ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đại dương - chi nhánh vinh – nghệ an giai đoạn 2007 – 2020 (2) (Trang 26 - 30)

2.3.1. Khái niệm đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM là quá trình bỏ vốn đầu tư nhằm tiến hành các hoạt động làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (máy móc, thiết bị công nghệ…) và tài sản trí tuệ ( tri thức, kĩ năng…), gia tăng hiệu quả kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng đó trên thị trường.

2.3.2.Nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM

Nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh thực hiện của ngân hàng thương mại là tổng số tiền ngân hàng đã chi để tiến hành các hoạt động của

công cuộc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Vốn đầu tư gồm: − Vốn tự có đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng thương mại

+Vốn tự có cung cấp vùng đệm bù đắp tổn thất và cho phép ngân hàng tự tồn tại. Với chức năng này, vốn tự có là yếu tố quan trọng về mặt an toàn cho các ngân hàng thương mại. Chức năng chống đỡ rủi ro thể hiện theo những góc độ khác nhau: Sự hiện hữu của vốn tự có cho phép ngân hàng bù đắp thiếu hụt trong huy động để cho vay và đầu tư. Chính vì vậy, nếu tỷ lệ vốn tự có so với tài sản bằng 50% thì thiếu hụt không được phép tăng quá 50% so với tài sản, xét ở mọi góc độ, vì nếu vượt tỷ lệ này ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán. Nói rộng hơn, vốn tự có cung cấp sự bảo đảm đối với khách hàng gửi tiền không có bảo hiểm và những chủ nợ khác về khả năng tiếp tục tồn tại và phát triển của ngân hàng trong môi trường cạnh tranh. Ngoài ra, vốn tự có sẽ bù đắp tạm thời các khoản lỗ cho đến khi phát sinh lợi nhuận và được giữ lại để tạo nên vốn bổ sung.

+Vốn tự có của ngân hàng là cơ sở tạo niềm tin của công chúng vào hoạt động của ngân hàng. Bởi lẽ, một ngân hàng có quy mô vốn lớn sẽ được khách hàng tin tưởng hơn so với một ngân hàng có quy mô vốn nhỏ, nếu các điều kiện khác là giống nhau.

Ngân hàng thương mại là một sản phẩm xã hội, song xét về nhiều phương diện, ngân hàng thương mại không giống với các tổ chức kinh tế khác, bởi nó kết nối nhiều mối liên hệ với các tổ chức kinh tế - xã hội và với đông đảo công chúng trong các quan hệ vay và cho vay. Ngân hàng vay trong cùng một cộng đồng hoặc nhiều cộng đồng, vay ở các ngân hàng thương mại bạn, vay ở ngân hàng trung ương để cho số chủ thể vay còn đa dạng hơn thế. Chính vì ngân hàng là điểm kết nối các mối quan hệ, nên nếu ngân hàng thương mại sụp đổ, thì có thể gây ra không biết bao nhiêu tổn thất cho xã hội.

Khi khách hàng tin tưởng rằng, ngân hàng không sụp đổ họ sẽ gửi tiền và mua các dịch vụ đặc biệt của ngân hàng, như trông giữ tài sản, thanh toán…

Vốn tự có càng lớn thì vốn huy động càng lớn và khả năng cho vay cũng càng lớn và ngược lại. Xét trên ý nghĩa này, vốn tự có thực sự là yếu tố quan trọng để thu hút tiền gửi.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổng dư nợ cho vay của một ngân hàng thương mại đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại đó. Vì vậy, muốn đáp ứng vốn đầy đủ cho một khách hàng thì ngân hàng thương mại phải có vốn tự có gấp nhiều lần vốn cho một khách hàng vay. So sánh giữa các ngân hàng thương mại với nhau, ngân hàng thương mại nào có vốn tự có cao thì khả năng đáp ứng tín dụng cho khách hàng cũng cao, hệ quả là ngân hàng thương mại đó có năng lực cạnh tranh cao.

Tóm lại, vốn tự có của các ngân hàng thương mại đóng vai trò to lớn trong xác lập vị thế cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, việc phòng, hạn chế rủi ro và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại không thể và không nên chỉ dựa vào duy nhất yếu tố là vốn tự có mà còn cần sử dụng vốn huy động trong nền kinh tế.

− Vốn huy động là yếu tố tài chính quan trọng trong cạnh tranh của các ngân hàng thương mại

Do bản chất của ngân hàng thương mại là một định chế tài chính kinh doanh bằng tiền của người khác nên vốn huy động chiếm vị trí quan trọng trong cạnh tranh. Hiệu quả của việc sử dụng vốn huy động cùng năng lực quản trị tài sản có và tài khoản nợ của ngân hàng thương mại quyết định phần lớn năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

Vốn huy động phụ thuộc vào vốn tự có và giới hạn tỷ lệ cấp tín dụng đối với ngân hàng thương mại. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam, ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng 80% nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. Chính vì vậy ngân hàng thương mại muốn có vốn để cấp tín dụng thì phải không ngừng huy động vốn. Vốn huy động càng cao thì khả năng cấp tín dụng càng nhiều và ngược lại. Quy định này càng làm tăng vai trò của vốn huy động trong năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại hiện nay.

− Các yếu tố phi tài chính và sức cạnh tranh của ngân hàng thương mại

+Các yếu tố phi tài chính thực chất là các hoạt động ngân hàng nằm ngoài bảng cân đối kế toán. Việc mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động phi tài chính không chỉ mang ý nghĩa là tạo ra và mở rộng quy mô của lợi nhuận mà còn là yếu tố quan trọng để chiến thắng trong cạnh tranh theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm.

Nếu coi toàn bộ hoạt động của một ngân hàng thương mại thực chất là hoạt động dịch vụ thì cũng có thể chia các dịch vụ đó thành các dịch vụ sử dụng các yếu tố tài chính và các dịch vụ sử dụng các yếu tố phi tài chính. Xét trên phạm vi của bảng cân đối, các dịch vụ sử dụng các yếu tố phi tài chính này chính là dịch vụ ngoại bảng.

Khác với các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, hoạt động của ngân hàng thương mại hiện đại phản ảnh rõ nét những đặc trưng sau: mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng hiện đại; chủ yếu thực hiện nghiệp vụ ngân hàng bán buôn; mở rộng hoạt động ra ngoài bảng cân đối; mở rộng các hoạt động ngân hàng quốc tế v.v..

Các yếu tố phi tài chính được thể hiện thông qua 2 dịch vụ cơ bản. Đó là dịch vụ môi giới, được biểu hiện bằng các hoạt động của người môi giới và người hoạt động thị trường, sàng lọc thông tin và cung cấp thông tin. Đây là một phần quan trọng của bất kỳ tổ chức trung gian nào. Người môi giới giúp

cho người đi vay và người cho vay trong các vùng khác nhau của đất nước, hoặc những vùng khác nhau trên thế giới, hoặc trong từng lĩnh vực của đời sống gặp được nhau. Trong khi tiến hành việc đó, dịch vụ môi giới ngân hàng không làm thay đổi thời hạn và điều kiện của các loại công cụ tài chính riêng lẻ. Nói cách khác, các dịch vụ môi giới tồn tại do có khả năng thu hẹp khoảng cách và tính không hoàn hảo của thị trường thể hiện qua bất cân xứng về thông tin. Nói cách khác, không có những dịch vụ như thế, thị trường có thể không tồn tại hoặc vận hành quá thưa vắng do chi phí tham gia là quá lớn.

Tóm lại, với việc tận dụng tối đa những yếu tố phi tài chính, các ngân

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đại dương - chi nhánh vinh – nghệ an giai đoạn 2007 – 2020 (2) (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w