III. Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động bảo hiểm hoả hoạn và các rủ
3. Các giải pháp khác
3.1. Giải pháp về phía khách hàng
- Thứ nhất, khách hàng cần phải tìm hiểu để tự nâng cao nhận thức của mình về tác dụng và vai trò của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt đối với bản thân.
Trên thực tế, ở Việt Nam, nhận thức của người dân về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là chưa cao. ở một số nơi, người dân thậm chí cịn có những nhận thức lệch lạc về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. Ví dụ, một số ngư dân Việt Nam còn cho rằng người bán bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt mang đến cho họ những điềm xấu, như là "trù ẻo" người được
bảo hiểm, nhất là sau đó, họ khơng may gặp phải rủi ro tai nạn tổn thất. Còn nếu những ngư dân đã mua bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt cho thuyền của họ mà thoát được khi tai nạn xảy ra thì lại coi giấy chứng nhận bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là một lá bùa đem lại cho họ nhiều may mắn chứ không phải là một hợp đồng để được tài trợ sau sự cố rủi ro tổn thất.
Những nhận thức sai lệch về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt như vậy
đã gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ bảo hiểm khi đi làm cơng tác. Do đó,
nâng cao nhận thức của người dân về tác dụng và vai trò của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là một việc làm không thể thiếu đối với cả các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như bản thân mỗi người dân Việt Nam.
- Mỗi khách hàng cần tích cực phối hợp với các cơng ty bảo hiểm trong việc bảo vệ tài sản của mình cũng như hạn chế tổn thất khi có sự cố rủi ro xảy ra chứ không được trút hết trách nhiệm của mình lên người bảo hiểm.
- Ln luôn trau dồi đạo đức và tư cách của bản thân trong khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, tránh việc tự coi mình là
"thượng đế" và gây khó dễ cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc lợi dụng các doanh nghiệp bảo hiểm này để trục lợi cho bản thân.
Ở Việt Nam, tình trạng này xảy ra cịn chưa nhiều, nhưng khơng phải là
khơng có, và thường là xảy ra đối với một số khách hàng, đặc biệt là các khách hàng là các doanh nghiệp Nhật Bản, những người vốn quen được "nuông chiều" quá đáng bởi các doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt Nhật Bản. Sau đây là một ví dụ:
Khi mua bảo hiểm, có một số khách hàng Nhật không muốn khai báo và nộp cho công ty bảo hiểm danh sách các hạng mục tài sản bảo hiểm một cách cụ thể, rõ ràng và dứt khoát. Làm như thế có 2 cái lợi cho họ:
Một là họ tự ý định đoạt tài sản nào với giá trị bao nhiêu để tham gia bảo
hiểm với mức phí bảo hiểm phải nộp tối thiểu nếu có thể.
Hai là khi sự cố bảo hiểm xảy ra, họ có thể dễ dàng đưa vào danh sách
các tài sản bị tổn thất mà không khai báo trước đây, đồng thời nâng giá
các tài sản bị thiệt hại trong danh sách đã kê khai thấp, nhằm khiếu nại bồi thường bảo hiểm với số tiền cao hơn.
Còn nếu phải quy đổi từ một loại tiền này sang một loại tiền khác khi thanh toán bảo hiểm thì họ lại áp dụng những cách như:
Xin nộp phí bảo hiểm theo một tỷ giá thấp cố định do họ đưa ra.
Khi xảy ra sự cố bảo hiểm, họ khiếu nại đòi bồi thường theo tỷ giá bán ra hiện hành của một ngân hàng nào đó, nhưng cơng ty bảo hiểm vẫn phải khấu trừ bồi thường theo đúng tỷ giá thấp cố định do họ đưa ra lúc nộp phí bảo hiểm.
Đồng thời, có một số khách hàng Nhật khi đã nhận xong tiền bồi thường đầy đủ giá trị cho các tài sản bị thiệt hại, họ khơng muốn hồn trả cho cơng ty
bảo hiểm các tài sản đó ( mặc dù cơng ty bảo hiểm có u cầu theo đúng quy
định và tập quán quốc tế). Công ty bảo hiểm đề nghị lập hội đồng giám sát
chung để huỷ các tài sản đó thì họ cũng khơng đồng ý và nói rằng nếu khơng
tin họ tự huỷ các tài sản đó thì họ sẽ mua bảo hiểm ở một công ty bảo hiểm
Kinh doanh bảo hiểm với những khách hàng như vậy quả là rất khó khăn với các cơng ty bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt Việt Nam vốn còn rất non trẻ và chưa đủ kinh nghiệm như hiện nay.