II. TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA ANH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀM PHÁN
3.3. Giải pháp tăng cường hiểu biết về văn hóa Anh trong đàm phán TMQT
3.3.1.1. Nâng cao nhận thức nhận thức của doanh nghiệp về ảnh hưởng của văn
hóa trong đàm phán thương mại quốc tế
Để thay đổi một cái gì đó, đầu tiên chúng ta phải đi từ nhận thức. Khái niệm văn hóa đã rất quen thuộc trong mọi mặt của đời sống nhờ sự xuất hiện phổ biến của nó trên các phương tiện truyền thơng. Tuy nhiên, khơng phải ai
cũng có được hiểu biết một cách đầy đủ đa chiều về văn hóa, và đặc biệt, đối với doanh nghiệp, hiểu và có cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của văn hóa trong đàm phán kinh doanh khơng phải là việc có thể làm được trong một sớm một chiều, cần có sự cố gắng rất lớn từ các bên. Cũng có một bộ phận nhỏ các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã quan tâm hơn đến ảnh hưởng của yếu tố văn hóa trong đàm phán kinh doanh với đối tác nước ngoài, mà ở đây ta muốn nhấn mạnh đến Anh quốc. Tuy nhiên, sự quan tâm đó vẫn mang tính cục bộ, đơn lẻ hoặc chưa thực sự đầy đủ. Do đó, rất cần có sự can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước như các Bộ, ngành để nâng cao nhận thức về văn hóa trong các doanh nghiệp.
Một sự thực là các bộ, ban, ngành chưa có sự quan tâm phù hợp đến khía cạnh văn hóa trong kinh doanh, các chính sách và cơ chế quản lý hiện hành ở nước ta hiện nay cũng mới chỉ chú ý đến khía cạnh kinh tế, xã hội và mơi trường trong kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp cũng trở nên lơ là với việc củng cố các kiến thức về văn hóa trong kinh doanh. Thêm vào đó, áp lực kinh tế, chạy theo lợi nhuận khiến doanh nghiệp qn đi khía cạnh văn hóa hoặc chỉ coi nó là yếu tố phụ trợ. Bởi vậy, để thay đổi nhận thức của doanh nghiệp, các bộ ngành có liên quan như Bộ Cơng Thương, Phịng Cơng nghiệp và Thương Mại Việt Nam (VCCI) có thể cho xuất bản những tài liệu về thị trường và văn hóa đàm phán của các quốc gia để tuyên truyền rộng rãi cho doanh nghiệp. Các ấn phẩm này nên được phổ biến, các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận để giúp doanh nghiệp trang bị những kiến thức cơ bản, góp phần nâng cao hiệu quả đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế. Ví dụ như VCCI cho phát hành ấn phẩm về hồ sơ các thị trường, thị trường Anh cũng như các thị trường khác để doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quan về thị trường mà họ định tiếp cận, nền tảng mối quan hệ hai bên, những lưu ý trong văn hóa và văn hóa kinh doanh của đối tác. Đây sẽ là cẩm nang cho các doanh nghiệp Việt Nam, giúp doanh nghiệp chiếm được cảm tình của đối tác ngay cả khi những kiến thức này không áp dụng một cách trực
tiếp vào kinh doanh. Thêm vào đó, những kiến thức này sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về cách suy nghĩ, ứng xử của đối tác, giúp ta vạch ra được những chiến lược kinh doanh, đàm phán phù hợp, tạo điều kiện cho cuộc đàm phán thành công tốt đẹp.
Việc giúp cho cộng đồng nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa trong đàm phán kinh doanh cịn có thể thơng qua giáo dục trong các trường đại học. Hiện nay, trong các trường kinh tế cũng đã có chương trình giảng dạy về đàm phán. Tuy nhiên, đàm phán chưa được xem là một chuyên ngành riêng mà chỉ là một môn học trong các chuyên ngành lớn như kinh doanh, xuất nhập khẩu và do đó văn hóa trong đàm phán cũng chưa được quan tâm đúng mức. Nếu đưa đàm phán trở thành một mơn học chính thức kết hợp với đào tạo thêm các kỹ năng mềm như thuyết trình, ứng xử,... chắc chắn nó sẽ tạo tiền đề cho các doanh nhân Việt Nam trong tương lai có cơ sở về văn hóa trong đàm phán kinh doanh, từ đó nâng cao kỹ năng và hiểu biết khi tham gia đàm phán với đối tác nước ngoài.
Một biện pháp khác cũng góp phần giúp cho các doanh nghiệp có được hiểu biết sâu hơn về văn hóa đó là tổ chức các khóa học chuyên đề về văn hóa. Đây sẽ là nơi để các doanh nghiệp trao đổi quan điểm, kinh nghiệm, những sai lầm mắc phải trong khi đàm phán, nhờ vậy kiến thức về văn hóa của mỗi thành viên cũng được mở rộng hơn. Ngồi ra, trong q trình học tập rất có thể những đặc điểm về văn hóa lại gợi ra những ý tưởng mới cho nhà kinh doanh. Vì thơng thường, nhà kinh doanh chỉ biết kinh doanh, nhà nghiên cứu chỉ biết tìm hiểu văn hóa, nếu có thể kết hợp cả hai yếu tố sẽ dẫn đến thành công lớn hơn trong kinh doanh.
Song song với việc tuyên truyền rộng rãi cho doanh nghiệp về văn hóa trong đàm phán nói chung, các cơ quan nhà nước, các bộ ngành liên quan nên nhấn mạnh đến vai trò của thị trường Anh đối với hoạt động thương mại của thị
trường Việt Nam trong thời gian tới. Trên nền tảng mối quan hệ chính trị, ngoại giao và kinh tế đang rất tốt đẹp giữa hai bên, các đại diện các bộ, ngành như Bộ Cơng Thương có thể chỉ ra cho doanh nghiệp những thành quả đạt được cũng như những thiếu sót, những chỗ trống cần lấp trên thị trường. Từ đó xây dựng niềm tin trong các doanh nghiệp Việt Nam về một thị trường đầy triển vọng như Anh quốc, chúng ta có thể đáp ứng những nhu cầu khó tính của thị trường này một phần nhờ vào sự tìm hiểu rõ về văn hóa trong đàm phán của đối tác.