiến nghị cho Nữ hoàng bổ nhiệm các giám mục và quan tịa. Có khoảng hai mươi bộ trưởng cao cấp được chọn để tham gia Nội các. Thủ tướng có quyền, được sự đồng ý của Nữ hồng, tun bố giải tán Quốc hội và định ngày tuyển cử Quốc hội. Thủ tướng hiện nay là David Cameron, bắt đầu giữ chức từ tháng 5/2010.

Kinh tế Anh là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chủ yếu dựa vào khu

vực kinh tế tư nhân. Vương quốc Anh đã từng có thời kỳ huy hồng trong lịch sử, là nơi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới và kinh tế Anh đã từng thống trị thế giới. Hiện nay, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa củaAnh

tuy đã mất đi vị trí bá chủ nhưng vẫn là nền kinh tế lớn trong khu vực và trên toàn cầu: đứng thứ 6 trên thế giới (sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Pháp) và đứng thứ 3 trong EU (sau Đức, Pháp) với GDP năm 2011 đạt 2.481 tỷ USD, GDP trên đầu người năm 2011 đạt 35.900 USD.

Trong thời gian qua, nền kinh tế đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao so với các nước EU, trung bình đạt 6,1% giai đoạn 1990 – 2007 (so với Pháp là 4,3% và Đức là 3,9%) ; thất nghiệp thấp, khoảng 5%, thuộc hàng thấp nhất EU (tỷ lệ thất nghiệp của EU-27 là 7%); lạm phát thấp và ổn định nhất kể từ năm 1959 cho đến trước khủng hoảng tài chính – kinh tế tồn cầu 2008-09, được Ngân hàng Trung ương điều tiết ở mức 2%. Trong năm 2009, kinh tế Anh giảm -4,75% do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu. Năm 2011, GDP tăng ở mức khiêm tốn là 1,1% (Nguồn: Hồ sơ

thị trường Anh – VCCI).

Các ngành kinh tế mũi nhọn của Anh phải kể đến : ngân hàng, tài chính, bảo hiểm; sản xuất thép, đóng tàu, khai thác than; các ngành cơng nghiệp hố chất, điện tử; viễn thông, công nghệ cao; dệt, may mặc. Trong đó, dịch vụ chiếm tỉ trọng khá cao, trên 70% giá trị GDP của Anh.

Xã hội Anh được chia thành ba giai cấp cơ bản: giai cấp thượng lưu gồm

những cá nhân có gia đình danh tiếng, giàu có, có thế lực trong nhiều thế hệ, giai cấp trung lưu mà các thành viên là trí thức, doanh nhân và giai cấp lao động gồm các thành viên là những người kiếm sống bằng cơng việc chân tay. Tính linh hoạt trong chuyển đổi về mặt xã hội khơng cao.

Ở Anh có nhiều trường đại học nổi tiếng, đào tạo nhiều nhân tài khoa học cho nhiều nước trên thế giới. Hai trường nổi tiếng thế giới và có lịch sử lâu đời nhất là Oxford và Cambridge (từ thế kỷ XII). Sinh viên tốt nghiệp hóa trường này thường được giữ các cương vị quan trọng trong hệ thống chính quyền và ngành kinh doanh.

Mọi người dân được chăm sóc sức khỏe miễn phí, trừ bệnh nha khoa (trẻ em, người già và phụ nữ mang thai được miễn phí hồn tồn). Tuổi thọ trung bình đạt 77,66 tuổi, nam: 75, nữ: 81 tuổi.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hoá nước anh đối với hoạt động đàm phán thương mại quốc tế giữa doanh nghiệp việt nam và anh quốc (Trang 36 - 39)