7. Bố cục của đề tài
1.2. Những vấn đề cơ bản về pháp luật đại lý thuế, đại lý hải quan
1.2.1. Khái niệm và khung pháp luật về đại lý thuế, đại lý hải quan
Trong xã hội ngày nay, mọi hoạt động đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Theo cách hiểu khái quát nhất, pháp luật là các quy định về cách thức ứng xử chung giữa các chủ thể trong xã hội, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trên cơ sở đảm bảo quyền con người và xây dựng một xã hội phát triển văn minh. Từ đó, có thể đưa ra khái niệm pháp luật đại lý thuế, đại lý hải quan như sau: “Pháp luật về đại lý thuế, đại lý hải quan là tổng hợp các quy phạm
pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ của đại lý thuế và đại lý hải quan”.
Từ khái niệm trên, có thể rút ra một số đặc điểm của pháp luật đại lý thuế, đại lý hải quan như sau:
Thứ nhất, chủ thể của quan hệ pháp luật đại lý thuế, đại lý hải quan bao
gồm ba bên là bên Đại lý thuế, đại lý hải quan; Bên doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đại lý là các doanh nghiệp, các chủ hàng xuất nhập khẩu và cơ quan quản lý nhà nước về thuế, hải quan là cơ quan thuế, cơ quan hải quan. Trong đó đại lý thuế, đại lý hải quan là những doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật. Dựa trên cơ sở hợp đồng, các doanh nghiệp, chủ hàng xuất nhập khẩu thực hiện ủy quyền cho bên đại lý thuế, hải quan để thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục thuế, hải quan với Cơ quan thuế, hải quan. Trong quan hệ này, song song tồn tại hai nhóm quan hệ: thứ nhất là quan hệ giữa bên đại lý thuế, đại lý hải quan với các doanh nghiệp, chủ hàng xuất nhập khẩu; Thứ hai là quan hệ giữa bên đại lý thuế, đại lý hải quan với cơ quan thuế, cơ quan hải quan. Hai nhóm quan hệ này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệ giữa bên đại lý thuế, hải quan và bên doanh nghiệp, chủ hàng xuất nhập khẩu là tiền đề cho những giao dịch của bên đại lý thuế, hải quan với cơ quan thuế, hải quan.
Thứ hai, căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật đại lý thuế, đại lý hải quan là
dựa trên cơ sở hợp đồng. Hợp đồng đại lý được giao kết giữa đại lý thuế, đại lý hải quan với doanh nghiệp, chủ hàng xuất nhập khẩu. Dựa trên cơ sở hợp đồng, bên doanh nghiệp, chủ hàng xuất nhập khẩu thực hiện ủy quyền cho bên đại lý thuế, đại lý hải quan thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền liên quan đến thực hiện thủ tục thuế, thủ tục hải quan.
Thứ ba, tư cách của đại lý thuế, đại lý hải quan là nhân danh chính mình
tiến hành các thủ tục thuế, hải quan với cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan vì lợi ích của bên doanh nghiệp, chủ hàng xuất nhập khẩu để hưởng thù lao. Đại lý thuế, đại lý hải quan phải là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp và có đăng ký kinh doanh theo quy định. Chủ thể này có tư cách pháp lý hồn tồn độc lập với bên doanh nghiệp, chủ hàng xuất nhập khẩu và với cơ quan thuế, hải quan. Đại lý thuế, hải quan chỉ được thực hiện hoạt động trong phạm vi ủy quyền và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Mặc dù có tư cách pháp lý độc lập nhưng đại lý thuế, hải quan thực hiện công việc liên quan đến thủ tục thuế, hải quan khơng phải cho bản thân mà là vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ đại lý. Lợi ích của đại lý thuế, hải quan nhận được là thù lao khi hoàn thành cơng việc của mình và chủ thể này hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
Thứ tư, nguồn luật áp dụng rất rộng. Pháp luật đại lý thuế, hải quan được
hình thành từ nhiều nguồn bao gồm các luật và các văn bản hướng dẫn về đại lý thuế; Luật và các văn bản hướng dẫn về đại lý hải quan; Luật và các văn bản liên quan như Luật dân sự, Luật thương mại, Luật cạnh tranh…Đây là cơ sở để thực hiện phạm vi các công việc đại lý thuế, đại lý hải quan và giải quyết các vấn đề có liên quan khi xảy ra tranh chấp.
Trên cơ sở nghiên cứu về pháp luật đại lý thuế, đại lý hải quan, có thể thấy rằng hiện nay, khung pháp luật về ĐLT/ĐLHQ đã được xây dựng khá đầy đủ, bao gồm các bộ phận cấu thành sau đây:
Thứ nhất, luật và các văn bản hướng dẫn về đại lý thuế bao gồm: Luật quản
làm thủ tục về thuế; Thông tư 51/2017/TT-BTC sửa đổi Thông tư 117/2012/TT- BTC hướng dẫn hành nghề dịch vụ làm thủ tục thuế;
Thứ hai, luật và các văn bản hướng dẫn về đại lý hải quan bao gồm: Luật
hải quan năm 2014; Nghị định số 08/2015/NĐ – CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Thông tư số 12/2015/TT-BTC quy định chi tiết thủ tục cấp chứng chỉ nghiệp vụ hải quan; Cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; Trình tự, thủ tục cơng nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan; Thông tư số 22/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2015/TT-BTC quy định chi tiết thủ tục cấp chứng chỉ nghiệp vụ hải quan; Cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; Trình tự, thủ tục cơng nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan;
Thứ ba, Luật thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn về hoạt động
đại lý; Luật dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn; Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn; Luật cạnh tranh 2018 và các văn bản hướng dẫn; Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…
Nhìn chung, khung pháp luật về ĐLT/ĐLHQ quy định các nội dung chủ yếu sau:
Một là, các quy định về điều kiện, thủ tục thành lập ĐLT/ĐLHQ Hai là, các quy định về tổ chức, hoạt động của ĐLT/ĐLHQ
Ba là, các quy định về quyền và nghĩa vụ pháp lý của ĐLT/ĐLHQ Bốn là, các quy định về Hợp đồng ĐLT/ĐLHQ
Năm là, các quy định về xử lý vi phạm pháp luật đối với ĐLT/ĐLHQ; giải quyết tranh chấp phát sinh giữa ĐLT/ĐLHQ với khách hàng (người nộp thuế) và giữa ĐLT/ĐLHQ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý thuế.
1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng pháp luật đại lý thuế, đại lý hải quan đại lý hải quan
Hoạt động áp dụng pháp luật đại lý thuế, đại lý hải quan có liên quan chặt chẽ với hoạt động xây dựng pháp luật. Để thực hiện và áp dụng pháp luật có hiệu quả, trước hết phải có hệ thống khung pháp lý hồn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn, quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với quy luật của đất nước và nền kinh tế, quy luật chính trị, văn hóa, xã hội. Xuất phát từ bản chất của ĐLT/ĐLHQ là mơ hình doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ đặc biệt, liên quan đến nguồn tài chính chủ yếu của NSNN, dễ xảy ra những xung đột về lợi ích. Do đó u cầu cần thiết là pháp luật phải đặt ra những quy định chặt chẽ cho hoạt động của mơ hình này khơng những đảm bảo lợi ích của của Nhà nước mà cịn nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước những người cung cấp dịch vụ ĐLT/ĐLHQ. Ngoài ra, chúng ta cũng cần có được tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với ĐLT/ĐLHQ và các các chính sách công cụ quản lý phù hợp để tạo thành hệ thống pháp luật về ĐLT/ĐLHQ hoàn chỉnh.
Mặt khác, các quy định về ĐLT/ĐLHQ phải khuyến khích hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho quyền thành lập, mở rộng mơ hình ĐLT/ĐLHQ ở Việt Nam, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh chứ khơng nên áp đặt ý chí của cơ quan nhà nước, quy định các điều kiện quá khắt khe, phiền hà chỉ để dễ quản lý. Bởi lẽ, trong môi trường kinh doanh tự do cạnh tranh, người kinh doanh mà khơng đủ trình độ năng lực thì sẽ tự khắc bị thị trường đào thải, Nhà nước sẽ không làm thay sự điều tiết của thị trường. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật ĐLT/ĐLHQ cần phải được chỉnh sửa và hoàn thiện cho phù hợp với các hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia ký kết trong q trình hội nhập kinh tế, quốc tế. Việc hồn thiện hành lang pháp lý về ĐLT/ĐLHQ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả áp dụng pháp luật ĐLT/ĐLHQ.
Thứ hai, trình độ của đại lý thuế, đại lý hải quan
Để có thể áp dụng hiệu quả pháp luật đại lý thuế, đại lý hải quan thì địi hỏi ĐLT/ĐLHQ phải có trình độ chun mơn cao về pháp luật thuế, hải quan đồng thời phải có trình độ áp dụng cơng nghệ thơng tin trong việc kê khai điện tử thuế
và làm thủ tục hải quan. Khi việc làm thủ tục thuế, hải quan được thực hiện bởi những chuyên gia, chuyên viên đại lý thuế, hải quan am hiểu chuyên sâu về chính sách thuế thì sẽ giúp cho việc khai thuế được thực hiện đúng pháp luật, giúp thơng quan hàng hóa nhanh chóng, từ đó giảm thiểu những sai sót, rủi ro về thuế, tránh được những khoản thuế bị truy thu, bị phạt khơng đáng có. Hơn nữa cịn giúp thu đúng, thu đủ vào ngân sách nhà nước, từ đó giúp cơ quan thuế, hải quan có thể giảm thiểu cơng tác hậu kiểm, thanh kiểm tra pháp luật thuế, hải quan. Chính vì thế, khi nâng cao được trình độ pháp lý của đại lý thuế, đại lý hải quan sẽ khiến cho việc áp dụng pháp luật được thực hiện đúng đắn, tránh trường hợp tư vấn, kê khai sai, tốn kém thời gian, chi phí và ảnh hưởng tới uy tín, hiệu quả của các đại lý làm thủ tục thuế, hải quan. Để làm được điều này thì pháp luật đã quy định các điều kiện và tiêu chuẩn để có thể được thực hiện dịch vụ đại lý thuế, đại lý hải quan. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế xã hội thay đổi liên tục, hoạt động thương mại quốc tế cũng được phát triển sâu rộng, vì thế địi hỏi các đại lý thuế, hải quan phải liên tục nâng cao trình độ của mình, khơng chỉ là trình độ pháp lý mà cịn nâng cao trình độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong q trình thực hiện các thủ tục thuế, hải quan điện tử. Từ đó, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đại lý thuế, hải quan.
Thứ ba, thái độ, ý thức của người sử dụng dịch vụ đại lý thuế, đại lý hải quan.
Một trong những yếu tố có ảnh hướng rất lớn đến hoạt động áp dụng pháp luật chính là ý thức pháp luật. Chính vì thế, thái độ, ý thức của người sử dụng dịch vụ đại lý thuế, đại lý hải quan có vai trị quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả của việc áp dụng pháp luật thuế, hải quan. Hiện nay, một trong những nguyên nhân khiến đại lý thuế, hải quan phát triển chậm ở Việt Nam là do người sử dụng dịch vụ đại lý thuế, hải quan cịn chưa hiểu về loại hình đại lý này, khiến cho các doanh nghiệp ngần ngại khi sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, ý thức chủ động tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam cũng không được như các nước trong khu vực. Khá nhiều doanh nghiệp xem nhẹ vai trò của đại lý thuế, hải quan cũng như tư vấn các thủ tục về thuế, hải quan. Chính vì cơng tác tun
truyền, quảng bá lợi ích của đại lý thuế, hải quan đối với người nộp thuế và doanh nghiệp xuất nhập khẩu chưa được đề cao nên nhiều người, đặc biệt là ở địa phương khơng hiểu về các loại hình đại lý này. Từ đó khiến cho độ tin tưởng của doanh nghiệp với đại lý thuế, hải quan chưa cao. Có thể là chưa tin tưởng về trình độ năng lực của nhân viên đại lý thuế, hải quan, cũng có người hiểu nhầm đại lý thuế, hải quan chính là “sân sau” của cơ quan thuế, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp khơng dám trao đổi hết thơng tin cho đại lý thuế. Vì thế, cần phải tuyên truyền, giải thích cho người sử dụng dịch vụ đại lý thuế, hải quan có thể hiểu, tin tưởng và thấy được lợi ích của việc sử dụng những đại lý này. Từ đó, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đại lý thuế, hải quan.
Thứ tư, điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho việc áp dung pháp luật đại lý thuế, hải quan
Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế và thương mại quốc tế đòi hỏi các hoạt động làm thủ tục thuế và hải quan cũng phải thay đổi theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ. Chính vì thế,
những năm vừa qua, công nghệ thông tin thuế, hải quan đã có những chuyển đổi mạnh mẽ, góp phần tạo nên diện mạo mới của ngành Thuế và Hải quan Việt Nam theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả. Công nghệ thông tin thuế, hải quan cũng góp phần quan trọng vào cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, tạo thuận lợi thương mại, giúp các đại lý thuế, đại lý hải quan thuận lợi trong quá trình làm thủ tục thuế, hải quan, giảm thời gian kê khai thuế và thông quan. Đến nay, công nghệ thông tin đã được đẩy mạnh ứng dụng trong tất cả các khâu quản lý nhà nước về thuế,hải quan, các nghiệp vụ cốt lõi của ngành thuế, hải quan đều đã được tin học hóa và thực hiện bằng phương pháp điện tử. Trong đó, nổi bật là thực hiện thủ tục hải quan bằng phương pháp điện tử thông qua Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS; thực hiện thanh toán bằng phương thức điện tử với phương châm mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện; thực hiện giám sát quản lý hải quan tự động tại các cảng biển và cảng hàng không; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến; triển khai
cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN…Như vậy, việc nâng cao điều kiện vật chất, kỹ thuật, đặc biệt là cơng nghệ thơng tin sẽ góp phần tăng cường hiệu quả của việc áp dụng pháp luật đại lý thuế, hải quan, khiến cho hoạt động đại lý này phát huy được vai trị và lợi ích của mình, từ đó tạo niềm tin và sự hài lịng cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Từ những vấn đề lý luận được đề cập trong chương 1, tác giả đi đến một vài lập luận như sau:
Thứ nhất, Luận văn tìm hiểu những vấn đề cơ bản của đại lý thuế và đại lý hải quan bao gồm:
Một là, đại lý thuế có nghĩa là một cơng ty được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận với người nộp thuế.
Hai là, Đại lý hải quan là là công ty tuân thủ đầy đủ các điều kiện và trong khuôn khổ giấy uỷ quyền đã thoả thuận với người ký gửi hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, thay mặt chủ hàng thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ của người khai Hải quan.
Ba là, Đại lý thuế, hải quan có một số điểm chung bao gồm: đều là mơ hình đại lý kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hành chính và tuân thủ pháp luật; là trung gian giữa các cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ phải nộp thuế, nghĩa vụ làm thủ tục hải quan với cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý hải quan; đều hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
Bốn là, đại lý thuế và đại lý hải quan có nhiều vai trị đối với người nộp