Nguyên tắc giao kết Hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động từ thực tiễn bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang (Trang 29 - 30)

2.1. Thực trạng pháp luật về giao kết Hợp đồng lao động

2.1.2. Nguyên tắc giao kết Hợp đồng lao động

Theo quy định Điều 15 BLLĐ 2019 về nguyên tắc giao kết HĐLĐ “1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

2. Tự do giao kết HĐLĐ nhưng không được trái pháp luật, thoả ước lao động tập thể và đạo đức xã hội”.

Nguyên tắc giao kết HĐLĐ là những tư tưởng chỉ đạo phải tn theo trong tồn bộ q trình đmà phán, giao kết HĐLĐ của người sử dụng lao động và người lao động. Tinh thần của nguyên tắc nêu trên cịn được vận dụng trong q trình thực hiện, thay đổi, chấm dứt HĐLĐ.

Tự nguyện là một trong những nguyên tắc quan trọng để khẳng định HĐLĐ là kết quả thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động, không bên nào ép buộc bên nào giao kết HĐLĐ sự tự nguyện chính là biểu hiện của yếu tố “tự do” của các chủ thể phù hợp với pháp luật. Nguyên tắc này cũng là một trong những cơ sở quan trọng ràng buộc trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện HĐLĐ và giải quyết những vấn đề phát sinh có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.

Bình đẳng là nguyên tắc khẳng định vị thế ngang nhau của người sử dụng lao động và người lao động khi giao kết HĐLĐ. Thực hiện nguyên tắc này giúp phòng tránh việc người sử dụng lao động lợi dụng “sức mạnh” và vị thế của mình để áp đặt đối với người lao động khi giao kết HĐLĐ. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng, bình đẳng giữa hai bên khi giao kết HĐLĐ chỉ là sự bình đẳng tương đối, bởi dù sao người lao động chỉ đứng ở vị trí của người đi làm thuê, ngay cả trong giai đoạn giao kết HĐLĐ. Việc tơn trọng, thực hiện ngun tắc bình đẳng không ảnh hưởng đến quyền quyết định của người sử dụng trong việc tuyển dụng hay không tuyển dụng

23 người lao động vào làm việc.

Thiện chí, hợp tác chính là điều quyết định việc người sử dụng lao động và người lao động xích lại với nhau, cùng nhau đồng thuận để thiết lập và duy trì quan hệ lao động bằng cách giao kết và thực hiện HĐLĐ. Thiện chí biểu hiện cách đối xử tốt đẹp, chân thành với nhau; hợp tác là thể hiện sự phối hợp cùng nhau trong thoả thuận, bàn bạc giải quyết vấn đề. Khi khơng có thiện chí và khơng muốn hợp tác thì sẽ khơng có việc giao kết HĐLĐ. Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, nếu các bên khơng cịn thiện chí và khơng muốn tiếp tục hợp tác cũng là lúc quan hệ lao động sẽ đi vào chỗ bế tắc và đổ vỡ.

Không trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội là yêu cầu tất yếu trong việc giao kết HĐLĐ. Nguyên tắc này liên quan nhiều đến việc xác định các nội dung thỏa thuận đưa vào hợp đồng khi giao kết HĐLĐ. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, mà cịn ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể khác có liên quan và lợi ích chung của xã hội. Thực hiện nguyên tắc này cho thấy, mặc dù HĐLĐ là kết quả của sự tự do thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, nhưng sự tự do ở đây là có giới hạn. Giới hạn đó là chính là chuẩn mực tối thiểu về quyền (ví dụ: quy định về lương tối thiểu, thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu…), tối đa về nghĩa vụ (ví dụ: quy định về thời giờ làm việc tối đa…) của người lao động được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, là những điều cấm của pháp luật vì lợi ích của chính các bên và lợi ích chung của xã hội (ví dụ: quy định về cấm người sử dụng lao động giữ bản chỉnh giấy tờ tùy thân, văn bằng chứng chỉ của người lao động; cấm người sử dụng lao động buộc người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc bằng tài sản khi giao kết, thực hiện HĐLĐ…), những chuẩn mực về đạo đức xã hội…

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động từ thực tiễn bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)