Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đăng ký quyền sử dụng đất và

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất từ thực tiễn tại thành phố hà nội (Trang 52 - 55)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Nội dung pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay

2.1.3 Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đăng ký quyền sử dụng đất và

lý vi phạm về đăng ký quyền sử dụng đất

2.1.3.1. Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đăng lý quyền sử dụng đất

Khiếu nại, tố cáo về cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là hoạt động khiếu nại, tố cáo mà đối tượng của nó là hành vi hành chính, quyết định hành chính trong việc cấp GCNQSDĐ.

Điều 204 Luật đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai (trong đó có khiếu nại về cấp GCNQSDĐ) như sau:

Một là, nếu đương sự không đồng ý đối với các quyết định hành chính hoặc

hành vi hành chính về QL đất đai do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì có quyền khiếu nại. Nếu người khiếu nại khơng đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện trong lần khiếu nại lần đầu, có quyền khởi kiện quyết định hành chính ra Tịa án nhân dân hoặc khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Chủ tịch UBND cấp tỉnh là người đưa ra quyết định giải quyết cuối cùng.

Hai là, nếu người khiếu nại khơng đồng ý đối quyết định hành chính, hành vi

hành chính về cấp GCNQSDĐ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết lần đầu thì chỉ có thể khởi kiện ra Tịa án hành chính, chứ khơng có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên.

- Quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo Điều 205 luật đất đai năm 2013 quy định việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về QL và SDĐ đai (trong đó có tố cáo hành vi vi phạm pháp luật khi cấp GCNQSDĐ) thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo. Luật Tố cáo năm 2011 đã quy định chi tiết như sau:

- Cán bộ, cơng chức có hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có thẩm quyền giải quyết tố cáo nếu những người này thuộc quyền QL trực tiếp.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và cán bộ, cơng chức có hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ thì Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố cáo nếu họ là đối tượng được mình bổ nhiệm và QL trực tiếp.

- Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực

47

hiện nhiệm vụ, cơng vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan mình và cán bộ, cơng chức do mình bổ nhiệm, QL trực tiếp.

- Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và CBCC do mình bổ nhiệm, QL trực tiếp.

- Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấp QL CBCC có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, cán bộ, cơng chức do mình bổ nhiệm, QL trực tiếp.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, QL trực tiếp. - Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh và CBCC do mình bổ nhiệm, QL trực tiếp.

Như vậy, khi người dân phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức NN trong quá trình cấp GCNQSDĐ thì người bổ nhiệm, Thủ trưởng cơ quan mà cán bộ, cơng chức đó làm việc hoặc thủ trưởng cơ quan cấp trên sẽ là người có thẩm quyền giải quyết tố cáo đó.

Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm các bước như sau:

- Bước 1. Tổ chức tiếp dân và tiếp nhận đơn khiếu nại - Bước 2. QL và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo - Bước 3. Giải quyết đơn thư khiếu nại.

Trình tự giải quyết tố cáo về cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm các bước được quy định tại Điều 18 Luật Tố cáo năm 2018 như sau:

48

- Bước 1. Tiếp nhận, xử lý thông tin đơn tố cáo. - Bước 2. Thụ lý để giải quyết tố cáo.

- Bước 3. Xác minh việc tố cáo. - Bước 4. Kết luận về nội dung tố cáo

2.1.3.2. Quy định về xử lý vi phạm về đăng ký quyền sử dụng đất

Hành vi vi phạm các quy định về việc QL đất đai đất được quy định trong Khoản 6 Điều 97 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 2013, bao gồm:

“a) Để xảy ra tình trạng người được pháp luật cho phép SDĐ tạm thời mà SDĐ sai mục đích;

b) SDĐ sai mục đích;

c) Để đất bị lấn, bị chiếm, bị thất thoát.” - Tội phạm vi phạm quy định QL về đất đai:

Căn cứ Điều 229 Bộ luật hình sự 2015 Tội vi phạm các quy định về QL đất đai “1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích SDĐ trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 mét vng (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phịng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); đất nơng nghiệp khác và đất phi nơng nghiệp có diện tích từ 10.000 mét vng (m2) đến dưới 40.000 mét vng (m2); b) Đất có giá trị quyền dụng đất được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;

c) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đất trồng lúa có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 70.000 mét vng (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phịng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 50.000

49

mét vng (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nơng nghiệp có diện tích từ 40.000 mét vng (m2) đến dưới 80.000 mét vng (m2); c) Đất có giá trị quyền dụng đất được quy thành tiền từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;

d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Đất trồng lúa có diện tích 70.000 mét vng (m2) trở lên; đất rừng đặc dụng, rừng phịng hộ, rừng sản xuất có diện tích 100.000 mét vng (m2) trở lên; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích 80.000 mét vng (m2) trở lên;

b) Đất có giá trị QSDĐ được quy thành tiền 7.000.000.000 đồng trở lên đối với đất nông nghiệp hoặc 15.000.000.000 đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.

4. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”

Như vậy, người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích SDĐ trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 điều 229 thì phạm tội Tội vi phạm các quy định về QL đất đai. Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm, ngồi ra cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất từ thực tiễn tại thành phố hà nội (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)