NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đại dương - chi nhánh vinh – nghệ an giai đoạn 2007 – 2020 (2) (Trang 87 - 91)

lực cạnh tranh của Oceanbank – Vinh

Đánh giá xếp hạng 32 ngân hàng trong tổng số hơn 40 ngân hàng thương mại trong nước được nghiên cứu xếp hạng năng lực cạnh tranh. Kết quả có 9 ngân hàng xếp hạng A, 9 ngân hàng hạng B, 11 ngân hàng hạng C và 3 ngân hàng hạng D.

Những ngân hàng còn lại không có mặt trong danh sách như LienVietPostBank, TienPhong Bank, VietCapital Bank, Agribank, SeaBank, SCB, TrustBank và GPBank… do thiếu một phần hoặc toàn bộ thông tin cần thiết để xếp hạng.

Kết quả được công bố trong báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012 sáng nay do Văn phòng Chủ tịch nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp (CRV) tổ chức

Bảng 3.10. Kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh của 32 NHTM

− Trong đó:

+ A: Ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao, là các tổ chức với sức mạnh thị trường lớn, năng lực tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh hiệu quả và tiềm năng phát triển dài hạn.

+ B: Ngân hàng có khả năng cạnh tranh khá, là các ngân hàng có sức mạnh thị trường tốt, có năng lực tài chính hợp lý và hoạt động kinh doanh ổn định với tiềm năng phát triển tốt.

+ C: Ngân hàng có năng lực cạnh tranh trung bình, có sức mạnh thị trường hạn chế nhưng đem lại giá trị cho ngân hàng. Ngân hàng có năng lực tài chính chấp nhận được và hoạt động kinh doanh ổn định, hoặc có năng lực tài chính tốt với hoạt động kinh doanh kém ổn định hơn.

+ D: Ngân hàng có năng lực cạnh tranh hạn chế. Những ngân hàng này thường bị hạn chế bởi một hoặc nhiều hơn những yếu tố sau: mạng lưới kinh doanh yếu, sức mạnh thị trường yếu; năng lực tài chính chấp nhận được; và hoạt động kinh doanh kém ổn định.

− Trong hoạt động kinh doanh của Oceanbank – Vinh hiện nay, hoạt động tạo ra doanh thu và thu nhập chính vẫn là hoạt động tín dụng. Trong khi đó, doanh thu và thu nhập từ các hoạt động dịch vụ chiếm không quá 30%. Cơ cấu này không thể thay đổi trong ngắn hạn, do đó, nó chính là cản trở đối với Oceanbank – Vinh trong thời gian tới

− Thị phần của Oceanbank – Vinh đang bị giảm. Trên thực tế đã có nhiều khách hàng không tiếp tục hợp tác với Oceanbank – Vinh mà đã chuyển sang các NHTM CP khác. Vì các NHTM CP thời gian qua đã đưa ra chiến lược cạnh tranh rất hiệu quả, họ chấp nhận “hy sinh” trong thời gian này để thu hút khách hàng của Oceanbank – Vinh và thực tế họ đã làm được. Hơn thế nữa, sắp tới đây, khi các NH nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam thì việc cạnh tranh để giành khách hàng sẽ còn khốc liệt hơn.

− Oceanbank – Vinh đang cố gắng xây dựng và mở rộng hệ thống mạng lưới thông qua việc thành lập mới các chi nhánh, phòng giao dịch, các công ty trực thuộc, các điểm đặt máy ATM và các điểm đại lý chấp nhận thẻ. Trong thời gian qua, hệ thống mạng lưới này phát triển tương đối tốt, tuy nhiên mới chỉ tập trung tại một số khu vực, chưa thể “phủ sóng” trên diện rộng. Hơn thế nữa, vấn đề trụ sở chi nhánh là vấn đề còn tồn tại của Oceanbank – Vinh , rất nhiều các chi nhánh, trong đó có cả các chi nhánh lớn phải đi thuê trụ sở, hạ tầng trụ sở rất kém, không thể hiện tầm vóc của một ngân hàng lớn, chưa tạo được vị thế và chưa gây dựng được cảm giác an toàn cho khách hàng khi đến giao dịch. Đây là vấn đề rất khó giải quyết vì không phải có tiền là có thể giải quyết xong, mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác.

− Hạ tầng công nghệ thông tin của Oceanbank – Vinh đã được đầu tư tương đối tốt, trước mắt đáp ứng được cho yêu cầu hoạt động kinh

doanh. Tuy vậy hệ thống công nghệ thông tin vẫn còn nhiều khiếm khuyết, chưa thể đạt đến trình độ tiên tiến để hỗ trợ lâu dài và ổn định cho quá trình mở rộng, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.

− Lực lượng cán bộ và nhân viên Oceanbank – Vinh từ trước đến nay được đánh giá là có trình độ cao hơn so với mặt bằng chung trong hệ thống các tổ chức tài chính, ngân hàng khác ở Việt Nam, tuy nhiên đã xảy ra tình trạng chảy máu chất xám, có nhiều lý do, trong đó có chế độ đãi ngộ của Oceanbank – Vinh . Có thể thấy rõ một số hạn chế trong cơ chế quản trị điều hành này là:

+ Môi trường làm việc không thật sự cạnh tranh, thu hút và khuyến khích người lao động nên tâm lý chung của cán bộ nhân viên Oceanbank – Vinh chưa thật sự tâm huyết với nơi mình đang làm việc. Hậu quả là nó tác động tiêu cực đến công tác khách hàng và hiệu quả hoạt động của Oceanbank – Vinh

+ Công tác tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ tại Oceanbank – Vinh : vẫn coi nhẹ lợi ích chung mà đề cao lợi ích cá nhân, đánh giá chưa đúng năng lực, trình độ cán bộ. Việc bố trí, sắp xếp, đề bạt cán bộ vẫn còn những trường hợp chưa thuyết phục, gây tâm lý chưa thuận và triệt tiêu tư tưởng phấn đấu đối với những cá nhân tích cực.

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN ĐẠI DƯƠNG – CHI NHÁNH VINH

4.1. Mục tiêu chung và định hướng của Oceanbank – Vinh đến 2020

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đại dương - chi nhánh vinh – nghệ an giai đoạn 2007 – 2020 (2) (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w