Phân bố mẫu theo mức thu nhập

Một phần của tài liệu Yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên trường hợp ngân hàng TMCP công thương (Trang 52 - 54)

Thu nhập Tần số Tần suất (%) Tần suất tích lũy (%) Dưới 8 triệu đồng/tháng 150 58,8 58,8 Từ 8 - 12 triệu đồng/tháng 82 32,2 91 Từ 12-16 triệu đồng/tháng 21 8,2 99,2 Trên 16 triệu đồng/tháng 2 0,8 100 Tổng 255 100 (Nguồn: xử lý của tác giả) Mức thu nhập này có sự khác biệt là do lương cơ bản khác nhau giữa các

vùng miền. Ngồi ra, thâm niên cơng tác càng lâu thì hệ số lương càng cao và nó cịn chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của đơn vị và mức độ hoàn thành kế hoạch được giao của nhân viên trong thời gian đó.

4.2KIỂM ĐỊNH THANG ĐO

4.2.1Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s alpha

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), Cronbach’s alpha phải được thực hiện trước để loại các biến rác (garbage items) trước khi thực hiện phân tích EFA. Q trình này có thể giúp chúng ta tránh được các biến rác vì các biến rác này có thể tạo nên các nhân tố giả (artifical factors) khi phân tích EFA (Churchill 1979).

Độ tin cậy của thang đo (các biến) được kiểm định thông qua hệ số Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng (Item-total correlation) nhằm loại các biến không phù hợp. Hệ số Cronbach’s alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0,1]. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn hoặc bằng 0,8 là tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), về lý thuyết, Cronbach’s alpha càng cao thì càng tốt, chứng tỏ thang đo càng có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, điều này không thực sự như vậy. Hệ số Cronbach’s alpha quá lớn (α > 0,95) cho thấy nhiều biến trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường.

Hair và cộng sự (2006) đưa ra quy tắc đánh giá như sau:

+ α ≤ 0.6 : thang đo nhân tố là không phù hợp (có thể trong mơi trường nghiên cứu đối tượng khơng có cảm nhận về nhân tố đó)

+ 0.6 < α < 07: chấp nhận được với các nghiên cứu mới + 0.7 < α < 0.8: chấp nhận được

+ 0.8 < α < 0.95: tốt

+ α ≥ 0.95: chấp nhận được nhưng không tốt, nên xét các biến quan sát có thể có hiện tượng “trùng biến”

Hệ số tương quan biến tổng là hệ số cho biết mức độ “liên kết” giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến cịn lại. Nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của nhân tố của một biến quan sát cụ thể. Tiêu chuẩn để đánh giá một biến có thực sự đóng góp giá trị vào nhân tố hay không là hệ số tương quan biến

tổng phải lớn hơn 0.3. Nếu biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì phải loại nó ra khỏi nhân tố đánh giá.

Đối với nghiên cứu này, tiêu chuẩn để chọn thang đo là nó có hệ số Cronbach’s alpha từ 0,6 trở lên và thấp hơn 0,9 và hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0.3.

Kết quả Cronbach’s alpha của các nhân tố thang đo sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên - trường hợp Vietinbank

Một phần của tài liệu Yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên trường hợp ngân hàng TMCP công thương (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w