Một số yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất và chất lượng phân bón hữu cơ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học: Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh vật để tạo chế phẩm phân bón vi sinh từ một số chất thải hữu cơ (Trang 25 - 28)

 Nguyên liệu:

- Nguyên liệu chính: thường là phế thải nơng nghiệp có nguồn gốc từ sinh khối xanh (thực vật) hoặc từ xác động vật.

23

- Chế phẩm vi sinh: Bao gồm các chủng vi sinh vật có tác dụng phân giải nhanh các chất hữu cơ có trong phế thải như: Xenlulose, lignin, tinh bột, protein, lipit...thành các chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây. Ngồi ra chế phẩm cịn có tác dụng tạo chất kháng sinh để tiêu diệt hoặc ức chế một số vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng, tạo chất ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây thối, làm mất mùi hơi thối hoặc hình thành các chất kích thích sinh trưởng thực vật, giúp cây phát triển tốt.

- Nguyên liệu bổ sung: thường là các chất khoáng hoặc một số vật liệu nhằm giúp cân bằng dinh dưỡng ban đầu (tỉ lệ C/N, như: Đam, lân, kali (NPK), vôi bột, rỉ đường... nhằm cung cấp cho vi sinh vật trong chế phẩm hoạt hóa nhanh và rút ngắn thời gian ủ phân.

Trong khi ủ phân hữu cơ cần lưu ý một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến q trình ủ phân như sau:

 Tỉ lệ C/N: Tỉ lệ C/N rất quan trọng, tỉ lệ này tốt nhất nằm trong khoảng 25 – 30/1 để thúc đẩy quá trình ủ. Theo Tăng Thanh Nhân và cs (2010) nếu tỉ lệ C/N dưới 25/1 thì nitơ sẽ bị thất thốt dưới dạng amoniac. Nếu tỉ lệ này cao hơn thì địi hỏi phải có q trình oxi hóa carbon thừa và trải qua nhiều chu kỳ biến đổi để đạt được tỉ lệ C/N sau cùng là 10/1.

 Độ ẩm và độ thơng thống: Độ ẩm tối ưu cho quá trình ủ nằm trong khoảng từ 50 – 60%. Quá trình phân hủy sẽ ngừng lại khi độ ẩm xuống dưới 15%. Tuy nhiên, khi độ ẩm quá cao sẽ ảnh hưởng đến sự thơng thống, tức điều kiện hiếm khí làm ức chế các vi sinh vật hiếu khí (Bùi Xuân An, 2004).

 Chất mồi: Trong q trình ủ có thể sử dụng các chất mồi để đẩy nhanh quá trình phân hủy. Chất mồi dạng chế phẩm hỗn hợp vi sinh vật, chất triết từ thảo mộc là những chất thường được sử dụng trong q trình ủ có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hủy (Biddlestone và cs, 1978 dẫn theo Trần Thị Mỹ Hạnh,

24

 Kích thước hạt của chất độn: Kích thước nhỏ làm tăng độ bám của vi sinh vật và diện tích tiếp xúc, nhưng cần lưu ý đến độ xốp của đống ủ (Bùi Xuân

Ba, 2004).

 Nhiệt độ: Nhiệt độ đống ủ cao chứng tỏ q trình diễn ra tốt, có thể diệt được các mầm bệnh trong chất hữu cơ. Thường nhiệt độ tăng 45 – 60oC trong đó 4 – 6 ngày. Nếu nhiệt độ trên 70oC sẽ ức chế, thậm chí tiêu diệt các vi sinh vật có lợi (Bùi Xuân Ba, 2004).

 Nhu cầu oxy: quá trình ủ phân hiếu khí cần một lượng oxy cần thiết để các vi sinh vật phân giải chất thải. việc cung cấp oxy có thể thực hiện các biện pháp thủ công như đảo đống theo chu kỳ thời gian, đặt các ống thông bằng ống tre vào đống ủ.

25

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học: Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh vật để tạo chế phẩm phân bón vi sinh từ một số chất thải hữu cơ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)