Đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 48)

I. Thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt và tác động của nó tới khả

1. Hoạt động khai thác bảo hiểm

1.2. Đánh giá rủi ro

Hoạt động đánh giá rủi ro được tiến hành sau khi khách hàng đã gửi giấy yêu cầu bảo hiểm với mục đích đánh giá chính xác các rủi ro có thể xảy ra với các đối tượng bảo hiểm. Qua đó xác định tỷ lệ phí bảo hiểm thích hợp tương ứng với các rủi ro mà công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm.

Để có cơ sở đánh giá đúng rủi ro, ngoài việc dựa vào những thơng tin

trong giấy u cầu bảo hiểm thì thơng thường các cơng ty bảo hiểm cịn u cầu khách hàng phải điền vào phiếu điều tra các rủi ro (bảng câu hỏi) sau đó

gửi cho Cơng ty bảo hiểm. Qua phần trả lời của khách hàng trong phiếu điều tra cũng như phần kê khai của khách hàng trong đơn yêu cầu bảo hiểm, các công ty bảo hiểm sẽ xác định được các đặc điểm của đối tượng bảo hiểm cần thiết

trong việc tính phí bảo hiểm, ví dụ như: đối với bảo hiểm cháy thì phải xác định được bậc chịu lửa của cơng trình, loại PCCC được trang vị, đội cứu hoả,

bảo vệ… , hạng sản xuất (đơn vị sản xuất), loại kinh doanh dịch vụ (với đơn vị kinh doanh dịch vụ), mức độ nguy hiểm của các tài sản trong kho, cửa

hàng….Để được như vậy thì khách hàng phải tuân theo nguyên tắc trung thực tuyệt đối và phải có quyền lợi bảo hiểm, tức là phải kê khai đầy đủ và đúng sự thật giá trị tài sản cần bảo hiểm theo từng đơn vị rủi ro vào bản kê danh mục tài sản (theo mẫu in sẵn) cũng như phải trả lời cẩn thận và chi tiết những câu hỏi trong phiếu điều tra.

Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiều yếu tố, cả chủ quan lẫn khách quan, mà khách hàng có thể trả lời sai những câu hỏi trong phiếu điều tra khiến cho kết

quả thu được có nhiều sai sót và dẫn đến việc các cơng ty bảo hiểm có thể tính sai mức phí bảo hiểm. Chính vì vậy, để đảm bảo sự chính xác, trung thực khi đánh giá rủi ro, ngồi việc gửi phiếu điều tra rủi ro, các cán bộ khai thác bảo

hiểm thường phải trực tiếp đến làm việc với khách hàng, hướng dẫn khách

hàng trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra một cách cẩn thận, kỹ lưỡng, cộng tác với cảnh sát PCCC trong việc đánh giá về thực tế cơng tác phịng cháy chữa cháy, phương tiện chuyên môn (khách hàng cần những phương tiện PCCC nào? bố trí ở đâu? với số lượng là bao nhiêu?). Người bảo hiểm cũng có thể yêu cầu người được bảo hiểm cung cấp sơ đồ, vị trí tài sản được bảo hiểm, sơ đồ hệ

thống PCCC… hoặc cử giám định viên hoặc cộng tác viên để xem xét đối tượng bảo hiểm và góp ý kiến về hệ thống PCCC hoặc yêu cầu người được bảo hiểm bổ sung phương tiện PCCC. Cuối cùng, trên cơ sở những tài liệu đã thu

thập được, cán bộ khai thác bảo hiểm sẽ phân tích, tổng hợp để đánh giá mức độ rủi ro một cách chính xác, từ đó tính được mức phí bảo hiểm mà khách hàng

cần phải nộp, và cuối cùng sẽ thoả thuận với khách hàng về tỷ lệ phí sẽ được áp dụng.

Như vậy, công việc đánh giá rủi ro có ý nghĩa vơ cùng quan trọng bởi đây là khâu quyết định trong việc cấp đơn bảo hiểm cũng như đưa ra mức phí thích hợp. Đây cũng là một trong những khâu có ý nghĩa quyết định để xác định xem một khách hàng có phải là đang sử dụng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt để trục lợi hay không.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 48)