7. Bố cục của đề tài
2.2.2. Những bất cập và khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật Đại lý thuế,
thuế, Đại lý Hải quan trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Pháp luật ĐLT/ĐLHQ đã được ghi nhận khá đầy đủ và toàn diện trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, việc vận dụng các quy định của pháp luật vẫn còn phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện ĐLT/ĐLHQ. Để làm rõ hơn những bất cập này, tác giả đã tổng hợp, phân loại, phân tích và đưa ra những hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật ĐLT/ĐLHQ, cụ thể như sau:
16 Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ cơng tác thuế năm 2002; Nhiệm vụ và giải pháp công tác thuế năm 2021 số 7554/BC-CT ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Tổng cục Thuế tỉnh Lào Cai.
Thứ nhất, số lượng các đại lý thuế, đại lý hải quan trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng là khá ít và phát triển chậm.
Thực tiễn hoạt động của ĐLT/ĐLHQ tại Việt Nam được pháp luật thừa nhận và có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, là người khai thuế và thực hiện một số công việc khai hải quan, các công việc liên quan đến thủ tục thuế, thủ tục hải quan. Đại lý thuế, đại lý hải quan thay mặt cơ quan thuế và hải quan thực hiện một số thủ tục thuế và hải quan của nhà nước đối với các doanh nghiệp sở hữu hàng hóa và hỗ trợ cơ quan thuế và hải quan thực hiện nhiệm vụ của họ bao gồm cả kinh doanh thương mại, XNK, chống gian lận thương mại, thúc đẩy kinh tế phát triển. Chiều hướng quản lý ĐLT/ĐLHQ vừa khuyến khích phát triển vừa định hướng phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả.
Hiện nay quá trình hoạt động của các ĐLT/ĐLHQ ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng cịn manh mún, tự phát và chưa thực sự trở thành cơ quan hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý của cơ quan thuế, hải quan. Phần lớn ĐLT/ĐLHQ chưa có nhận thức, hành vi đầy đủ và đúng đắn về vai trị, vị trí của ĐLT/ĐLHQ. Điển hình, ta có thể thấy chưa có sự đầu tư thỏa đáng như trang bị cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dịch vụ ĐLT/ĐLHQ; tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân viên ĐLT/ĐLHQ đủ kiến thức và năng lực, bảo đảm thực hiện tốt dịch vụ ĐLT/ĐLHQ; tạo uy tín và quảng bá hoạt động dịch vụ ĐLT/ĐLHQ của mình đối với khách hàng... Số lượng ĐLT/ĐLHQ đứng tên trên tờ khai hải quan không nhiều. Đồng thời, họ còn e ngại về trách nhiệm pháp lý và việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế, lệ phí với cơ quan thuế, hải quan. Do đó, Cục thuế và Hải quan Lào Cai hiện vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn.
Thứ hai, hoạt động ĐLT/ĐLHQ chưa đảm bảo độ tin cậy cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại và XNK.
Một hạn chế khiến các ĐLT/ĐLHQ tại tỉnh Lào Cai không hoạt động đúng nghĩa của mô hình này là do hoạt động của ĐLT/ĐLHQ chưa đảm bảo độ
tin cậy. Nguyên do là nguồn thông tin về các ĐLT/ĐLHQ cung cấp cho các doanh nghiệp rất nghèo nàn. Trên cổng thông tin điện tử của tỉnh Lào Cai thậm chí khơng có thơng tin gì liên quan đến ĐLT/ĐLHQ mà chỉ có thể tra cứu trên cổng thơng tin của Tổng cục hải quan với những thông tin rất cơ bản. Đối với sự thiếu hụt thông tin này, doanh nghiệp kinh doanh thương mại, XNK có nhu cầu sử dụng dịch vụ ĐLT/ĐLHQ sẽ khơng thể dứt khốt trong việc đưa ra quyết định nên lựa chọn ĐLT/ĐLHQ. Thêm vào đó, các ĐLT/ĐLHQ ở Lào Cai chưa thực sự đủ độ tin cậy nhất là với các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi vì lo sợ nếu xảy ra vướng mắc thì sẽ rắc rối, phức tạp trong giải quyết công việc.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cịn chưa hiểu rõ về ĐLT/ĐLHQ và lợi ích của việc sử dụng ĐLT/ĐLHQ nên đã sử dụng ĐLT/ĐLHQ tận dụng một cách đúng đắn. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp thương mại cho rằng họ gặp khó khăn trong việc giám sát các thủ tục của ĐLT/ĐLHQ nên lo ngại việc uỷ thác cho ĐLT/ĐLHQ sẽ tạo ra nhiều rủi ro nhất là rủi ro pháp lý. Việc ký tên, đóng dấu tờ khai thuế và hải quan cũng như chuyển tờ khai thuế và hải quan đến cơ quan thuế, hải quan do doanh nghiệp và chủ sở hữu tài sản tự thực hiện. Việc nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chủ yếu do chủ hàng thực hiện hoặc chuyển cho đại lý hải quan thanh toán. Nhiều thời điểm nhân viên ĐLT/ĐLHQ báo cáo những khó khăn gặp phải trong q trình vận chuyển hàng hóa và u cầu các nhà kinh doanh và chủ hàng thanh tốn các khoản phí ngồi hợp đồng sẽ khiến các nhà kinh doanh và giao nhận khơng hài lịng. Trường hợp khác, một thời gian sau khi ĐLT/ĐLHQ đã làm thủ tục thơng quan hàng hóa, cơ quan thuế, hải quan kiểm tra theo dõi, phát hiện vi phạm, sai lệch về thuế, truy thu và xử phạt mà chủ hàng khơng giải trình được. Nhiều trường hợp, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự hiểu rõ luật pháp của từng quốc gia khi sử dụng ĐLT/ĐLHQ hợp đồng ký kết chưa chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở dễ bị đối tác nước ngồi lợi dụng.
Thứ ba, Trình độ quản lý và khả năng thích ứng của đại lý thuế, hải quan cịn thấp, chưa thể hiện được tính chun nghiệp và chun mơn hóa cao.
Nhiều ĐLT/ĐLHQ khả năng quản lý và tùy biến trong giải quyết các công việc liên quan đến thủ tục thuế hải quan còn hạn chế. Vẫn còn nhiều lúng túng, nhất là khi đại lý hải quan làm không đúng thủ tục hải quan, như: Ghi sai mã số, thuế suất, trị giá hải quan… dẫn đến bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan, truy thu thuế hoặc phải thực hiện các hướng dẫn hành chính về xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong nhiều trường hợp, giám đốc doanh nghiệp DLT/ĐLHQ tự mình làm tất cả cơng việc, từ điều hành công ty đến lập kế hoạch kinh doanh và hoàn thành các thủ tục về thuế, hải quan cho các công ty xuất nhập khẩu hàng hóa. Cách thức hoạt động như vậy có thể gây ra những hậu quả đáng kể khi sử dụng lao động khơng được đào tạo chính quy và bài bản, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa. Các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, cử nhân viên tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ khai thuế, hải quan do các cơ sở đào tạo tổ chức vẫn diễn ra thường xuyên, nhưng trình độ nghiệp vụ của nhân viên ĐLT/ĐLHQ chưa thực sự đồng đều. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh Lào Cai cịn nhiều khó khăn trong tuyển dụng và đào tạo nhân viên đại lý thuế, đại lý hải quan. Vì thế có những trường hợp nhiều nhân viên đã làm thủ tục hải quan trong một thời gian dài nhưng chưa qua đào tạo, chủ yếu do tích lũy kinh nghiệm cá nhân. Nhiều nhân viên có mã số nhân viên ĐLT/ĐLHQ nhưng thực tế lại khơng nắm rõ các chính sách, quy trình, thủ tục hải quan và thuế liên quan. Những điều này gây ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của các ĐLT/ĐLHQ trên thực tế.
Tổng kết lại, ta thấy được rằng ngoài những hạn chế liên quan đến điều kiện về hoàn cảnh kinh tế - xã hội, chúng ta vẫn thấy được những lỗ hổng của pháp luật về ĐLT/ĐLHQ chưa thể phát triển được cả về số lượng và chất lượng. Những lỗ hổng đó xuất phát từ những điểm chưa hợp lý liên quan đến việc đào tạo nghiệp vụ, cơ sở pháp lý tạo ra nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp ĐLT/ĐLHQ đối với khách hàng hay pháp luật liên quan đến kiểm soát sai phạm và tranh chấp. Những hạn chế trên cần phải được khắc phục kịp thời để đáp ứng kịp những nhu cầu phát triển.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, Luận văn đã trình bày thực trạng quy định của pháp luật về đại lý thuế, đại lý hải quan với một số nội dung cơ bản gồm: quy định về điều kiện, thủ tục thành lập; quy định về tổ chức, hoạt động; quy định về quyền và nghĩa vụ của đại lý thuế, đại lý hải quan; Các quy định về hợp đồng Đại lý thuế, hải quan; Các quy định về xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp.
Từ đó, tác giả chỉ ra các vấn đề cịn bất cập trong quy định của pháp luật đại lý thuế, bao gồm:
Thứ nhất, pháp luật đại lý thuế chưa thống nhất trong các quy định hướng dẫn về điều kiện thành lập và thủ tục thành lập Đại lý thuế
Thứ hai, Pháp luật đại lý thuế thiếu các quy định pháp lý về tài chính để thành lập đại lý thuế
Thứ ba, Pháp luật đại lý thuế không qui định về thành lập đại lý thuế cá nhân Thứ tư, Pháp luật Đại lý thuế còn nhiều bất cập về điều kiện thi cấp chứng chỉ hành nghề đại lý thuế
Đồng thời tác giả còn chỉ ra các vấn đề còn bất cập trong quy định của pháp luật đại lý hải quan, bao gồm:
Thứ nhất, thiếu đi các quy định pháp lý về tài chính đối với đại lý hải quan
Thứ hai, Khơng có quy định chi tiết để giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc cung cấp dịch vụ khai báo hải quan giữa ba bên hải quan: Hải quan, Chủ hàng và Đại lý hải quan.
Thứ ba, Điều kiện để có thể trở thành nhân viên Đại lý hải quan còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc
Dựa trên quy định của pháp luật về đại lý thuế, đại lý hải quan, tác giả đã nghiên cứu tình hình áp dụng pháp luật đại lý thuế, đại lý hải quan trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc áp dụng pháp luật đại lý thuế, đại lý hải quan còn gặp nhiều khó khăn như: Số lượng các ĐLT/ĐLHQ cịn khá ít và phát triển chậm; Hoạt động ĐLT/ĐLHQ chưa đảm bảo độ tin cậy cho các doanh
nghiệp kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu; Trình độ quản lý và khả năng thích ứng của ĐLT/ĐLHQ cịn thấp, chưa thể hiện tính chuyên nghiệp và chun mơn hóa cao. Chính những hạn chế đó đã ảnh hưởng tới hiệu quả trong hoạt động của ĐLT, ĐLQH trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI LÝ THUẾ, ĐẠI LÝ HẢI QUAN 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về đại lý thuế, đại lý hải quan
Hoạt động của các ĐLT/ĐLHQ và tính hồn chỉnh của hệ thống pháp luật đang là vấn đề cấp bách cần phải giải quyết trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ khi đổi mới, mở cửa, chủ trương phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Đảng ta đã tác động sâu rộng đến toàn bộ hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật về ĐLT và ĐLHQ.
Hiện trạng pháp luật về ĐLT/ĐLHQ và những vấn đề đặt ra như đã phân tích cho thấy cịn nhiều nội dung cần được bổ sung và hồn thiện bởi tính chất tình thế, tạm thời, chưa thực sự đảm bảo được các nguyên tắc chung của việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật từ trong xã hội trong các quy định của pháp luật về ĐLT/ĐLHQ. Vấn đề này đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện pháp luật về ĐLT/ĐLHQ và các quy định pháp luật có liên quan khác.
Hệ thống pháp luật về ĐLT/ĐLHQ cần có sự đổi mới căn bản về cơ chế điều chỉnh, nguyên tắc điều chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các ĐLT/ĐLHQ phát huy vai trị của mình, là “cánh tay nối dài” của cơ quan thuế, cơ quan hải quan và góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính về thuế và hải quan. Vì thế, khi hoàn thiện pháp luật về ĐLT/ĐLHQ cần quán triệt những cơ sở có tính ngun tắc sau:
Thứ nhất, có nhận thức đầy đủ, tơn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam, bảo đảm nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, phát triển ĐLT/ĐLHQ là xu hướng tất yếu của tiến trình hiện đại hóa thuế, hải quan, do vậy tăng cường quản lý ĐLT/ĐLHQ để nâng cao hiệu quả quản lý là một tất yếu khách quan.
Thứ ba, quản lý ĐLT/ĐLHQ nhằm mục tiêu tạo thuận lợi tối đa cho sự phát triển của ĐLT/ĐLHQ.
Thứ tư, quản lý ĐLT/ĐLHQ bảo đảm điều hành chặt chẽ nhưng phải đặt trong bối cảnh cải cách hành chính lĩnh vực thuế, hải quan.
Thứ năm, quản lý ĐLT/ĐLHQ hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và ĐLT/ĐLHQ phải trở thành bộ phận nối dài của cơ quan thuế, hải quan.
Để tiến đến nâng cao hiệu quả trong thực tế, hoạt động quản lý ĐLT/ĐLHQ phải thỏa mãn được các yêu cầu sau:
Thứ nhất, Quản lý đại lý thuế, hải quan cần đảm bảo tính minh bạch, cơng bằng và chặt chẽ của cơ chế quản lý thương nhân để khuyến khích các doanh nghiệp ĐLT/ĐLHQ tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật và truy tố nghiêm minh những người vi phạm pháp luật hải quan, do đó tạo ra một mơi trường đầu tư hấp dẫn cho các dịch vụ ĐLT/ĐLHQ.
Thứ hai, tạo ra hành lang pháp lý về quản lý ĐLT/ĐLHQ chặt chẽ và thống nhất theo cơ chế thị trường. Quản lý ĐLT/ĐLHQ mà mà cốt lõi là cơ sở pháp lý phải đảm bảo tính đầy đủ và đồng bộ nhằm điều chỉnh mọi mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động ĐLT/ĐLHQ. Tính chặt chẽ và thống nhất này thể hiện qua hệ thống các văn bản pháp luật có hệ thống từ Luật, Nghị định, Thông tư, Nghị quyết, Quyết định phải thống nhất, chặt chẽ không chỉ trong lĩnh vực ĐLT/ĐLHQ mà còn phải thống nhất với các hệ thống văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực khác. Chỉ khi đó, mới có thể thực sự tạo lập được tính thực tế của cơ chế quản lý.
Thứ ba, đảm bảo sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý ĐLT/ĐLHQ. Để có sự phối hợp hiệu quả, cần đảm bảo các nguyên tắc của quản trị tốt, đó là tính minh bạch, sự tham gia, trao quyền, trách nhiệm giải trình và lợi ích nhận được. Ngun nhân chính dẫn đến sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan chịu trách nhiệm về các dịch vụ nêu trên là thiếu minh bạch, thiếu sự tham gia phổ biến và thiếu quyền lực và trách nhiệm giải trình. Tính minh bạch, sự tham gia, trao quyền và trách nhiệm giải trình trở thành nguyên tắc chỉ đạo cho các khuyến nghị nhằm cải thiện sự phối hợp hiệu quả. Các giải pháp để
khắc phục các vấn đề về phối hợp của các cơ quan quản lý dịch vụ ĐLT/ĐLHQ là các lựa chọn chính sách cụ thể và phải phù hợp với nguyên tắc quản lý tốt.
Thứ tư, Chính sách cơng hướng tới phát triển ĐLT/ĐLHQ phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Đối xử bình đẳng đảm bảo các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài hoặc các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có thể phát huy hết tiềm năng của mình. Đồng thời, cần có sự cân bằng về cung và cầu trong quá trình hoạt động ĐLT/ĐLHQ, tránh những hậu quả của hiện tượng độc quyền, là cơ sở để tạo ra một thị trường lành mạnh, phong phú và phát triển cho các dịch vụ ĐLT/ĐLHQ. Bên cạnh đó, tính tuân thủ và hiệu lực của cơ chế quản lý phải được đặt ở mức cao. Điều này sẽ giúp cho cơ quan quản lý nhà nước phân loại các ĐLT/ĐLHQ theo mức độ tuân thủ của họ để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp. Ngồi ra, nó cũng đảm bảo các quan hệ kinh tế giữa các ĐLT/ĐLHQ và chủ doanh