III. Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động bảo hiểm hoả hoạn và các rủ
1. Các giải pháp về phía Nhà nước
Trong những năm sắp tới, thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt nói riêng có nhiều khả năng biến động với mức độ cạnh tranh cao hơn. Để thích ứng được với hồn cảnh đó, đồng thời thúc đẩy
thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt phát triển bền vững, tăng cường vai trò của nó trong cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước,
Nhà nước cần phải nhanh chóng thực hiện được và thực hiện tốt một số giải
pháp sau:
* Thứ nhất, Nhà nước cần hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh
nhằm tạo khung pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia cũng như của các doanh nghiệp bảo hiểm, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo
hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt trong nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Việc hồn thiện mơi trường pháp lý, trước
hết là hoàn thiện và bổ sung các quy định phù hợp với tập quán kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, điều kiện thực tiễn của Việt Nam, mục
tiêu và định hướng phát triển thị trường. Song song với việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, cần xây dựng một cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu việc thực hiện trên thực tế nhằm xác lập và duy trì một thị trường cạnh tranh lành mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững. Cụ thể là, Nhà nước cần:
- Tăng cường năng lực của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam để đủ sức đảm trách vai trị "trọng tài" của các cơng ty hội viên.
Muốn vậy, Nhà nước cần có cơ chế tài chính theo hướng khuyến khích đối với cán bộ chuyên trách của Hiệp hội để thu hút nhân tài vào làm việc tại đây.
Đi liền với cơ chế tài chính, trách nhiệm và quyền hạn của Hiệp hội phải đủ
mạnh để xử phạt những hội viên vi phạm những thoả thuận hợp tác. Để thực
hiện được điều đó cần có những quy định rất rõ ràng về mức phạt cho từng
trường hợp vi phạm. Mặt khác, Nhà nước cũng cần cho phép các công ty là hội viên của Hiệp hội được hưởng một số ưu đãi từ chính sách quản lý của mình,
nhằm khuyến khích các cơng ty tham gia vào Hiệp hội.
Khi Hiệp hội thực hiện tốt vai trò "trọng tài", đẩy lùi tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh, thì cơng việc quản lý của các cơ quan Nhà nước sẽ được
giảm nhẹ. Do đó, cơ quan quản lý Nhà nước cần hỗ trợ Hiệp hội có những can thiệp về mặt hành chính đối với những cơng ty cố tình vi phạm.
- Nâng cao chất lượng của cơ quan quản lý Nhà nước trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Trước tốc độ phát triển của thị trường và những yêu cầu về quản lý đặt ra, cần tăng cường và bổ sung lực lượng cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đồng thời với việc đào tạo và đào tạo lại các
cán bộ về kinh doanh bảo hiểm theo kinh tế thị trường nhằm đáp ứng với nhu cầu của tình hình mới.
* Song song với việc nâng cao năng lực quản lý, Bộ tài chính cần có những chỉ đạo cụ thể nhằm thúc đẩy thị trường như: củng cố lại các doanh
nghiệp bảo hiểm 100% vốn Nhà nước để đủ sức thực sự giữ vai trò chủ đạo
trên thị trường; kiến nghị với Chính phủ có những giải pháp đồng bộ giữa các ngành nhằm nâng cao tỷ trọng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt trên tổng kim ngạch bảo hiểm hàng năm; Phối hợp cùng các Bộ, UBND các tỉnh, thành chỉ đạo thực hiện triệt để Nghị quyết 13/2002/NQ - CP của Chính Phủ.
- Nhà nước cần có chiến lược, định hướng phù hợp trong phát triển thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, trước hết là chiến lược, chính sách hội nhập. Đó là cần xác định lộ trình hội nhập và mở cửa thị
trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. Tiếp đến, Nhà nước cần có chính sách phù hợp để khuyến khích, phát triển thị trường bảo hiểm
hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, đặc biệt là những điểm sau:
Đối với vấn đề đại lý, do hoạt động đại lý bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt có những điểm khác biệt đối với các đại lý thương mại nói chung nên
Nhà nước cần có những quy định chặt chẽ và cụ thể hơn về tiêu chuẩn, điều
kiện, đào tạo, sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề đại lý bảo hiểm hoả hoạn và
các rủi ro đặc biệt. Đặc biệt, để tiêu chuẩn hoá được đội ngũ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt của Việt Nam ngang tầm với tiêu chuẩn của khu vực và
Thế giới, Nhà nước cần quy định rõ nội dung đào tạo, đồng thời tiến hành tổ
chức thi sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề đại lý.
Thực tế cho thấy, để đạt được hợp đồng, đại lý bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt cần bỏ ra khá nhiều chi phí như chi phí đi lại, tiếp thị,… do vậy, khi xác định thuế thu nhập cho đại lý cũng cần có cách tính phù hợp. Cụ thể, Nhà nước nên thay đổi chính sách thuế áp dụng đối với thu nhập của đại lý bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt theo hướng như sau: Thu nhập của đại lý bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt đang chịu sự điều tiết của Luật thuế
Thu nhập Doanh nghiệp cần được chuyển sang chịu sự điều tiết của Pháp lệnh
thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao số 35/2001/PL - UBTVQH10 đã được sửa đổi, bổ sung và ban hành ngày 19/5/2000. Làm như vậy, một mặt vẫn đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước; mặt khác, khắc phục được những điểm chưa hợp lý, đồng thời góp phần giảm tỷ lệ đại lý nghỉ việc trong các công ty bảo hiểm, nhằm tăng thêm năng lực tiếp cận và tiếp thị
đối với những khách hàng tiềm năng giúp các công ty bảo hiểm có thể thoả
mãn tốt nhất những nhu cầu bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước cần có chính sách tạo ra sự
bình đẳng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này có thể đứng trên cùng mặt
bằng khi cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc loại hình khác trên các mặt như tiền lương, chi phí quản lý… Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt Nhà nước làm ăn có hiệu quả thì cần phải
được đầu tư thêm vốn và các nguồn lực khác nhằm thực hiện phương châm:
kinh tế Nhà nước ln giữ vai trị chủ đạo trong lĩnh vực bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. Song, Nhà nước cũng cần sắp xếp lại các doanh nghiệp bảo hiểm này theo chiều hướng quán triệt tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung
Ương 3 (khoá IX) "về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
doanh nghiệp Nhà nước". Hơn nữa, cũng cần phải xem xét khả năng tiến hành cổ phần hóa những doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước hoạt động không mấy
cũng như của các doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt nói riêng cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung trên thị trường. Từ nay
đến năm 2005, Nhà nước cũng cần xem xét việc cho phép thành lập thêm một
số công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ có tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, công ty cổ phần môi giới bảo hiểm, công ty môi giới bảo hiểm 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi cũng có tham gia vào lĩnh vực này, có tính đến các khu vực mà Việt Nam cam kết hội nhập.