Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về giải quyết đình cơng

Một phần của tài liệu Pháp luật về đình công và giải quyết đình công từ thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 42 - 46)

2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về đình cơng và giải quyết đình cơng

2.1.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về giải quyết đình cơng

- Thực trạng pháp luật quyền u cầu xét tính hợp pháp của đình cơng

Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trong q trình đình cơng hoặc trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt đình cơng, mỗi bên có quyền nộp đơn đến Tịa án u cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng. Theo đó, chủ thể có quyền u cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng sẽ là tổ chức Cơng đồn (BLLĐ năm 2012) hoặc/và tổ chức đại diện người lao động (BLLĐ năm 2019) lãnh đạo cuộc đình cơng hoặc NSDLĐ. Như vậy quy định về quyền u cầu xét tính hợp pháp của đình cơng vẫn khơng có sự thay đổi.

Về thời hạn, việc nộp đơn yêu cầu chỉ được thực hiện trong quá trình đình cơng hoặc trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt đình cơng. Như vậy trước thời điểm xảy ra đình cơng, các chủ thể khơng có quyền u cầu Tịa án xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng. Bởi lẽ, trong nhiều trường hợp chưa có cơ sở để xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng như đối với trường hợp đình cơng bất hợp pháp do vẫn tiến hành khi có quyết định hỗn hoặc ngừng đình cơng, lúc này đình cơng chưa xảy ra, vậy đương nhiên Tịa án khơng có cơ sở để xét đến trường hợp này. Ngoài ra, trong thực tế sẽ có

36

những trường hợp Toà án đã thụ lý giải quyết đình cơng nhưng cuộc đình cơng lại khơng xảy ra trong thực tiễn. Ví dụ đình cơng chớp nhống, khơng tuân theo trình tự thủ tục, chỉ mới xuất hiện TCLĐ, tập thể lao động đã ngừng việc, tham gia đình cơng, vậy nên NSDLĐ khơng có cơ hội gửi đơn u cầu Tịa án xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng khi đình cơng chưa xảy ra.

Theo quy định của BLTTDS năm 2015 thì Tịa án có thời hạn tối đa 10 ngày để ra quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình cơng, như vậy NSDLĐ sẽ tiếp tục đợi tối đa 10 ngày để có thể giải quyết một cuộc đình cơng bất hợp pháp. Mục đích của việc xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng nhằm giảm thiểu thiệt hại do đình cơng bất hợp pháp gây ra, đảm bảo sự ổn định cho xã hội và phát triển của nền kinh tế. Việc bỏ quyền nộp đơn xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng trước khi đình cơng diễn ra đã đi ngược lại với mục đích của việc xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng. Đối với trường hợp chưa đủ căn cứ để xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng, Tịa án có thể ra thơng báo về việc chưa đủ căn cứ. Trong trường hợp đình cơng chắc chắn sẽ xảy ra, việc Tồ án ra quyết định tun bố về tính hợp pháp của cuộc đình cơng trước khi xảy ra ngừng việc là cần thiết. Kết luận của Toà án sẽ giúp tập thể lao động cân nhắc, nếu bất hợp pháp thì khơng đình cơng nữa hoặc tổ chức lại theo thủ tục luật định. Nếu đình cơng hợp pháp, những NLĐ sẽ đình cơng đến cùng để đạt yêu cầu của mình. Trong trường hợp đình cơng khơng xảy ra sau khi có kết luận của Tồ án, việc kết luận của Toà án cũng giúp những NLĐ nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của mình để có những định hướng đúng đắn trong hành vi.

- Thực trạng pháp luật về thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc

đình cơng

Theo quy định tại Điều 405 BLTTDS năm 2015, Tịa án là cơ quan có quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng. Do đình cơng là quyền của NLĐ và phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật nên khi NLĐ sử dụng quyền đình cơng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần xem xét tính hợp pháp trong việc sử dụng quyền này. Tồ án, với chức năng xét xử, là cơ quan duy nhất có khả năng xem xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng.

37

Tịa án có quyền xét tính hợp pháp của đình cơng phải là Tịa án cấp tỉnh. Theo quy định, trước khi đình cơng, các bên trong quan hệ lao động phải đưa TCLĐ ra giải quyết tại Hội đồng hoà giải cơ sở và Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. Do đó, khi đình cơng xảy ra, Tồ án có thẩm quyền giải quyết đình cơng đương nhiên phải là Tồ lao động thuộc Tồ án nhân dân cấp tỉnh. Đồng thời, với tư cách là một Toà chuyên trách thuộc Toà án nhân dân cấp tỉnh, Tồ lao động có nhiều khả năng và lợi thế để giải quyết đình cơng.

Tịa án cấp tỉnh có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng phải là Tịa án tại nơi có cuộc đình cơng xảy ra. Quy định này tạo điều kiện giải quyết đình cơng một cách nhanh chóng, nhằm hạn chế những thiệt hại do đình cơng gây ra. Bởi nếu giao thẩm quyền giải quyết đình cơng cho Tịa án nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp sẽ có trường hợp đình cơng xảy ra tại chi nhánh của cơng ty thuộc địa bàn tỉnh khác, Tịa án ở địa phương này sẽ phải giải quyết đình cơng ở một địa phương khác, sẽ gây ra sự phức tạp trong thủ tục và hiệu quả giải quyết đình cơng khơng cao.

- Thực trạng pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết đình cơng

+ Trình tự xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng tại Tịa án nhân dân cấp tỉnh:

Sau khi nhận đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định thành lập Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng và phân cơng một Thẩm phán chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, Thẩm phán được phân cơng chủ trì phải ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng và trong vịng 5 ngày làm việc tiếp theo, Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng phải mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng. Trong q trình thụ lý đơn yêu cầu, nếu bên yêu cầu rút đơn yêu cầu; hoặc hai bên đã thỏa thuận được với nhau về giải quyết đình cơng và có đơn u cầu Tịa án khơng giải quyết; hoặc người có đơn yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt (trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan) thì Tịa án sẽ đình chỉ việc xem xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng. Khoảng thời gian kể từ ngày nhận đơn yêu cầu đến ngày mở phiên

38

họp xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng theo quy định tại BLTTDS năm 2015 kéo dài tối đa 10 ngày làm việc. Yêu cầu của việc xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng là nhanh chóng, kịp thời, từ đó ngăn chặn những cuộc đình cơng bất hợp pháp, tuy nhiên thời gian tối đa cho phép 10 ngày đã hạn chế hiệu quả của hoạt động xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng.

Việc xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng được tiến hành trong phiên họp với thành phần bao gồm đại diện của hai bên tranh chấp cùng với Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng bao gồm 3 thẩm phán, do thẩm phán được phân công chịu trách nhiệm làm chủ tọa, kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Ngồi ra, Tịa án có thể yêu cầu thêm đại diện của các cơ quan, tổ chức tham gia, tùy theo từng vụ việc cụ thể, có thể là đại diện cơ quan lao động hoặc đại diện tổ chức cơng đồn cấp trên.

Thẩm phán chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng cơng bố quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng và tóm tắt nội dung đơn u cầu. Tiếp đó đại diện hai bên đình cơng trình bày ý kiến của mình. Đại diện cơ quan, tổ chức tham gia phiên họp trình bày ý kiến nếu được thẩm phán chủ trì phiên họp yêu cầu. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng. Cuối cùng, hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng thảo luận và quyết định theo đa số. Kết quả của phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng là quyết định của Tịa án về tính hợp pháp của cuộc đình cơng. Quyết định này phải được công bố công khai tại phiên họp và gửi ngay cho tổ chức đại diện tập thể lao động, NSDLĐ và Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu cuộc đình cơng bị kết luận là bất hợp pháp thì tập thể lao động phải ngừng ngay cuộc đình cơng và trở lại làm việc. Nếu như đã có quyết định của Tịa án về cuộc đình cơng là bất hợp pháp mà NLĐ khơng ngừng đình cơng và trở lại làm việc thì sẽ bị coi là tự ý nghỉ việc và tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc nội quy lao động đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của đơn vị.

+ Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về quyết định xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng tại Tịa án nhân dân cấp cao:

39

Trong thời hạn kháng cáo kháng nghị theo quy định của BLTTDS năm 2015, kể từ ngày nhận được quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình cơng, Ban chấp hành cơng đồn, NSDLĐ có quyền gửi đơn kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền gửi quyết định kháng nghị lên Tịa án nhân dân cấp cao. Ngay sau khi nhận đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình cơng, Tịa án nhân dân cấp cao phải có văn bản u cầu Tịa án đã xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng chuyển hồ sơ vụ việc để xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tịa án đã ra quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình cơng phải chuyển hồ sơ vụ việc cho Tòa án nhân dân cấp cao để xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao quyết định thành lập Hội đồng phúc thẩm xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng và phân cơng một Thẩm phán chủ trì việc nghiên cứu hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án nhân dân cấp cao nhận được hồ sơ vụ việc, Hội đồng phúc thẩm phải tiến hành xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình cơng. Quyết định của Hội đồng phúc thẩm xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng của Tịa án nhân dân cấp cao là quyết định cuối cùng về cuộc đình cơng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đình công và giải quyết đình công từ thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)