ngân hàng tăng thêm
Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, máy móc thiết bị có khả năng phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình, xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục chẳng hạn như công trình nhà văn phòng của một chi nhánh hay một phòng giao dịch mới, số lượng máy ATM đã lắp đặt,…
Năng lực cung cấp sản phẩm dịch vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu phục vụ của tài sản cố định đã được huy động vào để cung cấp các sản phẩm theo kế hoạch đầu tư. Năng lực này thể hiện thông qua các sản phẩm dịch vụ mới mà ngân hàng thương mại có thể cung cấp hay số lượng, khối lượng và chất lượng giao dịch sản phẩm tăng thêm
Các tài sản cố định được huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là sản phẩm cuối cùng của các công cuộc đầu tư
2.3.4.7.Phát triển mở rộng mạng lưới
Đối với các ngân hàng, nhất là những đơn vị còn non trẻ, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch là điều kiện tiên quyết để tăng thị phần trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường tài chính - ngân hàng ngày càng gay gắt.
Cách đây 2 năm, tốc độ mở rộng mạng lưới của các ngân hàng tăng lên chóng mặt và đây cũng là việc làm được cơ quan chức năng ủng hộ. Đặc biệt là khi thị trường tài chính Việt Nam đang dần mở cửa theo lộ trình cam kết WTO. Để có thể nâng cao sức cạnh tranh khi thị trường tài chính - ngân hàng có nhiều đơn vị tham gia, nhất là sự xuất hiện của các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài ngày một gia tăng, thì kế hoạch "bành trướng" mạng lưới hoạt động luôn được hầu hết ngân hàng coi trọng
dụng hiệu quả nguồn vốn điều lệ mới. Đồng thời, đây còn là chiến lược phát triển kênh phân phối bán lẻ của nhà băng.Các ngân hàng làm việc này nhằm đạt được nhiều mục đích như tạo thêm sức mạnh để củng cố thị phần, củng cố thương hiệu, mở rộng dịch vụ và tăng thêm năng lực tài chính.
Theo Quyết định 13/2008/QĐ-NHNN về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM), các ngân hàng phải đảm bảo vốn điều lệ đạt mức trên 100 tỷ đồng/chi nhánh nếu chi nhánh được mở tại TP. HCM và Hà Nội, trên mức 50 tỷ đồng/chi nhánh nếu chi nhánh được mở tại các địa phương khác
Mở rộng mạng lưới là vấn đề có tính chiến lược ở mỗi NHTM, việc mở ra điểm giao dịch kèm theo đó là đầu tư chi phí lớn, nên ngân hàng phải tính toán. Kể cả đã mở ra các chi nhánh mà hoạt động không hiệu quả thì ngân hàng chắn chắn cũng đóng cửa và ngược lại, một khi mở ra vẫn có hiệu quả thì không có lý do gì dừng lại
Quyết định mở rộng hay không mở rộng mạng lưới hoạt động ngân hàng phản ánh năng lực quản trị của mỗi ngân hàng trong việc bành trướng về mạng lưới hay phát triển các loại hình dịch vụ.
Tuy nhiên, khi mở rộng hoạt động, các rủi ro cũng sẽ phát sinh tương ứng. Và câu hỏi đầu tiên là năng lực về vốn, về quản trị con người của ngân hàng liệu có phù hợp, thích ứng, theo kịp cùng quá trình phát triển mạng lưới. Do vậy, việc quy định vốn điều lệ phải là bao nhiêu mới được mở phòng giao dịch/chi nhánh là không cần thiết
Theo đó, trong vòng một năm kể từ ngày khai trương hoạt động, ngân hàng thương mại chỉ được mở sở giao dịch, chi nhánh khi đáp ứng đủ 7 điều kiện sau:
− Thứ nhất, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn tại thời điểm đề nghị: kinh doanh có lãi trong năm trước liền kề năm đề nghị mở sở giao dịch, chi nhánh; tỷ lệ nợ xấu dưới 3% so với
tổng dư nợ; đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng; phân loại nợ, trích lập đủ dự phòng rủi ro theo quy định; có bộ phận kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
− Thứ hai, có bộ máy quản trị, điều hành hoạt động có hiệu quả: hội đồng quản trị, ban kiểm soát có số lượng thành viên và cơ cấu đảm bảo theo quy định của pháp luật; thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát và người điều hành đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, không vi phạm nghiêm trọng các quy định có liên quan đến quản trị, kiểm soát, điều hành ngân hàng trong thời gian đương nhiệm.
− Thứ ba là có hệ thống công nghệ thông tin theo yêu cầu quản lý của ngân hàng thương mại, đảm bảo trụ sở chính kết nối trực tuyến với sở giao dịch, chi nhánh dự kiến được mở.
− Thứ tư, không bị thanh tra Ngân hàng Nhà nước xử phạt hành chính tổng cộng từ 15 triệu đồng trở lên trong thời gian một năm, tính đến thời điểm đề nghị mở sở giao dịch, chi nhánh.
− Thứ năm là số chi nhánh ngân hàng thương mại được mở phải đảm bảo theo công thức: 200 tỷ x N1 + 100 tỷ x N2 + C1 + C2 < C (C là vốn điều lệ của ngân hàng thương mại (tính bằng tỷ đồng Việt Nam; N1 là số sở giao dịch, chi nhánh đã mở và đề nghị mở tại thành phố Hà Nội và Tp.HCM; N2 là số sở giao dịch, chi nhánh đã mở và đề nghị mở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ngoài thành phố Hà Nội và Tp.HCM; C1: khoản vốn góp, mua cổ phần theo quy định hiện hành; C2: số vốn cấp cho đơn vị sự nghiệp).
− Thứ sáu, giám đốc sở giao dịch, chi nhánh dự kiến mở đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định 59/2009/NĐ- CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân
hàng thương mại và không kiêm nhiệm chức danh nào khác tại sở giao dịch, chi nhánh ngân hàng thương mại.
− Điều kiện cuối cùng là phải có phương án mở sở giao dịch, chi nhánh đảm bảo tối thiểu các nội dung theo quy định của ngân hàng nhà nước
Theo đó trong thời gian một năm kể từ ngày khai trương hoạt động, ngân hàng thương mại chỉ được mở tối đa 5 sở giao dịch, chi nhánh theo kế hoạch trong đề án thành lập ngân hàng.
2.3.4.8.Tăng trưởng số lượng nhân sự và chất lượng nhân sự
Số lượng nhân sự tăng thêm được tính trên hiệu số nhân sự năm nghiên cứu so với năm liền kề trước đó. Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh quy mô của ngân hàng thương mại
Chất lượng nhân sự được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như:
− Trình độ văn hóa
− Trình độ chuyên môn nghiệp vụ − Thời lượng đào tạo nội bộ
− Kinh nghiệm công tác − Sức khỏe…..