II. TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA ANH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀM PHÁN
3.3. Giải pháp tăng cường hiểu biết về văn hóa Anh trong đàm phán TMQT
3.3.1.2. Tăng cường hợp tác, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Anh quốc
Việt Nam và Anh quốc có nền tảng mối quan hệ ngoại giao khá tốt đẹp và Anh quốc luôn giữ lập trường ủng hộ Việt Nam trong mối quan hệ giữa Việt Nam với EU cũng như trên trường quốc tế. Nền tảng này có tác dụng rất lớn trong việc góp phần thúc đẩy mối quan hệ thương mại tốt đẹp giữa hai nước. Nhà nước ta cần chú trọng thực hiện gia tăng hợp tác với Anh theo phương châm đa tầng đa diện, nhằm tạo sự hiểu biết tin cậy lẫn nhau trong các giới và trong các cấp ngành.
Năm 2013 là kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Anh quốc. Đây là một dịp tốt để tăng cường các hoạt động hợp tác giữa hai nước cũng như giao lưu văn hóa nhằm củng cố mối quan hệ tốt đẹp lâu dài. Đi liền với hợp tác kinh tế phải chú trọng thúc đẩy giao lưu văn hóa để nâng cao hiểu biết lẫn nhau. Việc đẩy mạnh giao lưu văn hóa sẽ tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ hai nước trong hiện tại và tương lai.
Anh quốc là một đất nước có nền văn hóa độc đáo và ln coi trọng truyền thống. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải hết sức coi trọng đến việc giới thiệu về văn hóa Việt Nam và tìm hiểu về văn hóa nước bạn. Các cơ quan nhà nước có thể tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa nhằm giới thiệu những nét đặc sắc về văn hóa Việt Nam ví dụ như múa rối nước, sơn mài, khảm trai,… tại các hội chợ triển lãm hay các gian hàng giới thiệu sản phẩm.
Chúng ta có thể kể đến Vifa fair – hội chợ quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam, đây là hoạt động thường niên được VCCI tổ chức. Đối với một nước có nền văn hóa nơng nghiệp truyền thống như Việt Nam thì việc bn bán với nước ngồi thơng qua trao đổi hàng với các hóa, chính bản thân hàng hóa cũng mang nét đặc trưng về văn hóa. Đối doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng truyền thống như mây tre đan, đồ gốm sứ, nhà nước nên có các chính sách ưu đãi về thuế để khuyến khích và giúp đỡ các doanh nghiệp này quảng bá về văn hóa Việt Nam đến các nước bạn. Anh quốc cũng như các quốc gia châu Âu khác là thị trường đầy tiềm năng đối với các mặt hàng truyền thống này. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, các hoạt động giao lưu về thể thao, văn nghệ cũng nên được tổ chức để tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc. Đặc biệt, các hoạt động hợp tác giáo dục
Cộng đồng người Việt Nam tại Anh hình thành từ đầu thập kỷ 40 thế kỷ XX; hiện có khoảng 40.000 người, nhìn chung sống hồ nhập, ổn định, 90% sống tập trung tại các thành phố lớn: London 20.000 người, Birmingham 10.000 người, Manchester 8.000 người...
Anh quốc cũng tăng cường thâm nhập và tìm hiểu thị trường Việt Nam. Hiện Anh có 138 văn phịng đại diện thương mại thường trú và chi nhánh kinh doanh tại Việt Nam. Năm 1998, Anh thành lập Hiệp hội doanh nghiệp Anh tại Việt Nam (BBGV) nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế với Việt Nam và các hoạt động từ thiện tại Việt Nam.