Phòng và hạn chế tổn thất

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 86)

III. Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động bảo hiểm hoả hoạn và các rủ

2. Các giải pháp về phía các doanh nghiệp bảo hiểm

2.3. phòng và hạn chế tổn thất

Để tối ưu hoá hiệu quả của hoạt động bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc

biệt, về hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất, các doanh nghiệp bảo hiểm

nên:

- Nâng cao nhận thức của khách hàng về tầm quan trọng của đề phịng và hạn chế tổn thất thơng qua việc tuyên truyền một cách thường xuyên cho họ bằng nhiều cách, cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Từ đó giúp họ hiểu được bảo

hiểm chỉ là một biện pháp giải quyết hậu quả của tổn thất chứ không phải là một biện pháp phòng chống tổn thất. Khách hàng khi đã nhận thức được điều đó sẽ khơng dồn hết trách nhiệm cho công ty bảo hiểm nữa mà bản

thân họ cũng có những trách nhiệm trong việc bố trí và quản lý tốt tài sản của mình, có kế hoạch phịng ngừa rủi ro một cách hiệu quả, thường xuyên tự bảo dưỡng nhà cửa, trang thiết bị PCCC…

- Xác định một tỷ lệ chi hợp lý cho đề phòng hạn chế tổn thất. Trong điều

kiện cạnh tranh như hiện nay, việc chi đề phịng, hạn chế tổn thất sẽ có tác dụng rất quan trọng trong việc khuyến khích, giữ chân khách hàng. Chính vì vậy, các cơng ty bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt cần phải xác định rõ tỷ lệ được phép chi cho bồi thường, hạn chế tổn thất.

- Tăng cường mối quan hệ hợp tác với phòng cảnh sát PCCC, các cấp chính quyền và các ban ngành để kiểm tra tình hình thực hiện cơng tác PCCC ở các đơn vị tham gia bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.

- Tiếp tục trích quỹ chi cho đề phòng hạn chế tổn thất của doanh nghiệp để tài trợ cho cảnh sát PCCC cũng như các đơn vị tham gia bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt trong việc trang bị phương tiện PCCC hiện đại hơn.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)