Thực trạng pháp luật Việt Nam về đình cơng

Một phần của tài liệu Pháp luật về đình công và giải quyết đình công từ thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 31 - 42)

2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về đình cơng và giải quyết đình cơng

2.1.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về đình cơng

- Thực trạng pháp luật về đối tượng được đình cơng và các trường hợp

được đình cơng

Bộ luật Lao động năm 2012 quy định, đình cơng là sự ngừng việc tạm

thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Quyền đình cơng là quyền của cá nhân NLĐ, song đình cơng phải được thực hiện bởi tập thể lao động. Điều 209 BLLĐ năm 2012 đã định nghĩa về đình cơng thơng qua đó khẳng định đối tượng của đình cơng là tập thể lao động. Tập thể lao động theo định nghĩa tại khoản 3 Điều 3 BLLĐ năm 2012 là “tập hợp có tổ chức của NLĐ cùng

làm việc cho một NSDLĐ hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của NSDLĐ”. Qua định nghĩa này, BLLĐ năm 2012 đã gián tiếp khẳng định tập

thể lao động chỉ được đình cơng để gây áp lực, nhằm đạt được yêu sách đối với NSDLĐ của họ, việc đình cơng gây áp lực đối với NSDLĐ khác hoặc một chủ thể khác là khơng có cơ sở.

Đối tượng được đình cơng được sửa đổi trong Bộ luật Lao động năm 2019. Theo đó, đình cơng là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo. Như vậy, BLLĐ năm 2019 đã khẳng định rằng người lao động có quyền đình cơng hay nói cách khác đối tượng đình cơng là người lao động làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động và được điều chỉnh bởi BLLĐ. NLĐ là người làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của NSDLĐ. Tuy nhiên cần lưu ý là một số đối tượng lao động như công chức, viên chức

25

nhà nước khơng có quyền đình cơng. Bởi, mặc dù khơng có điều khoản cấm cơng chức, viên chức tổ chức đình cơng, nhưng căn cứ vào Luật Cán bộ, cơng chức, Luật Viên chức, có thể thấy pháp luật cũng khơng trao quyền đình cơng cho công chức, viên chức nhà nước. Công chức, viên chức nhà nước là những người tham gia các quan hệ có tính chất mệnh lệnh hành chính, họ buộc phải tuân thủ các quy định của pháp luật theo nguyên tắc chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Do đó, khi pháp luật khơng trực tiếp quy định cơng chức, viên chức nhà nước có quyền đình cơng thì đương nhiên phải hiểu cơng chức, viên chức nhà nước khơng có quyền đình cơng.

Ngồi ra, cũng như BLLĐ năm 2012, không phải mọi người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đều có quyền đình cơng. Theo quy định của BLLĐ năm 2019, những người lao động làm việc ở nơi sử dụng lao động mà việc đình cơng có thể đe dọa đến quốc phịng, an ninh, trật tự cơng cộng, sức khỏe của con người theo quy định của pháp luật. Ví dụ những ngành, lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình cơng có thể đe dọa đến an ninh, quốc phịng, sức khỏe, trật tự cơng cộng, bao gồm các ngành điện lực; dầu khí và gas; bảo đảm an tồn hàng khơng, hàng hải; bưu chính, viễn thơng; cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường; trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng. Đây là quy định nhằm hạn chế tác động tiêu cực của đình cơng lên lợi ích chung của cộng đồng.

Cùng với việc khẳng định đối tượng được đình cơng là người lao động, BLLĐ năm 2019 quy định cụ thể các trường hợp người lao động có quyền đình cơng. Theo đó, tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục để đình cơng trong trường hợp sau đây: 1) Hịa giải khơng thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hịa giải viên lao động khơng tiến hành hòa giải; 2) Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

26

Có thể nhận thấy rằng, so với BLLĐ năm 2012 thì quy định về các trường hợp được đình cơng trong BLLĐ năm 2019 đã góp phần giúp người lao động xác định được rõ các trường hợp mà họ sẽ có quyền đình cơng theo quy định của pháp luật, đồng thời giúp người lao động sẽ linh hoạt hơn, việc hồ giải khơng nhất thiết đi theo trình tự, để người lao động lựa chọn phương thức hoà giải nào nhanh nhất.

- Thực trạng pháp luật về chủ thể có quyền tổ chức và lãnh đạo đình cơng

Theo Điều 210 BLLĐ năm 2012, chủ thể lãnh đạo đình cơng bao gồm: Ban chấp hành Cơng đồn cơ sở (ở nơi có tổ chức Cơng đồn); Tổ chức Cơng đoàn cấp trên theo đề nghị của NLĐ (ở nơi chưa có tổ chức Cơng đồn). Như vậy có thể thấy Cơng đồn Việt Nam có thẩm quyền và vai trị to lớn trong lĩnh vực lao động nói chung và giải quyết TCLĐ, tổ chức và lãnh đạo đình cơng nói riêng.

Đến BLLĐ năm 2019, thì tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo đình cơng.

So với BLLĐ năm 2012, tổ chức có quyền tổ chức và lãnh đạo đình cơng đã có sự thay đổi. BLLĐ năm 2019 đã cho phép có thêm các tổ chức đại diện người lao động ngồi tổ chức cơng dồn có quyền tổ chức và lãnh đạo đình cơng. Đây là nội dung mới, được sửa đổi, bổ sung nhằm nội luật hóa tiêu chuẩn lao động quốc tế và thực hiện các cam kết về lao động trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia. Đây cũng là thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 06-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nghị quyết số 27-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Ngồi tổ chức cơng đồn hiện nay, BLLĐ năm 2019 cho phép người lao động được thành lập và tham gia các tổ chức khác đại diện cho mình. Các tổ chức đại diện tập thể người lao động được thành lập theo sự điều chỉnh của các quy định pháp luật và bình đẳng với cơng đoàn về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động. Chính việc quy định nhiều tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp dẫn đến những quy định về việc đối thoại tại

27

nơi làm việc, thương lượng tập thể và đình cơng cũng đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Thực trạng pháp luật về thời điểm, trình tự, thủ tục đình cơng

+ Thời điểm đình cơng:

Thời điểm được quyền đình cơng theo BLLD năm 2012 là khi TCLĐ tập thể về lợi ích đã được giải quyết theo thủ tục hịa giải và trọng tài nhưng khơng khơng thành hoặc hịa giải thành nhưng một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được (Điều 204, Điều 206). Sau thời gian 05 ngày kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được hoặc sau thời hạn 03 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hịa giải khơng thành, lúc này tập thể lao động mới có quyền tiến hành các thủ tục để đình cơng.

Quy định này được sửa đổi trong BLLĐ năm 2019. Theo đó thời điểm được quyền đình cơng là khi Hịa giải khơng thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà hịa giải viên lao động khơng tiến hành hịa giải; Ban trọng tài lao động khơng được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

Như vậy khác với trước, thời điểm đình cơng được BLLĐ năm 2019 quy định linh hoạt hơn. Nếu như BLLĐ năm 2012 quy định TCLĐ tập thể về lợi ích phải trải qua hai lần hòa giải rồi mới được đình công, điều này đã khiến thủ tục đình cơng trở lên phức tạp hơn, hạn chế đình cơng diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục trên thực tiễn, thì hiện nay, có 5 thời điểm có thể phát sinh quyền đình cơng của NLĐ. Đó là: 1) Hịa giải khơng thành: 2) hoặc hết thời hạn hòa giải quy định mà hòa giải viên lao động khơng tiến hành hịa giải; 3) hoặc Ban trọng tài lao động không được thành lập để giải quyết TCLĐ; 4) hoặc Ban trọng tài lao động được thành lập để giải quyết TCLĐ thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp; 5) Ban trọng tài lao động được thành lập để giải quyết TCLĐ thành lập và đã ra quyết định giải quyết tranh chấp nhưng người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

28

+ Trình tự, thủ tục tiến hành đình cơng:

Theo quy định tại Điều 211 BLLĐ năm 2012, trình tự đình cơng gồm các bước: Lấy ý kiến tập thể lao động; Ra quyết định đình cơng; Tiến hành đình cơng. Về cơ bản các bước này khơng thay đổi trong BLLĐ năm 2019. Tuy nhiên, so với BLLĐ năm 2012, quy định mới trong BLLĐ năm 2019 đã hợp lý và rõ ràng hơn. Cụ thể, Điều 200 BLLĐ năm 2019, trình tự đình cơng gồm các bước: 1) Lấy ý kiến về đình cơng; 2) Ra quyết định đình cơng và thơng báo đình cơng; 3) Tiến hành đình cơng.

Lấy ý kiến về đình cơng: Trước khi tiến hành đình cơng, tổ chức đại diện

người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình cơng có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng. Nội dung lấy ý kiến bao gồm: a) Đồng ý hay khơng đồng ý đình cơng; b) Phương án của tổ chức đại diện người lao động về nội dung đình cơng. Việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác. Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình cơng do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày. Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động khơng được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình cơng.

Quyết định đình cơng và thơng báo thời điểm bắt đầu đình cơng: Khi có trên

50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình cơng thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình cơng bằng văn bản. Quyết định đình cơng phải có các nội dung sau đây: a) Kết quả lấy ý kiến đình cơng; b) Thời điểm bắt đầu đình cơng, địa điểm đình cơng; c) Phạm vi tiến hành đình cơng; d) u cầu của người lao động; đ) Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình cơng. Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình cơng, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình cơng phải gửi văn bản về việc

29

quyết định đình cơng cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đến thời điểm bắt đầu đình cơng, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình cơng.

Việc quy định trình tự, thủ tục chuẩn bị đình cơng chặt chẽ như trên nhằm những mục đích cơ bản là bảo đảm quyền tự do định đoạt và ý chí tự nguyện của những NLĐ khi quyết định đình cơng. Tạo điều kiện để tập thể lao động có sự chuẩn bị kỹ lưỡng các tiền đề cơ bản, tạo khả năng thành cơng cho cuộc đình cơng. Thủ tục gửi yêu sách đến người sử dụng lao động sẽ tạo điều kiện cho NSDLĐ có cơ hội xem xét lại những yêu sách của tập thể lao động, cân nhắc giữa việc chấp nhận những yêu sách của NLĐ hay để đình cơng xảy ra. Ngồi ra, thủ tục thơng báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giúp chính quyền sở tại biết trước về khả năng xảy ra đình cơng và dự liệu những hậu quả của đình cơng để có biện pháp xử lý kịp thời, hoặc khắc phục những hậu quả của đình cơng, đặc biệt là những bất ổn về chính trị, xã hội (nếu xảy ra). Từ đó góp phần giảm đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực của đình cơng do đã được thơng báo và có sự chuẩn bị trước để đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực của đình cơng.

+ Tiến hành đình cơng:

BLLĐ năm 2012 và BLLĐ năm 2019 đều khơng quy định cụ thể về q trình tiến hành đình cơng, nhưng thực tế đã ghi nhận nhiều cách thức đình cơng mà người lao động thực hiện như đình cơng ngồi, đình cơng đứng tại cổng doanh nghiệp, thậm chí có NLĐ cịn đình cơng bằng cách nằm phơi nắng, tuyệt thực. Tuy chưa có quy định cụ thể về hình thức tiến hành đình cơng, song BLLĐ năm 2012 và BLLĐ năm 2019 có quy định về những hành vi bị cấm khi thực hiện đình cơng đối với tập thể lao động.

Như vậy có thể hiểu tập thể lao động có thể tùy chọn cách thức đình cơng ngồi những điều mà pháp luật cấm. BLLĐ khơng quy định cụ thể về cách thức đình cơng giúp việc thực hiện đình cơng được linh hoạt hơn.

30

+ Những hành vi vị cấm trước, trong và sau khi đình cơng:

BLLĐ năm 2012 và BLLĐ năm 2019 đều quy định 06 nhóm hành vi bị cấm trước, trong và sau đình cơng. Đó là: Cản trở việc thực hiện quyền đình cơng hoặc kích động, lơi kéo, ép buộc người lao động đình cơng; cản trở người lao động khơng tham gia đình cơng đi làm việc; Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; Xâm phạm trật tự, an tồn cơng cộng; Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình cơng hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình cơng sang làm cơng việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình cơng hoặc tham gia đình cơng; Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình cơng, người lãnh đạo đình cơng; Lợi dụng đình cơng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luậtLợi dụng đình cơng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.

Đây là những quy định nhằm hạn chế việc gây thiệt hại về vật chất, tinh thần, xâm phạm quyền hợp pháp của chủ thể đối diện trong đình cơng hoặc ảnh hưởng đến lợi ích chung của tồn xã hội. Về cơ bản, BLLĐ năm 2019 đã kế thừa tinh thần của BLLĐ 2012. Trường hợp NLĐ hoặc NSDLĐ vi phạm quy định cấm các hành vi thực hiện trước, trong và sau đình cơng sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

- Thực trạng pháp luật về đình cơng bất hợp pháp

Đình cơng là quyền của NLĐ, tuy nhiên phải đặt quyền của NLĐ trong mối tương quan lợi ích đối với lợi ích chung của cộng đồng, vì vậy pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về đình công và giải quyết đình công từ thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)