Vai trò của điều chỉnh pháp luật về đình cơng, giải quyết đình cơng

Một phần của tài liệu Pháp luật về đình công và giải quyết đình công từ thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 25)

1.2. Điều chỉnh pháp luật về đình cơng, giải quyết đình cơng

1.2.1. Vai trò của điều chỉnh pháp luật về đình cơng, giải quyết đình cơng

Đình cơng là hiện tượng xuất hiện khách quan trong nền kinh tế thị trường và là một vấn đề phức tạp, mặc dù có những ảnh hưởng tích cực như đảm bảo quyền dân chủ của NLĐ, giúp cân bằng lợi ích trong quan hệ lao động vốn khơng cân bằng, nhưng đình cơng ln tiềm ẩn những nguy cơ gây ra tác động xấu đến xã hội, nền kinh tế và đơi khi là chính trị của một quốc gia. Sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với đình cơng là cần thiết, đảm bảo phát huy những mặt tích cực và kiểm soát được những vấn đề tiêu cực mà đình cơng mang lại.

Việc điều chỉnh bằng pháp luật về đình cơng nhằm góp phần định hướng cho sự phát triển của quan hệ lao động theo ý chí chủ quan của nhà nước. Đảm bảo việc đình cơng khơng gây ảnh hưởng lớn đến chính trị, sự ổn định cho xã hội và sự phát triển của nền kinh tế. Cùng với đó, điều chỉnh bằng pháp luật về đình cơng giúp bảo vệ quyền và lợi ích cho bên yếu thế trong quan hệ lao động, là NLĐ. Mặc dù pháp luật quốc tế thừa nhận quyền đình cơng của NLĐ, tuy nhiên chỉ khi pháp luật từng quốc gia cụ thể hóa bằng những quy định cụ thể, đảm bảo khung pháp lý cho NLĐ tiến hành đình cơng, khi đó NLĐ mới có cơ sở tiến hành thực hiện quyền dân chủ của mình, bởi đảm bảo bằng pháp luật là một trong những điều kiện quan trọng nhất để các quyền con người, quyền công dân được thực hiện.

Điều chỉnh bằng pháp luật đình cơng giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NSDLĐ. Mặc dù là bên có lợi thế trong quan hệ lao động, nhưng trước sự diễn biến phức tạp của đình cơng, NSDLĐ cũng sẽ có nguy cơ gặp phải hậu quả tiêu cực như bị xâm phạm quyền sở hữu tài sản, quyền được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng. Bởi vậy, để đảm bảo quyền dân chủ của một số đối tượng trong xã hội không làm ảnh hưởng đến những quyền pháp định của đối tượng khác, việc quy định rõ những việc được làm và không được

19

làm khi tiến hành đình cơng của tập thể NLĐ là cần thiết đối với việc xây dựng pháp luật.

Điều chỉnh pháp luật bằng đình cơng giúp bảo đảm sự bình ổn tương đối của quan hệ lao động sau đình cơng. Thơng thường, khi xung đột về quyền và lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động không thể dàn xếp được thông qua các biện pháp ơn hồ, đình cơng sẽ nổ ra, dẫn đến hiện tượng ngừng trệ sản xuất. Nếu không giải quyết kịp thời, đình cơng sẽ gây ra những phản ứng dây chuyền đối với tồn bộ nền sản xuất xã hội. Vì vậy, giải quyết đình cơng nhanh chóng và hiệu quả chính là góp phần bảo vệ sự ổn định của phương thức sản xuất hiện hành.

1.2.2. Nội dung pháp luật về đình cơng, giải quyết đình cơng

- Nội dung pháp luật về đình cơng

Nội dung pháp luật về đình cơng chính là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nuốc ban hành để điều chỉnh các quan hệ pháp luật về đình cơng, mà các chủ thể thực hiện pháp luật về đình cơng cần phải thực hiện. Nội dung pháp luật về đình cơng bao gồm:

+ Đối tượng được phép đình cơng:

Theo Tổ chức lao động quốc tế, đối tượng đình cơng khơng giới hạn và khơng có quy định bắt buộc, mà tùy điều kiện của mỗi quốc gia, đối tượng đình cơng được quy định khác nhau. Ví dụ ở Cộng hịa Pháp thừa nhận tính chất hợp pháp của đối tượng đình cơng trong phạm vi doanh nghiệp, đình cơng ngành và đình cơng tồn quốc thơng qua việc khơng quy định phạm vi đình cơng trong BLLĐ và các văn bản hướng dẫn. Hoặc ở Cộng hịa liên bang Đức cũng khơng hạn chế phạm vi đình cơng, đình cơng tồn ngành, tổng đình cơng tồn quốc vẫn có thể coi là hợp pháp.5

Ở Việt Nam, đối tượng được đình cơng là NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động và phải thuộc đối tượng được đình cơng khơng bị cấm bởi các quy định của pháp luật.

+ Thời điểm tiến hành đình cơng:

5 Tiến sỹ Đỗ Ngân Bình (2005), “Pháp luật về đình cơng và giải quyết đình cơng ở Việt Nam trong điều kiện

20

Thời điểm có quyền đình cơng được hiểu là thời điểm tập thể lao động được phép sử dụng quyền đình cơng theo quy định của pháp luật. Quan điểm của đa số các quốc gia là chỉ cho phép thực hiện quyền đình cơng khi thật sự cần thiết để tránh tối đa các tiêu cực của cuộc đình cơng. Đình cơng xuất phát từ những TCLĐ, các quốc gia đều có quy định về việc hòa giải trước khi tiến hành đình cơng, tuy nhiên về mức độ hòa giải đối với mỗi loại tranh chấp hoặc các quốc gia lại khác nhau. Ở một số quốc gia trong đó có Việt Nam, thời điểm tiến hành đình cơng kể từ khi có tranh chấp lao động, phía NLĐ buộc phải trải qua một thời gian và thực hiện một số thủ tục nhất định để giải quyết tranh chấp sau đó mới được đình cơng.

+ Chủ thể lãnh đạo đình cơng:

Trong thực tế, mọi cuộc đình cơng đều có thành phần lãnh đạo, nhưng tư cách pháp lý của chủ thể đó có được coi là hợp pháp hay khơng lại phụ thuộc vào quy định của pháp luật mỗi quốc gia. Đa số pháp luật các nước đều có xu hướng quy định tổ chức đại diện người lao động là chủ thể hợp pháp có tư cách lãnh đạo đình cơng. Tại Cộng hồ liên bang Đức, tuy khơng có Luật liên bang chính thức quy định vấn đề này, nhưng qua các án lệ của Toà án liên bang có thể thấy rõ quan điểm của Nhà nước chỉ thừa nhận vai trò của các tổ chức cơng đồn trong việc lãnh đạo và chịu trách nhiệm về đình cơng. Tại Cộng hồ Pháp, vai trị lãnh đạo của cơng đồn chỉ có tính chất bắt buộc trong khu vực nhà nước. Cịn ở khu vực tư nhân, cơng đồn khơng đóng vai trị quan trọng trong việc xác định tính hợp pháp của cuộc đình cơng.

+ Trình tự, thủ tục đình cơng:

Trình tự, thủ tục đình cơng là các bước mà tập thể NLĐ phải thực hiện khi đình cơng. Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật hiện hành, thủ tục đình cơng bao gồm thủ tục lấy ý kiến tập thể lao động, ra quyết định đình cơng và sau đó là tiến hành đình cơng.

+ Các hành vi cấm thực hiện trước, trong và sau đình cơng:

Các hành vi bị cấm thực hiện trước trong và sau đình cơng được hiểu là các hành vi của NLĐ hoặc NSDLĐ thực hiện nhằm xâm hại đến quyền và lợi ích khác ngồi phạm vi được đình cơng hợp pháp cho phép. Các hành vi bị

21

cấm thường thấy của NLĐ đó là phá hoại tài sản của NSDLĐ, xâm hại tới sức khỏe, tính mạng của NSDLĐ, các hành vi bị cấm của NSDLĐ như đuổi việc hoặc trù dập, trả thù những người lãnh đạo hoặc tham gia đình cơng... Quy định cấm những hành vi tiêu cực này khơng những góp phần bảo vệ quyền được phép tiến hành đình cơng theo pháp luật của NLĐ mà cịn bảo vệ quyền chính đáng cho NSDLĐ, giúp cho quan hệ lao động không phát triển theo hướng tiêu cực khi có đình cơng xảy ra, đảm bảo mơi trường đình cơng tn thủ đúng quy định pháp luật.

+ Những trường hợp đình cơng bất hợp pháp:

Pháp luật các quốc gia đặt ra những quy định chung để hướng cuộc đình cơng xảy ra phù hợp với tình hình của từng quốc gia, trong đó có quy định về các trường hợp đình cơng bất hợp pháp. Đình cơng bất hợp pháp thường dựa trên một số tiêu chí như người lãnh đạo đình cơng, mục đích đình cơng, phạm vi đình cơng, trình tự thủ tục đình cơng, thời điểm đình cơng… Có quốc gia quy định đình cơng bất hợp pháp bao gồm đình cơng xảy ra khơng đúng trình tự thủ tục, có quốc gia quy định đình cơng khơng theo trình tự thủ tục khơng phải là một trường hợp đình cơng bất hợp pháp và có cách thức xử lý riêng.

- Nội dung pháp luật về giải quyết đình cơng

+ Thẩm quyền giải quyết đình cơng:

Về thẩm quyền giải quyết đình cơng, đa số các quốc gia đều trao thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng cho Tịa án, bởi vì Tịa án là cơ quan tư pháp xét xử độc lập, quyết định của Tịa án có giá trị bắt buộc áp dụng đối với mỗi bên. Đối với các nước có quan điểm giải quyết đình cơng khơng chỉ bao gồm xét tính hợp pháp của đình cơng, thì thẩm quyền giải quyết đình cơng cịn bao gồm các cơ quan như các cơ quan hòa giải bắt buộc, trọng tài lao động

+ Trình tự, thủ tục giải quyết đình cơng:

Một số quốc gia không quy định cụ thể ở trong các văn bản pháp luật mà chỉ giải quyết theo thơng lệ của Tịa án (Đức, Pháp). Tuy nhiên các quốc gia khác lại quy định cụ thể thủ tục giải quyết đình cơng trong các văn bản

22

pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết đình cơng một cách thống nhất như Thái Lan, Philippin, Nga… Ở Việt Nam, pháp luật quy định thủ tục giải quyết đình cơng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

23

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Đình cơng là quyền cơ bản của NLĐ được ILO quy định trong các Công ước Quốc tế và được pháp luật của hầu hết các quốc gia có nền kinh tế thị trường thừa nhận. Giải quyết đình cơng có vai trị quan trọng nhằm khơi phục quyền và lợi ích chính đáng của các bên bên quan hệ lao động và giúp ổn đình quan hệ lao động.

Nội dung pháp luật về đình cơng bao gồm các vấn đề về thời điểm có quyền đình cơng, chủ thể có quyền đình cơng, trình tự, thủ tục đình cơng, cuộc đình cơng bất hợp pháp, các hành vai cấm thực hiện trước, trong và sau đình cơng. Giải quyết đình cơng bao gồm các nội dung về thẩm quyền giải quyết đình cơng, thủ tục giải quyết đình cơng, nhằm bảo đảm quyền lợi các bên. Thực hiện pháp luật về đình cơng là quá trình hoạt động của các chủ thể tham gia đình cơng và giải quyết đình cơng, đảm bảo đình cơng và giải quyết đình cơng được thực hiện đúng quy định của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ được giải quyết thỏa đáng.

Để đảm bảo thực hiện pháp luật về đình cơng, giải quyết đình cơng, cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, có tính khả thi; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia đình cơng và giải quyết đình cơng; và xây dựng được hệ thống các thiết chế để đảm bảo thực hiện pháp luật về đình cơng.

24

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐÌNH CƠNG, GIẢI QUYẾT ĐÌNH CƠNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÁC KHU

CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về đình cơng và giải quyết đình cơng

2.1.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về đình cơng

- Thực trạng pháp luật về đối tượng được đình cơng và các trường hợp

được đình cơng

Bộ luật Lao động năm 2012 quy định, đình cơng là sự ngừng việc tạm

thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Quyền đình cơng là quyền của cá nhân NLĐ, song đình cơng phải được thực hiện bởi tập thể lao động. Điều 209 BLLĐ năm 2012 đã định nghĩa về đình cơng thơng qua đó khẳng định đối tượng của đình cơng là tập thể lao động. Tập thể lao động theo định nghĩa tại khoản 3 Điều 3 BLLĐ năm 2012 là “tập hợp có tổ chức của NLĐ cùng

làm việc cho một NSDLĐ hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của NSDLĐ”. Qua định nghĩa này, BLLĐ năm 2012 đã gián tiếp khẳng định tập

thể lao động chỉ được đình cơng để gây áp lực, nhằm đạt được yêu sách đối với NSDLĐ của họ, việc đình cơng gây áp lực đối với NSDLĐ khác hoặc một chủ thể khác là không có cơ sở.

Đối tượng được đình cơng được sửa đổi trong Bộ luật Lao động năm 2019. Theo đó, đình cơng là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo. Như vậy, BLLĐ năm 2019 đã khẳng định rằng người lao động có quyền đình cơng hay nói cách khác đối tượng đình cơng là người lao động làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động và được điều chỉnh bởi BLLĐ. NLĐ là người làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của NSDLĐ. Tuy nhiên cần lưu ý là một số đối tượng lao động như công chức, viên chức

25

nhà nước khơng có quyền đình cơng. Bởi, mặc dù khơng có điều khoản cấm cơng chức, viên chức tổ chức đình cơng, nhưng căn cứ vào Luật Cán bộ, cơng chức, Luật Viên chức, có thể thấy pháp luật cũng khơng trao quyền đình cơng cho cơng chức, viên chức nhà nước. Công chức, viên chức nhà nước là những người tham gia các quan hệ có tính chất mệnh lệnh hành chính, họ buộc phải tuân thủ các quy định của pháp luật theo nguyên tắc chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Do đó, khi pháp luật khơng trực tiếp quy định công chức, viên chức nhà nước có quyền đình cơng thì đương nhiên phải hiểu cơng chức, viên chức nhà nước khơng có quyền đình cơng.

Ngồi ra, cũng như BLLĐ năm 2012, không phải mọi người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đều có quyền đình cơng. Theo quy định của BLLĐ năm 2019, những người lao động làm việc ở nơi sử dụng lao động mà việc đình cơng có thể đe dọa đến quốc phịng, an ninh, trật tự cơng cộng, sức khỏe của con người theo quy định của pháp luật. Ví dụ những ngành, lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình cơng có thể đe dọa đến an ninh, quốc phịng, sức khỏe, trật tự cơng cộng, bao gồm các ngành điện lực; dầu khí và gas; bảo đảm an tồn hàng khơng, hàng hải; bưu chính, viễn thơng; cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường; trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng. Đây là quy định nhằm hạn chế tác động tiêu cực của đình cơng lên lợi ích chung của cộng đồng.

Cùng với việc khẳng định đối tượng được đình cơng là người lao động, BLLĐ năm 2019 quy định cụ thể các trường hợp người lao động có quyền đình cơng. Theo đó, tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục để đình cơng trong trường hợp sau đây: 1) Hịa giải khơng thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hịa giải viên lao động khơng tiến hành hòa giải; 2) Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

26

Có thể nhận thấy rằng, so với BLLĐ năm 2012 thì quy định về các trường hợp được đình cơng trong BLLĐ năm 2019 đã góp phần giúp người lao động xác định được rõ các trường hợp mà họ sẽ có quyền đình cơng theo quy định của pháp luật, đồng thời giúp người lao động sẽ linh hoạt hơn, việc hồ giải khơng nhất thiết đi theo trình tự, để người lao động lựa chọn phương thức hoà giải nào nhanh nhất.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đình công và giải quyết đình công từ thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)