Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đình

Một phần của tài liệu Pháp luật về đình công và giải quyết đình công từ thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 73 - 84)

đình cơng, giải quyết đình cơng tại các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Thứ nhất, trang bị kiến thức pháp luật lao động, đặc biệt là các quy

định của pháp luật về TCLĐ, đình cơng cho NLĐ và NSDLĐ.

Thực tế cho thấy, hiểu biết pháp luật lao động nói chung và quy định pháp luật về TCLĐ và đình cơng của NLĐ còn rất hạn chế. Điều này xuất phát từ xuất thân của NLĐ từ nông thôn, chưa được đào tạo về chuyên môn, nghề nghiệp, chưa được phổ biến, giáo dục pháp luật lao động, hoặc đã được phổ biến nhưng không tiếp thu được. Việc NLĐ không tiếp thu được kiến thức pháp luật do nghiều nguyên nhân như các hình thức tuyên truyền, phổ biến chưa thực sự hấp dẫn, chưa sát với thực tế, trình độ học vấn của NLĐ cịn hạn chế, khơng hiểu hết được các quy định của pháp luật.

NLĐ nắm bắt được các nội dung cơ bản của pháp luật lao động sẽ nhận thức rõ các quyền và lợi ích của mình; đồng thời hiểu đúng các nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong quan hệ lao động, trong đấu tranh giải quyết TCLĐ để từ đó khơng tiến hành các hành động phản ứng với quyết định của NSDLĐ, tiến hành đình cơng khơng theo qui định của pháp luật. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật lao động sẽ dần hình thành ý thức pháp luật của NLĐ, NLĐ sẽ tự giác thực hiện theo các quy định của pháp luật về TCLĐ, tình hình TCLĐ và đình cơng tự phát sẽ giảm đi.

Thứ hai, NSDLĐ cần giải quyết vấn đề thu nhập của NLĐ, quan tâm, chăm lo đến đời sống NLĐ.

Mặc dù NLĐ và NSDLĐ có sự khác nhau trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế, nhưng cả NLĐ và NSDLĐ đều có mong muốn chung là doanh nghiệp phát triển bền vững, hoạt động sản xuất kinh doanh thu được nhiều lợi nhận, công việc của NLĐ ổn định, thu nhập tăng cao. Để NLĐ yên tâm làm việc và gắn bó với doanh nghiệp, NSDLĐ cần quan tâm đến vấn đề thu nhập của

67

NLĐ, đảm bảo thu nhập của NLĐ đủ để chi tiêu cho cuộc sống bình thường của NLĐ.

Trong những nguyên nhân dẫn đến TCLĐ và đình cơng thì nguyên nhân liên quan đến tiền lương, tiền thưởng là nguyên nhân chủ yếu. Với quy định thực tế hiện nay, tiền lương tối thiểu của NLĐ chưa đáp ứng đủ nhu cầu sống tối thiểu. Vì vậy, NSDLĐ trước tiên cần phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về tiền lương như tăng lương tối thiểu hàng năm theo quy định của pháp luật, xây dựng thang lương, bảng lương, xây dựng định mức lao động, trả lương cho NLĐ đúng hạn… đồng thời trả thêm cho NLĐ những khoản phụ cấp như phụ cấp ăn trưa, phụ cấp hỗ trợ tiền đi lại, hỗ trợ tiền thuê nhà, hỗ trợ tiền chăm sóc, ni dạy con của công nhân; thường xun có những hình thức thưởng chun cần, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thưởng Tết, thưởng các ngày lễ trong năm…

Khi tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, đời sống của NLĐ đã khó khăn, lại càng khó khăn hơn, NSDLĐ cần chăm lo nhiều hơn đến đời sống của NLĐ như tăng lương trước thời hạn cho NLĐ đạt thành tích cao trong sản xuất, kinh doanh, cải thiện bữa ăn giữa ca, tăng các khoản phụ cấp khác cho NLĐ để chia sẻ và giảm bớt khó khăn của NLĐ.

Thứ ba, tăng cường đối thoại giữa NSDLĐ và NLĐ.

Thực tế cho thấy, tại những đơn vị tổ chức tốt việc đối thoại thì ít xảy ra tranh chấp, ngừng việc tập thể và khi khó khăn, NLĐ sẵn sàng chia sẻ. Nhưng các doanh nghiệp đóng trên địa bàn các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang chủ yếu có quy mơ nhỏ và vừa, qua kiểm tra, phần lớn ít tổ chức đối thoại tại nơi làm việc hoặc nếu có cũng chỉ làm đối phó. Tại doanh nghiệp, đối thoại là sự trao đổi thông tin giữa các NLĐ và NSDLĐ về những vấn đề cùng quan tâm phát sinh từ hoạt động thuê mướn lao động băng hình thức cơ bản là chia sẻ thông tin, tham vấn hoặc thương lượng về những vấn đề cùng quan tâm phát sinh tại nơi làm việc.

Để tiến hành đối thoại, NSDLĐ cần xây dựng quy chế giải quyết khiếu nại nội bộ với các bước như nộp thắc mắc, khiếu nại, người giải quyết khiếu

68

nại, thời hạn giải quyết khiếu nại, tổ chức phiên họp giải quyết khiếu nại, thủ tục tiếp theo nếu không giải quyết nội bộ thành công.

Thứ tư, tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động.

Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cần hướng dẫn, yêu cầu doanh nghiệp và NLĐ thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Cơng đồn và các thông tư, hướng dẫn và chế độ chính sách khác của Nhà nước. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động ở các doanh nghiệp, nhất là vấn đề xây dựng thang lương, bảng lương, quy chế trả lương ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, khu vực xảy ra nhiều cuộc đình cơng tự phát và ngừng việc tập thể. Kiên quyết xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật lao động và cơng đồn.

Thứ năm, tăng cường hoạt động của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở.

Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở phải thực sự trở thành tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở cần chủ động đàm phán, thương lượng và đề xuất với NSDLĐ những lợi ích cao hơn cho NLĐ về các vấn đề như xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, tiền thưởng… trong thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp. Đồng thời dẫn chứng cho NSDLĐ thấy được những lợi ích trong việc ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể. Để có cuộc đối thoại thành cơng, trước tiên tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở phải có sự hiểu biết đầy đủ những vấn đề cơ bản của các văn bản pháp luật liên quan đến đời sống việc làm của người lao động, để nhận ra kiến nghị của người lao động đúng hay sai, có phù hợp với pháp luật và điều kiện thực tế của doanh nghiệp.

Thứ sáu, cần chú trọng nâng cao chất lượng và hoạt động của đội ngũ hòa giải viên lao động.

Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn BLLĐ 2019 về tiêu chuẩn hòa giải viên lao động. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động của Hồ giải viên, tỉnh Bắc Giang có thể xem xét bổ nhiệm hịa giải viên lao động khơng phải là cán bộ đương chức tại Phịng Lao động – Thương binh và

69

Xã hội hay công chức thuộc liên đồn lao động. Bởi thực tế cho thấy, hịa giải viê lao động hoạt động kiêm nhiệm sẽ khó tách bạch được vai trị quản lý nhà nước và vai trị hồ giải TCLĐ. Phịng Phịng Lao động – Thương binh và Xã hội tham mưu cho UBND cấp huyện, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để tìm kiếm, thuyết phục các cá nhân có uy tín trong xã hội, có hiểu biết về pháp luật lao động, có năng lực kinh nghiệm trong hồ giải, giải quyết tranh chấp nói chung ứng cử hòa giải viên lao động. Chẳng hạn như luật sư, nhà nghiên cứu/thực hành về lao động, cựu đại biểu quốc hội/ thẩm phán, cán bộ công chức, viên chức nghỉ hưu tại địa phương.

Để đảm bảo sự nhất quán trong hoạt động của hòa giải viên lao động trên tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện, cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh nên chịu trách nhiệm quản lý và điều phối hoạt động của hòa giải viên lao động. Điều này sẽ giúp cho hòa giải viên lao động hoạt động trong một hệ thống mạch lạc và gắn kết thay vì hoạt động đơn lẻ. Một trong những hoạt động quan trọng nhất liên quan đến quản lý và điều phối hoạt động của hòa giải viên lao động đó là cần sớm xây dựng và ban hành Quy chế hoạt động của Hoà giải viên lao động. Về nội dung của Quy chế này, ngoài các nội dung về tiêu chuẩn hịa giải viên, trình tự thủ tục bổ nhiệm/miễn nhiệm, quyền lợi của hòa giải viên, cần làm rõ hai nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo BLLĐ 2019 là hoà giải TCLĐ và phát triển quan hệ lao động tại địa phương.

Để đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận dịch vụ hồ giải TCLĐ tại hịa giải viên lao động, trước tiên tỉnh Bắc Giang cần kiện tồn đội ngũ hịa giải viên lao động, xem xét bổ nhiệm hòa giải viên lao động tại tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện và/hoặc quy định một đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết TCLĐ chung trên tồn tỉnh.

Tỉnh có thể xem xét thực hiện thí điểm Hồ giải viên lao động chun trách tại một số địa bàn tập trung đông doanh nghiệp và người lao động như huyện Việt Yên, thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng. Đây sẽ là những hòa giải viên lao động điển hình hay hồ giải viên nguồn ở địa phương, tỉnh cần có sự đầu tư ban đầu cho những người này. Ngược lại, người ứng tuyển vị trí hịa giải viên lao động chuyên trách ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn tối

70

thiểu theo quy định của pháp luật, cũng cần cung cấp kế hoạch cụ thể về hỗ trợ phát triển quan hệ lao động tại địa phương, phòng ngừa và giải quyết TCLĐ.

71

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong bối cảnh BLLĐ năm 2019 mới có hiệu lực, nên các quy định của BLLĐ nói chung, quy định về đình cơng nói riêng bắt đầu được triển khai. Hy vọng với nhiều quy định mới, NLĐ sẽ thực hiện tốt hơn quyền đình cơng để bảo đảm quyền và lợi ích của mình. Trước bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều biến chuyển, đất nước đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã mở ra những cơ hội lớn cho đất nước ta, nhưng bên cạnh đó, cũng xuất hiện nhiều nguy cơ mới, trong đó có nguy cơ gia tăng TCLĐ và đình cơng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ổn định việc làm, đời sống của NLĐ.

Để nâng cao hiệu quả thực hiện triển khai quy định về đình cơng trong BLLĐ năm 2019, luận văn đã đưa ra một số ý kiến. Cùng với đó, luận văn kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTDS năm 2015 về giải quyết đình cơng. Để các quy định của pháp luật được thực thi trên thực tế, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đình cơng, giải quyết đình cơng tại các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng và các địa phương trong cả nước nói chung.

72

KẾT LUẬN

Đình cơng là hiện tượng khách quan trong nền kinh tế thị trường. Ngồi những tác động tích cực đình cơng cịn có những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế, trật tự an tồn xã hội, ảnh hưởng đến mơi trường đầu tư, kinh doanh.

Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện các quy định của pháp luật về đình cơng tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cho thấy: Ngừng việc tập thể và đình cơng chủ yếu xảy ra tại các doanh nghiệp FDI, đặc biệt trong các ngành dệt may, điện tử, là những ngành sử dụng nhiều công nhân lao động. Tất cả các cuộc ngừng việc tập thể và đình cơng tự phát xảy ra trên địa bàn đều không tuân theo các quy định của pháp luật, khơng qua hịa giải hoặc hịa giải khơng thành tại cơ sở,. Nhiều cuộc đình cơng khơng do Cơng đồn tổ chức và lãnh đạo đình cơng, việc thực hiện thủ tục, trình tự đình cơng, các quyền và nghĩa vụ của NLĐ, NSDLĐ trong q trình đình cơng, việc giải quyết đình cơng của các cơ quan, tổ chức có chức năng cũng khơng được thực hiện. Các nguyên nhân dẫn đến đình cơng chủ yếu là sự vi phạm quy định pháp luật lao động của NSDLĐ. Các yêu sách của NLĐ tham gia đình cơng chủ yếu là các yêu sách về tiền lương do tiền lương và thu nhập của NLĐ quá thấp, không đáp ứng được mức sống tối thiểu cho cá nhân và gia đình NLĐ.

Đình cơng ở mỗi quốc gia khác nhau có những đặc điểm khác nhau. Đình cơng ở Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cũng có những đặc điểm riêng địi hỏi Nhà nước phải có sự điều chỉnh phù hợp để vừa đảm bảo tính khả thi vừa đảm bảo sự tương thích với pháp luật quốc tế.

Từ đó cho thấy các quy định của pháp luật về đình cơng và giải quyết đình cơng hiện hành cịn bộc lộ nhiều bất cập, nhiều quy định còn chưa phù hợp, nhiều quy định cịn chưa rõ ràng, thiếu tính khả thi. Trước tình hình đó BLLĐ năm 2019 đã có nhiều điểm sửa dổi, bổ sung cần được triển khai có hiệu quả. Từ đó, luận văn đề xuất một số Một số kiến nghị triển khai Bộ luật Lao động năm 2019 về đình cơng và nâng cao hiệu quả thực hiện quy định

73

đình cơng, giải quyết đình cơng tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Tài liệu hội thảo “Định

hướng chiến lược phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động”, Đà Nẵng

ngày 19,20 tháng 12 năm 2013.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức Lao động quốc tế (2016), “Hội nghị Sơ kết đề án phát triển quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh, thành

phố giai đoạn 2013 - 2020”, Hải Phòng ngày 24-25 tháng 3 năm 2016.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo cáo tổng kết thi hành Bộ luật Lao động năm 2012, Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2018.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo cáo tình hình đình cơng và giải quyết đình cơng, Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2019.

5. Bộ luật Lao động năm 2012.

6. Bộ luật Lao động năm 2019.

7. Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2011), chịu trách nhiệm xuất bản Giáo sư, Tiến sỹ Lê Hồng Hạnh, chuyên đề số 12/2011, “Thực trạng đình cơng và

giải quyết đình cơng ở Việt Nam”.

8. Đỗ Ngân Bình (2005), “Pháp luật về đình cơng và giải quyết đình cơng ở

Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”, Luận án

Tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

9. Cao Xuân Dũng (2016), Đình cơng bất hợp pháp theo quy định pháp luật

Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

10. Đào Thị Hằng (2004), “Pháp luật đình cơng và giải quyết đình cơng nhìn

từ góc độ thực tiễn”, Tạp chí Luật học số 5/2004.

11. Đại hội đồng Liên hiệp quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá.

75

12. Nguyễn Hồng Nhung (2017), Những hạn chế đối với quyền đình cơng trong pháp luật Việt Nam – Tiêu chuẩn quốc tế và những vấn đề đặt ra, Luận

văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

13. Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 quy định chi tiết một số nội dung của Bộ luật Lao động.

14. Nghị định số 145/2010/NĐ-CP ngày 14/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

15. Hà Thị Hoa Phượng (2013), “Đình cơng và giải quyết đình cơng theo Bộ luật Lao động năm 2012”, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

16. Nguyễn Thùy Trang (2016), Pháp luật về đình cơng, giải quyết đình cơng

Một phần của tài liệu Pháp luật về đình công và giải quyết đình công từ thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 73 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)