Về chủ thể tham gia thị trường

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 36)

I. Thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt và tác động của nó tới khả

1. Thuận lợi

1.1. Về chủ thể tham gia thị trường

Chủ thể tham gia vào thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt gồm có: các công ty bảo hiểm, các công ty môi giới và văn phịng đại diện nước ngồi, các khách hàng tham gia mua bảo hiểm.

1.1.1. Các công ty bảo hiểm

Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, ngày càng có nhiều doanh nghiệp trở thành người bán đối với sản phẩm bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. Trước 1995, Việt Nam chỉ có một doanh nghiệp duy nhất là Bảo Việt cung cấp sản phẩm bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. Nhưng giai đoạn sau 1995

đến nay đã có thêm rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực bảo hiểm

này. Gần đây nhất, trong năm 2003 thị trường đã kết nạp thêm hai thành viên

mới, một là SamsungVina (một công ty liên doanh bảo hiểm trách nhiệm hữu hạn giữa công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam với Công ty bảo hiểm Samsung của Hàn Quốc, với tỷ lệ góp vốn 50/50, thời gian hoạt động 30 năm và số vốn đầu tư 5 triệu USD), hai là công ty liên doanh giữa Ngân hàng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với Công ty Bảo hiểm Châu Á, gọi là Incombank - Asia, nâng tổng số thành viên trên thị trường lên 13 công ty (Bảo Việt, Bảo Minh, PVIC, PJICO, PTI, Alianz, UIC, VIA, Bảo Long, BIDV-QBE, Group Pama, SamsungVina và Incombank - Asia). Chính vì thế, tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt đã diễn ra phức

tạp hơn.

Thị phần đối với sản phẩm bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt,

trước kia hoàn toàn do Bảo Việt nắm giữ, nay đã được san sẻ cho nhiều cơng ty khác. Điều đó được thể hiện trong biểu đồ sau:

ThÞ phần của các cơng ty bảo him trong dch v BHHH&RRĐB 36% 20% 16% 4.50% 9.00% 6.00% 9.00%

Bảo V it Bảo M inh

A llianz UIC

V IA PJICO

Các cơng ty k hác

Nhờ có cạnh tranh mà các công ty bảo hiểm đã chú ý nhiều hơn đến những chiến lược nhằm thu hút khách hàng về phía mình. Hoạt động cạnh tranh diễn ra sôi nổi hơn chắc chắn sẽ đem đến những sản phẩm ưu việt hơn, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.

1.1.2. Các nhà mơi giới và các văn phịng đại diện bảo hiểm nước ngồi

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 100/CP, số công ty bảo hiểm và mơi giới bảo hiểm nước ngồi mở văn phịng đại diện tại Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 2 cơng ty mơi giới là VIET QUOC và INCHINBROK (đây là cơng ty 100% vốn nước ngồi) và khoảng 40 văn phịng đại diện cơng ty bảo hiểm nước ngồi. Các cơng ty mơi giới và văn phòng đại diện đến từ nhiều nước khác nhau như: Mỹ, Pháp, Nhật,

Đức… và đều đến Việt Nam vì mục đích tìm kiếm các cơ hội để khai thác các

dịch vụ bảo hiểm trên thị trường Việt Nam.

Sự có mặt của các nhà mơi giới bảo hiểm và văn phịng đại diện bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam đã mang lại nhiều lợi thế cho thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt của Việt Nam nói riêng. Chúng mang lại sự phong phú cho hoạt động của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Các nhà môi giới bảo hiểm và văn phịng đại diện nước ngồi này đã hợp tác với các công ty bảo hiểm của Việt Nam và cũng giúp đỡ các công ty bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt Việt Nam thông qua việc giới thiệu được sản phẩm bảo hiểm này cho nhiều khách hàng, giới thiệu một số điều khoản mới cho các

công ty bảo hiểm Việt Nam cũng như giúp đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên bảo hiểm.

1.1.3. Khách hàng

Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt có một lợi thế hơn so với các loại bảo hiểm khác vì trong Luật kinh doanh bảo hiểm ban hành vào năm 2001 thì bảo hiểm cháy được coi là một loại bảo hiểm bắt buộc. Và theo các nhà bảo

hiểm thì quy định bắt buộc này được coi là điều kiện thuận lợi cho phép các công ty bảo hiểm có thể tiếp cận được các khách hàng tiềm năng.

Trên thực tế, hầu hết các khách hàng chủ yếu của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là các doanh nghiệp lớn và đa phần là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp Nhà nước lớn. Tuy nhiên, trong

những năm gần đây, các công ty tham gia khai thác bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt cũng đã chú ý hơn đến những đối tượng khách hàng khác. Theo số liệu thống kê của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), đối với

nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, trong năm 2001, doanh thu tồn tổng cơng ty tăng so với năm 2000 là 5%, đã chú trọng vào thị trường các xí nghiệp nhỏ, các tổ hợp sản xuất và các doanh nghiệp tư nhân. Sang năm 2002, doanh thu của nghiệp vụ này đã đạt 110 tỷ đồng, chiếm 15% trong tổng doanh thu của Bảo Việt.

Như vậy cũng là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy các doanh nghiệp bảo hiểm đã quan tâm hơn đến những đối tượng khách hàng khác ngoài những

khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp Nhà nước lớn và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 36)