1. Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi rút thu được kết quả như sau:
- Phân lập được 10 chủng và đều có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ trên các cơ chất tương ứng: Tinh bột, CMC, Pectin. Trong đó, đã tuyển chọn được chủng T2; T4; CP7; CP8; CP10 có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ cao nhất trong 10 chủng. Bằng các phương pháp xác định khả năng phân giải photpho, 2 chủng cho kết quả tốt nhất là T2 và CP10 với đường kính vịng phân giải lần lượt là 11,5 và 8,9.
- Trong 5 chủng T2; T4; CP7; CP8; CP10 đều có khả năng cố định nitơ. Trong đó có 2 chủng phát triển mạnh hơn trên môi trường Ashby, 2 chủng có khả năng cố định nito mạnh, sinh hàm lượng NH4+ 0,1788mg/ml , gồm các chủng T2 và CP10; trong đó chủng CP10 có khả năng cố định nitơ mạnh nhất.
- Trong 5 chủng vi khuẩn Bacillus ni trên mơi trường Burk’s lỏng có bổ sung Tryptophan cho thấy tất cả các chủng đều có khả năng sinh tổng hợp IAA. Kết quả định lượng IAA tạo ra đo được dao động từ 2,1mg/l đến 6,67mg/l, chủng có khả năng sinh tổng hợp IAA lớn nhất là CP10 và T2.
- Đã xác định được điều kiện tối ưa chủng vi khuẩn Bacillus CP10 tạo ra sinh khối cao: cao nấm men 6g/l; tinh bột 5g/l; peptone 5g/l; tỉ lệ cấp giống 5%; thời gian nuôi 72 giờ; nhiệt độ nuôi 37oC; pH = 7; tốc độ lắc 120 vòng/phút.
- Đã nghiên cứu khả năng tạo chế phẩm phân bón của chủng vi khuẩn
Bacillus CP10 từ chất thải hữu cơ và đánh giá một số chỉ tiêu của chế
phẩm phân hữu cơ vi sinh.
2. Kiến Nghị
Vì hạn chế về mặt thời gian, nên đề tài còn chưa triển khai thêm được nhiều nội dung. Để tăng hiệu quả ứng dụng của tề tài này, tôi đề nghị tiếp tục nghiên cứu thêm một số nội dung như sau:
59