Kết quả tuyển chọn các chủng vi khuẩn Bacillus có khả năng cố định

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học: Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh vật để tạo chế phẩm phân bón vi sinh từ một số chất thải hữu cơ (Trang 47 - 48)

nitơ

Để tuyển chọn chủng vi khuẩn cố định N mạnh, chúng tôi lựa chọn 5 chủng có đường kính và bề dày khuẩn lạc lớn nuôi cấy lắc trong môi trường Ashby dịch thể. Sau 2 ngày, xác định sinh khối khô và hàm lượng NH4+ trong môi trường nuôi cấy bằng phương pháp so màu với thuốc thử Nessler ở bước sóng 425nm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4

Bảng 3.4 Xây dựng đường chuẩn xác định khả năng cố định nitơ của chủng vi khuẩn Bacillus

Hàm lượng NH4+

0 0,01 0,05 0,1 0,15 0,2

OD425 0,103 0,245 0,412 0,562 0,702 0,811

Hình 3.4 Đồ thị chuẩn về mối tương quan tuyến tính giữa trị số OD424nm và nồng độ NH4+ (mg/ml)

Bảng 3.5 Trị số OD425 của chủng và hàm lượng cố định nitơ

STT Chủng OD425 Khả năng cố định nitơ (mg/ml) 1 T2 0,702±0,001 0,1549 2 T4 0,549±0,003 0,1079 y = 3.3315x + 0.1893 R² = 0.9596 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 nm mg/l OD425

45

3 CP7 0,635±0,002 0,134

4 CP8 0,347±0,001 0,047

5 CP10 0,785±0,004 0,1788

Trong 5 chủng có 2 chủng phát triển mạnh hơn trên mơi trường Ashby nên được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu tiếp theo. Phù hợp với lý thuyết vì để các chủng này có thể sinh trưởng được trên mơi trường Ashby agar khơng chứa nitơ thì chúng phải có khả năng cố định N2 thành NH4+. Tuy nhiên khả năng cố định Nito của 5 chủng là khác nhau: 2 chủng có khả năng cố định nito mạnh, sinh hàm lượng NH4+ 0,1788mg/ml , gồm các chủng T2 và CP10; trong đó chủng CP10 có khả năng cố định nitơ mạnh nhất. Khả năng cố định nitơ còn khá thấp so với một số đề tài khác như: Theo nghiên cứu của Đỗ Kim Nhung và Vũ

Thành Công (2011), trong số 16 chủng vi khuẩn cố định N phân lập từ đất trồng

mía, chủng A1 có khả năng cố định N với hàm lượng NH4+ là 8,09 mg/L sau 4 ngày nuôi cấy (Đỗ Kim Nhung, Vũ Thành Cơng (2011). Theo Đỗ Hồnh Qn (2011) khi nghiên cứu đặc tính cố định N của vi khuẩn Azotobacter từ các mẫu

đất lấy ở các địa điểm khác nhau (Hà Nội, Lâm Đồng, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bến Tre), hàm lượng NH4+cố định được của chủng Az 07 trong điều kiện nuôi cấy tối ưu lên tới 164,27 mg/L (Đỗ Hoành Quân, 2011).

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học: Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh vật để tạo chế phẩm phân bón vi sinh từ một số chất thải hữu cơ (Trang 47 - 48)