II. TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA ANH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀM PHÁN
2.1. Tổng quan về đất nước Anh và quan hệ thương mại Việt Anh
2.1.1.3. Những đặc trưng trong văn hóa Anh
Người Anh có quyền tự hào về những chiến thắng huy hoàng trong lịch sử, về thời đại Victoria hay thời đại Elizabeth phồn vinh. Nước Anh cũng là nơi có những thi hào nổi tiếng như Shakespeare trong thời đại Phục Hưng hay Chales Dickens trong thế kỷ XIX hay những nhà phát minh vĩ đại như Chales Darwin hay Issaac Newton. Vẻ tươi đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và cả tính thất thường của nó cũng khiến người Anh rất tự hào. Chính truyền thống lịch sử lâu đời đã dẫn đến tính tự hào dân tộc rất cao của người dân Anh.
Tính cách người Anh
Tính cách của người Anh nói chung là khá lạnh lùng và dè dặt và đặc biệt vô cùng bảo thủ, tuy nhiên họ cũng rất khiêm tốn, lịch sự và cao thượng. Người Anh rất tôn trọng sự riêng tư của người khác, điều này thường khiến họ tỏ ra xa lạ và cách biệt đối với người đối thoại. Họ khá lầm lì và khép kín, khơng thích giao du và càng khơng thích nói nhiều với người lạ. Họ cũng khơng thích thổ lộ với người khác. Tính cách này khiến cho đối tác nhiều khi cảm thấy người Anh khơng hiếu khách.
Tính bảo thủ của người Anh được thể hiện như một truyền thống, một
phong cách. Người dân Anh thích sống theo một thói quen cố định. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp một phụ nữ Anh lớn tuổi luôn đi ăn tại một cửa hàng nhất định, vào một thời gian nhất định và gọi những món nhất định. Tính cách này cịn được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác. Việc đi bên trái đường hay sử dụng hệ thống đo lường chính thức (độ dài inch, khối lượng pound, nhiệt độ oF) không thống nhất với thế giới là một ví dụ điển hình. Sang khía cạnh kinh tế, cho đến nay Anh vẫn không sử dụng đồng tiền chung châu Âu Euro trong khi chính nó
là một trong các thành viên sáng lập EU cũng là cách thể hiện cho tính bảo thủ, bướng bỉnh và lịng tự hào dân tộc rất cao của người Anh. Về mặt luật pháp, Anh cũng là một trong số rất ít quốc gia có Hiến pháp bất thành văn và cho đến nay Anh vẫn chưa có ý định tham gia Cơng ước Viên 1980. Có thể nói, tính “khác người” đã trở thành phong cách của người Anh và người Anh cũng rất tự hào về điều này.
Nhưng bên cạnh đó, người Anh cũng thể hiện một thái độ rất khiêm tốn,
lịch sự và cao thượng. Khi bạn khen một người Anh giỏi một cái gì đó, khơng
bao giờ bạn nhận được vẻ mặt hãnh diện tự hào của họ mà chỉ là sự chấp nhận một cách rất khiêm tốn. Người Anh luôn giữ thái độ tôn trọng với người khác và rất lịch sự. Họ thường xun nói cảm ơn và xin lỗi và ln mỉm cười. Người Anh nói xin lỗi (excuse me) khi họ đi vượt qua một ai đó, hay khi họ vơ tình chạm vào người khác. Thậm chí họ cịn xin lỗi khi ai đó dẫm lên chân họ! Người dân Anh cũng hay nói làm ơn (please), và họ hầu như không bao giờ phàn nàn về điều gì. Tính cao thượng cũng được đề cao trong văn hóa truyền thống Anh. Ngạn ngữ Anh có câu: never hit a man when he’s out – “không bao giờ đánh người đàn ông bị ngã ngựa” thể hiện rất rõ tinh thần này. Người Anh cũng luôn đề cao tinh thần fair-play và yêu cầu đối tác cũng vậy.
Người Anh còn rất hài hước. Tính hài hước được thể hiện ở nhiều phương diện trong cuộc sống của người Anh. Chúng ta có thể bắt gặp những chương trình hài hước trên TV, các bộ phim sitcom hay trên báo chí, trên radio. Tuy nhiên, cái hài hước của Anh có phần hơi khác so với Mỹ. Tiếng cười trong các bộ phim hay câu chuyện của người Mỹ thường rõ ràng và thẳng hơn, và với người Mỹ, chúng có ý nghĩa “chỉ gây cười thơi”. Văn hóa Anh khép kín hơn văn hóa Mỹ và có phần dè dặt hơn, tiếng cười của Anh cũng tinh tế và thâm thúy hơn, và thường mang lớp ý nghĩa ẩn. Người Anh khơng chỉ cười người khác mà họ thậm chí lấy bản thân mình ra làm trị đùa. Người Đức thường bị họ cho rằng đã bị họ lấy mất khiếu hài hước, do người Đức quá nghiêm túc. Và
người Anh cũng đem những câu chuyện về hệ thống xã hội của họ hay những hành động vơ lý của họ làm trị đùa, như chúng ta có thể thấy trong Mr. Bean, hay trong các tác phẩm huyền thoại của vua hề Sác lô (Charlie Chaplin). Tiếng cười đã trở thành đặc trưng trong văn hóa Anh.
Xin kể câu chuyện của giáo sư Phan Gia Trường về kinh nghiệm đàm phán với người Anh đăng trên thời báo Sài Gòn năm 2009 để giúp các bạn có thêm cái nhìn về phong cách người Anh:
“Người Anh có tật là rất thích uống bia từ 5h chiều đến 8h tối trước khi
về nhà. Khơng phải họ thích say xỉn gì đâu! Nhưng họ có thể đứng bờ bar hàng tiếng đồng hồ mà không thấy mỏi chân. Kinh nghiệm bản thân, tơi rất khó chịu khi phải đứng uống theo họ, vì họ thì cao xấp xỉ 1,8m, cịn mình đứng khơng tới vai cả đám người, đứng lâu nói chuyện mỏi chân lắm các bạn ạ. Theo tơi, nếu có đi thương thuyết bên Anh, trong đồn đàm phán nên có những người cao ráo, uống có hạng và nhất là thích trị chuyện nhi nhăng, khơng đâu vào đâu!
Phải nói ln cho các bạn hiểu là chơi với người Anglo – Saxon phải rất cẩn trọng về mặt pháp luật. Họ luôn tôn trọng luật nhưng bao giờ cũng chơi sát biên giới giữa hợp pháp và bất hợp pháp. Cũng giống như Beckham đá bóng dọc đường biên của sân chơi vậy đó, bạn mà khơng thuộc luật hoặc khơng chơi quen trên lằn biên giới là bạn lúa đời”.
Ngôn ngữ
Tiếng Anh (English) là một ngơn ngữ thuộc nhánh miền Tây của nhóm
ngơn ngữ German trong ngữ hệ Ấn-Âu. Đây là ngôn ngữ sử dụng rộng rãi nhất
thế giới. Đây là ngôn ngữ mẹ đẻ được sử dụng nhiều thứ ba trên thế giới, sau
Tiếng Hoa và Tiếng Tây Ban Nha. Đây là ngôn ngữ thứ hai được sử dụng rộng rãi và là ngơn ngữ chính thức trong các tổ chức lớn bao gồm Liên minh châu Âu, Khối Thịnh vượng chung Anh và đặc biệt là Liên hiệp Quốc.
Các nhà khoa học gọi tiếng Anh phát triển trong thời gian từ thế kỷ VI đến đầu thế kỷ XI là tiếng Anh thượng cổ (Old English), tiếng Anh phát triển trong ba thế kỷ sau năm 1066 là tiếng Anh trung cổ (Middle English), và tiếng Anh cận đại (Modern English) được các nhà ngôn ngữ học cho là bắt đầu vào thế kỷ XVI và người có cơng nhất trong sự tiến triển này là văn hào nổi tiếng của Anh, William Shakespeare. Đây chính là tiếng Anh được dùng phổ thông trên thế giới ngày nay.
Tiếng Anh được người Anh và người Mỹ, Canada và một số quốc gia khác dùng như tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, Tiếng Anh sử dụng ở Anh và ở Mỹ cũng có những khác biệt xuất phát từ sự khác nhau cơ bản: Mỹ theo quan niệm dân chủ cịn Anh mang tính chất quý tộc. Dưới ánh mắt của một người Anh có học thức, tiếng Anh phải đáp ứng các tiêu chuẩn thanh nhã và đẹp (trong đó cách phát âm đóng vai trị căn bản) và người nào đi ngược các quy tắc kế thừa truyền thống nói trên lập tức bộc lộ anh ta thuộc một giai tầng xã hội thấp. Trái lại, người Mỹ có quan niệm dân chủ hơn về sử dụng ngơn ngữ của mình, họ tìm kiếm sự thỏa thuận về ngơn ngữ học dưới hình thức một tiếng Anh hợp cách, chỉ cần tôn trọng các quy tắc chuẩn tối thiểu. Vì vậy, ở Mỹ các giọng địa phương khác nhau cũng như giọng những người nhập cư chắc chắn ít quan trọng hơn so với ở Anh, và ít bị coi như một trở ngại trong q trình thăng tiến xã hội.
Tơn giáo
Mọi người dân ở Anh đều được hưởng quyền tự do tín ngưỡng. Thiên
chúa giáo là tơn giáo chiếm ưu thế ở Anh, cứ 10 người dân Anh thì có một
người là con chiên của nhà thờ Thiên chúa giáo Rome, và có 1,7 triệu con chiên của nhà thờ giáo phái Anh (Anglican church), loại nhà thờ chính thống (established church), tức là loại nhà thờ được luật pháp công nhận là nhà thờ quốc gia.
Ở Scotland có 1,1 triệu tín đồ của nhà thờ giáo phái Calvin (Presbyterian church), loại nhà thờ chính thống ở Scotland. Ở Bắc Ai Len, khoảng một nửa số dân theo đạo Tin lành (Protestants) và khoảng 40% theo đạo Thiên chúa.
Ở Wales, nhà thờ Anh đã giải tán vào năm 1920. Như vậy từ đó khơng cịn nhà thờ chính thống ở đây nữa, nhưng dòng Giám lý (Methodism) và Giáo
phái rửa tội (Baptism) là hai tôn giáo phát triển rộng rãi nhất.
Vương Quốc Anh có những cộng đồng người Hồi giáo lớn nhất Tây Âu, khoảng từ 1,5 đến 2 triệu người, với trên 600 nhà thờ Hồi giáo và trung tâm cầu nguyện. Một trong những thiết chế Hồi giáo (Muslim) quan trọng nhất trong thế giới phương tây là Nhà thờ Hồi giáo Trung tâm ở London và liên kết với nó là Trung tâm Văn hoá Hồi giáo (Islamic Cultural Centre).
Cộng đồng đạo Sích (Sikh) ở Anh có khoảng 400.000 đến 500.000 người. Những nhóm đạo Sích lớn nhất tập trung ở Greater London, Manchester và Birmingham. Ngôi đền đạo Sich cổ nhất được dựng lên ở London từ năm 1908.
Cộng đồng Hindu ở Anh có khoảng 400.000 người. Ngơi đền Hindu đầu tiên mở ra ở London vào năm 1962, và đến bây giờ đã có tới 120 đền trên tồn nước Anh. Những nhóm tơn giáo khác bao gồm cả 285.000 tín đồ đạo Do Thái.
Cấu trúc xã hội
Tại Anh, xã hội phân chia thành ba giai cấp cơ bản: giai cấp thượng lưu, giai cấp trung lưu và giai cấp lao động. Anh có khoảng cách phân cấp xã hội cao và mức độ linh hoạt chuyển đổi giữa các giai cấp tương đối thấp. Ở Anh những người sinh ra ở các tầng lớp thấp rất khó có cơ hội vươn lên những tầng lớp cao hơn.Thành kiến xã hội và những quy định nghiêm ngặt về giọng nói, cách cư xử ngăn cản họ làm việc ấy.Xã hội Anh coi trọng địa vị cá nhân và phân cấp quyền lực hơn là thành tích của chính cá nhân đó. Tính linh hoạt về chuyển đổi về mặt xã hội là khơng cao. Trong khi ở Mỹ, tính linh hoạt trong chuyển đổi giai cấp lớn hơn nhiều. Hệ thống giai cấp ở Mỹ không cực đoan như
ở Anh. Ở Mỹ cũng có ba giai cấp thượng lưu, trung lưu và lao động. Tuy nhiên ở Mỹ địa vị của một cá nhân được xác định chủ yếu bằng thành công của bản thân chứ không phải bằng học hành hay gốc gác của người đó. Do đó, bằng thành cơng của chính mình, một cá nhân có thể dễ dàng di chuyển từ giai cấp lao động lên giai cấp thượng lưu. Thực tế là tại Mỹ, người ta rất tôn trọng những người thành đạt có địa vị thấp kém, trong khi ở Anh, những người như thế chỉ được coi là “trưởng giả học làm sang”, chứ không bao giờ được xã hội thượng lưu thực sự chấp nhận cả.
2.1.2. Tổng quan về quan hệ thương mại Việt Nam - Anh
Việt Nam và Anh thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ ngày 11/9/1973. Năm 2010,Việt Nam và Anh ký hiệp định đối tác chiến lược. Chuyến thăm chính thức Vương quốc Anh của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 1/2013, nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ Việt Anh càng thắt chặt mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên. Theo ông Swire, thứ trưởng ngoại giao Anh, quan hệ Việt Nam-Anh đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
Trong những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam sang Anh tăng trung bình 17%/năm, Việt Nam liên tục xuất siêu. Những mặt hàng xuất chủ yếu bao gồm: giày dép, dệt may, chè và cà phê, gạo, thủy sản, cao su… Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Anh có thể tính đến hàng gia cơng chế biến và thiết bị cơng nghiệp, hóa chất, thiết bị viễn thơng, thuốc lá…
Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Anh (đơn vị: triệu USD)
Năm xuất khẩuViệt Nam nhập khẩuViệt Nam Tổng kim ngạch Mức tăng (%)
2008 1.500 386 1.886
2009 1.329 395 1.724 -9%
2010 1.681 511 2.192 22%
2011 2.398 646 3.044 38%
2012 3.033 542 3.575 17%
Bảng 2: Top 5 mặt hàng xuất khẩu (2012) đơn vị: triệu USD
Mặt hàng xuất khẩu 2011 2012 Mức tăng (%)
Điện thoại các loại và linh kiện 469.027.570 948.012.42
4 102%
Giày dép các loại 494.954.766 501.277.972 1,28%
Hàng dệt, may 448.674.589 451.690.92
1 0,67%
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện 61.057.172
251.335.37
9 311%
Gỗ và sản phẩm gỗ 159.794.468 187.421.53
9 17%
(Nguồn: Hồ sơ thị trường Anh – VCCI)
Bảng 3: Top 5 mặt hàng nhập khẩu (2012) đơn vị: triệu USD
Mặt hàng nhập khẩu 2011 2012 Mức tăng (%)
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
khác 182.611.320 172.603.667 -5,5%
Phế liệu sắt thép 93.058.975 33.551.287 -64%
Dược phẩm 55.562.634 73.725.540 33%
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 40.970.976 44.413.084 8,4%
Sản phẩm hóa chất 39.393.429 39.950.250 1,4%
(Nguồn: Hồ sơ thị trường Anh – VCCI)
Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 43 trong tổng số 235 đối tác thương mại trên toàn thế giới của Anh, với trao đổi thương mại song phương chiếm 0,34% tổng kim ngạch thương mại giữa Anh và thế giới. Năm 2012, Việt Nam đứng thứ 34 trong số 229 nước xuất khẩu vào Anh và đứng thứ 73 trong số 230 nước nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ ba châu Âu này.
2.2. Tác động của sự khác biệt văn hóa Việt Nam và văn hóa Anh đối vớihoạt động đàm phán TMQT giữa Việt Nam và Anh quốc hoạt động đàm phán TMQT giữa Việt Nam và Anh quốc
2.2.1. Sự khác biệt văn hóa giữa Việt Nam và Anh
Sự khác biệt lớn giữa văn hóa phương Đơng và văn hóa phương Tây chính là căn bản của sự khác biệt văn hóa giữa hai quốc gia Việt Nam và Anh quốc. Ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sự khác biệt văn hóa giữa Việt Nam và Anh qua 5
khía cạnh: khoảng cách quyền lực, vai trị của cá nhân, giới tính, thái độ với rủi ro và quan điểm về thời gian. Dựa trên mơ hình năm chiều (5D model) của Geert Hofstede ta có sơ đồ sau:
2.2.1.1. Khoảng cách quyền lực
Anh quốc có chỉ số PDI là 35 – nằm ở vị trí tương đối thấp, thể hiện thái độ của nền văn hóa muốn giảm thiểu sự bất bình đẳng giữa mọi người. Chỉ số khoảng cách quyền lực của Anh dường như có vẻ trái ngược với hệ thống phân cấp xã hội tại nước này. Nhưng thực ra nó lại thể hiện một thực tế khác, đề cao cả vai trị của vị trí cá nhân trong xã hội có giai cấp và những gì bạn cố gắng đạt được trong cuộc sống. Việt Nam có chỉ số PDI khá cao (70), điều đó có nghĩa là xã hội Việt Nam coi trọng thứ bậc, mọi người cũng tự biết chỗ đứng của mình trong xã hội, hay cụ thể hơn là trong một tổ chức, một doanh nghiệp.
Xét trên khía cạnh kinh doanh, tại Việt Nam, quyền lực tập trung vào một vài nhân vật chủ chốt, các lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp và nhân viên thường khơng có quyền tự quyết. Trong khi đó ở Anh, những nhà quản lý và nhân viên thường bình đẳng hơn, hợp tác với nhau nhiều hơn để đạt được mục tiêu chung của công ty. Người Anh đề cao tính fair-play trong khi hợp tác kinh doanh.
2.2.1.2. Vai trò của cá nhân
Với chỉ số IDV là 89, Anh quốc là một trong những quốc gia rất đề cao chủ nghĩa cá nhân. Người Anh coi trọng tính cá nhân và sự riêng tư của mọi người. Từ nhỏ, những đứa trẻ đã được dạy tính độc lập, nghĩ cho bản thân mình và tìm ra đâu là mục đích của mình trong cuộc sống cũng như làm thế nào để cống hiến cho xã hội theo cách riêng của mình. Con đường đến với hạnh phúc là sự thỏa mãn cá nhân. Trong khi đó, Việt Nam với chỉ số IDV là 20 có thể xem là mang tính tập thể cao. Người Việt Nam có xu hướng tơn trọng theo tuổi tác