động marketing và phát triển thương hiệu
Tập trung quảng bá thương hiệu Oceanbank – Vinh với mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng thông qua việc ứng dụng và triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đồng thời làm tốt công tác Marketing đối với khách hàng.
Triển khai thực hiện bộ phận nhận diện thương hiệu Oceanbank – Vinh theo hướng doanh nghiệp của trung ương.
Hình ảnh của một ngân hàng thường được liên hệ và hình thành trong trí nhớ của khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Khách hàng không chỉ sử dụng sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung cấp mà còn muốn hiểu rõ về ngân hàng đã cung cấp những dịch vụ đó cho mình.Vì vậy, Oceanbank – Vinh cần có kế hoạch nâng cao uy tín và tạo dựng hình ảnh của mình đối với khách hàng, chú trọng quan hệ khách hàng – ngân hàng, từ đó hiểu và cung cấp những sản phẩm và dịch vụ theo nhu cầu khách hàng.
− Một yếu tố nữa quyết định đến hình ảnh của ngân hàng chính là văn hóa của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh tác động đến tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp thể hiện qua hành vi giao tiếp của công nhân, cán bộ trong doanh nghiệp, và qua hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Văn hoá doanh nghiệp là cơ sở của toàn bộ các chủ trương, biện pháp cụ thể trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, có thể nói văn hóa kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến thành công hoặc thất bại của các doanh nghiệp thông qua việc hình thành mục tiêu, chiến lược và chính sách của ngân hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn. Muốn tạo ra văn hóa riêng của mình,
Oceanbank – Vinh cần:
− Hình thành và phát triển những dịch vụ mới kỹ thuật mới cho riêng mình, tạo đà cho sự phát triển và hội nhập,
− Xây dựng phong cách giao dịch văn minh: Oceanbank – Vinh cần thường xuyên mở các lớp huấn luyện trao dồi phong cách giao tiếp chuyên nghiệp cho cán bộ như huấn luyện cách thức giao tiếp lịch sự, văn minh, thái độ vui vẻ hòa nhã tận tình, và đào tạo cho nhân viên am hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của NH để có thể tiếp thị, hướng dẫn, giải thích đối với khách hàng khi khách hàng đặt vấn đề tìm hiểu bất cứ sản phẩm, dịch vụ, tiện ích nào của ngân hàng.
− Xây dựng phong cách cán bộ có phẩm chất,trình độ,năng lực,tận tâm gắn bó với sự nghiệp của ngành,chủ động sáng tạo,làm việc hết mình với tinh thần trách nhiệm cáo,có tinh thần đoàn kết, phối hợp, tương trợ lẫn nhau, có kỷ cương, kỷ luật.
Cần thay đổi cách nhìn nhận của toàn thể CBNV chi nhánh Nghệ An về vai trò và tầm quan trọng của việc đầu tư vào vào nghiên cứu thị trường, đầu tư vào hoạt động marketing, phát triển thương hiệu đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó mỗI CBCNV sẽ chủ động trong việc chi cho hoạt động marketing, tránh tình trạng chồng chéo, trùng lắp, ỷ lại vào Hội sở chính.
Thành lập một phòng chuyên trách công tác Marketing, bổ sung nhân sự có kinh nghiệm thực tiễn, có khả năng sáng tạo và nhạy bén với các thay đổi của thị trường để không chỉ đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mà còn tìm tòi sáng tạo ra những giá trị mới cho sản phẩm hiện có.
Thường xuyên thực hiện các cuộc nghiên cứu, khảo sát, thăm dò thị trường để thiết kế các sản phẩm, các gói sản phẩm dành riêng và phù hợp với tâm lý của từng mỗi đối tượng khách hàng. Gói sản phẩm này có thể là sự kết
hợp giữa sản phẩm tiền gửi với dịch vụ tư vấn đầu tư; sản phẩm tiền gửi kết hợp với sản phẩm tín dụng; sản phẩm tiền gửi kết hợp với các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phái sinh để thực hiện mục đích bảo toàn vốn, sản phẩm tín dụng kết hợp với sản phẩm bảo hiểm.
Chi nhánh nên mở rộng các hoạt động xã hội
Bên cạnh những hoạt động marketing trực tiếp trên, NH cũng cần quan tâm tới vấn đề mở rộng các hoạt động xã hội đặc biệt là tài trợ cho các sự kiện văn hoá lớn, làm từ thiện, tài trợ thể thao… Thông qua các hoạt động xã hội này uy tín và thương hiệu Oceanbank sẽ được nâng lên.
Như vậy hoạt động Marketing khi được thực hiện tốt không những tăng tuy tín, thương hiệu mà còn góp phần giúp Chi nhánh thu được lợi nhuận nhiều hơn, vững mạnh hơn và phát triển hơn. Điều này là tiên đề cho việc tạo chỗ đứng của Chi nhánh trên thương trường, góp phần mở rộng thị phần và phát triển bền vững trong tương lai.
Ngoài các nội dung trên, để tăng cường công tác Marketing, chi nhánh cần tập trung vào các nội dung sau:
− Tăng cường chuyển tải thông tin đến đa số công chúng bằng các hình thức thông qua đài, báo, tờ rơi giới thiệu tính năng từng dịch vụ, sản phẩm một cách ngắn gọn dễ hiểu nhằm giúp khách hàng cập nhật, nhất quán về các sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng đang cung cấp. Từ đó, khách hàng có thể nắm được cách thức sử dụng, lợi ích các sản phẩm, dịch vụ này.
− Thông qua cán bộ chi nhánh, các khách hàng VIP để vận động các khách hàng tốt, có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ đến với ngân hàng. Đây là một hình thức quảng cáo với chi phí rẻ nhưng rất hiệu quả vì nhân viên và khách hàng thân thiết sẽ hiểu biết về các ưu, nhược điểm của sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng, là cơ sở để tạo ra phản ứng dây chuyền về uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.
− Phối hợp với các hiệp hội như Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, ban quản lý các cụm công nghiệp, chính quyền địa phương các làng nghề truyền thống để nắm bắt nhu cầu của khách hàng để tiếp thị, đáp ứng kịp thời các nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khác hàng.
− Hàng năm nên tổ chức hội nghị khách hàng để tri ân khách hàng, cũng như thông qua đó để tìm hiểu, thêm về nhu cầu và mong muốn của khách hàng để phục vụ khách hàng được tốt hơn.
− Thiết lập hệ thống các tiêu chí đánh giá khách hàng và định kỳ phân tích mức độ đóng góp của từng mỗi khách hàng đối với kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh để có chính sách chăm sóc khách hàng cho phù hợp.
− Thực hiện các hoạt động xúc tiến một cách thường xuyên như tổ chức độc lập hoặc phối hợp tham gia tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề giới thiểu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho các đối tượng khách hàng tiềm năng.