Quy định của pháp luật về đại lý thuế

Một phần của tài liệu Pháp luật về đại lý thuế và đại lý hải quan từ thực tiễn tại tỉnh lào cai (Trang 35 - 41)

7. Bố cục của đề tài

2.1. Thực trạng pháp luật về đại lý thuế, đại lý hải quan

2.1.1. Quy định của pháp luật về đại lý thuế

2.1.1.1. Quy định về điều kiện, thủ tục thành lập Đại lý thuế

Theo Điều 102 Luật quản lý thuế năm 2019, để thành lập Đại lý thuế thì tổ chức kinh doanh phải đáp ứng đủ hai điều kiện sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp phải được thành lập theo quy định pháp luật.

Theo đó, Các doanh nghiệp phải tuân thủ các điều kiện và thực hiện các thủ tục thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, bao gồm các ngành nghề đã đăng ký và các ngành nghề không bị cấm tham gia đầu tư kinh doanh; Tên doanh nghiệp hợp pháp; có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp7.

Thứ hai, phải có ít nhất 02 người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp.

Theo đó, để được cấp Chứng chỉ hành nghề làm thủ tục về thuế, người tham gia phải đáp ứng các điều kiện sau8:

Một là, Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Hai là, Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế tốn, kiểm toán hoặc các chuyên ngành khác theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Ba là, đã làm việc trong lĩnh vực tài chính, kế tốn, kiểm tốn, thuế từ 36 tháng trở lên sau khi tốt nghiệp đại học;

Bốn là, vượt qua kỳ thi để lấy chứng chỉ hành nghề thủ tục thuế. Người có chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ kế toán viên do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định thì có thể nhận Chứng chỉ hành nghề của Dịch vụ làm thủ tục thuế mà không cần phải thi Chứng chỉ hành nghề về thủ tục thuế;

Năm là, không thuộc những đối tượng không được làm nhân viên đại lý thuế được quy định trong luật.

Trước khi đi vào hoạt động, bộ hồ sơ đề nghị cấp: “Xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế” cần phải được đại lý thuế hoàn thành để gửi Cục Thuế nơi đại lý thuế đóng trụ sở chính.

7 Điều 27 Luật doanh nghiệp 2020

Như vậy có thể thấy, các quy định về điều kiện và thủ tục thành lập Đại lý thuế được ghi nhận rất cụ thể và rõ ràng trong pháp luật đại lý thuế, tạo cơ sở thuận lợi cho các chủ thể có thể đăng ký thành lập được Đại lý thuế khi đáp ứng đủ điều kiện. Việc pháp luật quy định về điều kiện đối với nhân viên Đại lý thuế là cần thiết bởi lẽ Chứng chỉ hành nghề là một trong những công cụ để quản lý, giám sát việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề. Quy định này sẽ đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ cho những người hành nghề Đại lý thuế, tạo cơ sở cho các Đại lý thuế hoạt động hiệu quả.

2.1.1.2. Các quy định về tổ chức, hoạt động của Đại lý thuế

Theo Khoản 1 Điều 104 Luật quản lý thuế năm 2019, Đại lý thuế được thành lập và tổ chức theo mơ hình doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ với người nộp thuế theo thỏa thuận trong hợp đồng bao gồm:

Thứ nhất, các thủ tục về thuế như: đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và các thủ tục về thuế khác thay người nộp thuế;

Thứ hai, Dịch vụ tư vấn thuế;

Thứ ba, Dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ, xác định theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Có thể thấy, các hoạt động của Đại lý thuế khá đa dạng, hướng tới nhiều đối tượng người nộp thuế. Bên cạnh làm các thủ tục về thuế thì Đại lý thuế còn thực hiện các hoạt động bổ trợ như tư vấn thuế, làm dịch vụ kế toán. Quy định này đảm bảo cho phạm vi hoạt động của Đại lý thuế khá rộng nhằm đáp ứng nhu cầu của người nộp thuế.

2.1.1.3. Các quy định về quyền và nghĩa vụ của Đại lý thuế

Theo Khoản 2 Điều 104 Luật quản lý thuế 2019, Đại lý thuế có các quyền và nghĩa vụ sau:

Thứ nhất, Thực hiện các dịch vụ với người nộp thuế theo điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng;

Thứ ba, Chịu trách nhiệm trước pháp luật đồng thời với chịu trách nhiệm trước người nộp thuế về nội dung dịch vụ đã cung cấp.

Đồng thời Điều 8 Thông tư quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của Đại lý thuế bao gồm:

Thứ nhất, Đại lý thuế khi giao kết hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế có các quyền sau đây:

Một là, Thực hiện các thủ tục về thuế theo các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng với người nộp thuế.

Hai là, Yêu cầu tổ chức, cá nhân chịu thuế cung cấp đầy đủ, chính xác các giấy tờ chứng từ, hồ sơ, tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến việc tiến hành các thủ tục về thuế theo hợp đồng đã ký giữa hai bên..

Ba là, Thực hiện các quyền của người nộp thuế theo các quy tắc pháp lý. Bốn là, Đại lý thuế được sự hỗ trợ của cơ quan thuế các cấp cung cấp, hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm thực hiện thủ tục thuế điện tử. Đồng thời được mời tham gia các lớp tập huấn về nội dung, quy định về chính sách, thủ tục thuế do cơ quan thuế tổ chức.

Thứ hai, Trách nhiệm của đại lý thuế bao gồm: Một là, Ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân nộp thuế.

Theo đó, Đại lý thuế đã nhận được giấy chứng nhận có quyền kinh doanh theo thủ tục thuế và nằm trong danh sách các đại lý thuế được phép kinh doanh theo thủ tục thuế được công bố trên trang thông tin. Đồng thời, đại lý thuế phải có văn bản hợp đồng với tổ chức, cá nhân nộp thuế về phạm vi công việc, thủ tục, thủ tục về thuế đã được ủy quyền, thời hạn đã được phê duyệt, trách nhiệm của các bên và các nội dung khác theo thỏa thuận của hai bên và quy định trong hợp đồng không trái với quy định của pháp luật.

Hai là, Thực hiện khai, ký tên, đóng dấu trên tờ khai thuế, hồ sơ thuế, chứng từ nộp thuế, hồ sơ quyết toán thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế theo quy định;

Ba là, Theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, các tài liệu, chứng từ chứng minh tính đúng đắn của việc khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, đề nghị giảm thuế,

giảm thuế, miễn thuế, miễn thuế, miễn thuế, miễn thuế, miễn thuế, số tiền thuế do người nộp thuế được hoàn;

Bốn là, Không làm việc với cán bộ quản lý thuế và người nộp thuế để trốn, gian lận thuế;

Năm là, Bảo mật thông tin cho tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của đại lý thuế;

Sáu là, Đại lý thuế có nghĩa vụ thơng báo cho cơ quan thuế trong trường hợp được cơ quan thuế yêu cầu bằng văn bản hoặc thay đổi danh sách nhân viên của đại lý thuế;

Như vậy, các quyền và nghĩa vụ của Đại lý thuế cũng được ghi nhận rõ ràng trong Luật và hướng dẫn cụ thể trong văn bản dưới Luật. Quy định này tạo cơ sở cho Đại lý thuế nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi thực hiện các dịch vụ đại lý thuế với khách hàng. Đồng thời đây cũng là căn cứ để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ đại lý thuế và là cơ sở để giải quyết tranh chấp khi thực hiện các dịch vụ đại lý thuế.

2.1.1.4. Các quy định về Hợp đồng Đại lý thuế

Khoản 2 Điều 104 Luật quản lý thuế 2019 quy định nghĩa vụ của đại lý thuế là: “Thực hiện các dịch vụ với người nộp thuế theo thỏa thuận trong hợp đồng”. Đồng thời Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 51/2017/TT-BTC quy định: “Đại lý thuế phải lập hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, cá nhân nộp thuế về phạm vi công việc thủ tục về thuế được ủy quyền, thời hạn được ủy quyền, trách nhiệm của các bên và các nội dung khác do hai bên thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng không trái với quy định của pháp luật”.

Có thể thấy các nhà làm luật đã không quy định mẫu chung cho Hợp đồng đại lý thuế mà quy định theo hướng mở để tạo điều kiện cho đại lý thuế và bên sử dụng dịch vụ có thể tự do thỏa thuận các điều khoản trong Hợp đồng với điều kiện không vượt quá phạm vi mà pháp luật cho phép. Đại lý thuế là một pháp nhân chuyên cung cấp dịch vụ làm thủ tục về thuế cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu, vì vậy xét về bản chất thì Hợp đồng đại lý thuế là loại hợp đồng dịch vụ

với sự thỏa thuận của hai bên là sử dụng dịch vụ và bên thực hiện công việc để hưởng thù lao (theo điều 513 BLDS năm 2015).

Như vậy, căn cứ vào các quy định chung của pháp luật về hợp đồng dịch vụ và các quy định riêng cho hoạt động đại lý thuế, nội dung của Hợp đồng đại lý thuế bao gồm các điều khoản cơ bản sau:

Thứ nhất, Điều khoản về chủ thể tham gia hợp đồng: bao gồm Bên cung

cấp dịch vụ (đại lý thuế) và Bên sử dụng dịch vụ (người nộp thuế). Cụ thể:

Một là, các thông tin về Bên cung cấp dịch vụ bao gồm: Tên đại lý thuế, Địa chỉ, mã số thuế, Người đại diện theo pháp luật, chức vụ, số điện thoại fax;

Hai là, các thông tin về Bên sử dụng dịch vụ bao gồm: tên, địa chỉ, mã số thuế và người đại diện hợp pháp (nếu có) của pháp nhân, cá nhân có nhu cầu cung cấp dịch vụ thuế.

Thứ hai, Điều khoản về phạm vi công việc cần thực hiện:

Ghi rõ những công việc mà đại lý thuế phải thực hiện theo yêu cầu của

khách hàng và thời gian hồn thành từng cơng việc cụ thể (ví dụ như: khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị miễn, giảm hay hồn thuế…). Thơng thường, các công việc này được thỏa thuận tuỳ theo nhu cầu thực tế của người nộp thuế. Các công việc về thủ tục thuế sẽ được thực hiện trên cơ sở sự ủy quyền đồng thời phải ghi rõ thời hạn ủy quyền để thực hiện công việc.

Thứ ba, Điều khoản về phí dịch vụ đại lý thuế.

Trong điều khoản này, các bên phải thỏa thuận rõ về mức phí phải trả cho

từng cơng việc, hoặc mức phí phải trả cho tồn bộ các cơng việc được ghi trong hợp đồng. Ngoài ra, các bên phải ghi rõ giá phí dịch vụ đã bao gồm thuế GTGT (VAT) hay chưa và nếu chưa có thì thuế GTGT là bao nhiêu và giá đã có thuế GTGT là bao nhiêu.

Thứ tư, Điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng (nếu có). Đây là điều khoản khơng bắt buộc phải có trong hợp đồng đại lý thuế. Tuy

nhiên, việc thỏa thuận về các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ sẽ là căn cứ cho việc các bên thực hiện đúng trách nhiệm như đã ký kết trong Hợp đồng.

Thứ năm, Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Điều khoản này nhằm đảm bảo hài hồ lợi ích cũng như tạo điều kiện cho

cả đại lý thuế và người nộp thuế thực hiện được mục đích của mình. Đặc biệt, trong hợp đồng đại lý thuế phải quy định rõ tư cách pháp lý của Đại lý thuế khi thay mặt người nộp thuế để thực hiện các thủ tục về thuế với chính quyền, cũng như các trách nhiệm pháp lý của Đại lý thuế và của Người nộp thuế khi không thực hiện đúng các thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật.

Thứ sáu, Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng, hiệu lực của Hợp đồng, điều khoản thi hành cũng hết sức cần thiết. Đặc biệt khi có nhu cầu sửa

đổi nội dung hợp đồng, các bên phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước trong thời gian nhất định và phải được sự đồng ý của bên kia. Hợp đồng sẽ chấm dứt hiệu lực khi các bên đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo thoả thuận tại hợp đồng và phụ lục hợp đồng kèm theo (nếu có) hoặc theo thoả thuận;

2.1.1.5. Các quy định về xử lý vi phạm pháp luật đối với Đại lý thuế; giải quyết tranh chấp phát sinh giữa Đại lý thuế với khách hàng (người nộp thuế) và giữa Đại lý thuế với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý thuế.

Về nguyên tắc, trong trường hợp khi tổ chức đại lý thuế hoặc cá nhân hành nghề đại lý thuế có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động đại lý thuế thì người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định. Các biện pháp trừng phạt có thể được áp dụng cho người vi phạm bao gồm chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự hoặc chế tài kỷ luật, hoặc xử phạt kỷ luật, tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm và chủ thể vi phạm là một cá nhân hay tổ chức. Trong quá trình thực hiện hoạt động đại lý thuế, có thể phát sinh những tranh chấp giữa các bên liên quan đến việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng đại lý thuế. Trên nguyên tắc, tùy thuộc vào bản chất của từng loại tranh chấp mà việc giải quyết sẽ được thực hiện theo thủ tục nào (khiếu nại, tố tụng hành chính hay tố tụng dân sự). Theo pháp luật hiện hành, việc xác định thẩm quyền và thủ tục giải quyết các tranh chấp trong hoạt động đại lý thuế được quy định như sau:

Thứ nhất, Đối với những tranh chấp phát sinh giữa cơ quan thuế với tổ chức làm đại lý thuế hoặc với người nộp thuế, do đây là tranh chấp hành chính nên việc giải quyết sẽ được thực hiện theo thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính và sau đó là thủ tục tố tụng hành chính.

Thứ hai, Đối với những tranh chấp phát sinh giữa tổ chức làm đại lý thuế với người nộp thuế phát sinh trong hợp đồng đại lý thuế, do đây là tranh chấp dân sự (hoặc tranh chấp kinh tế) nên việc giải quyết sẽ được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự (hoặc tố tụng trọng tài).

Thứ ba, trước khi giải quyết tranh chấp bằng các thủ tục tố tụng, các bên hồn tồn có thể tự giải quyết tranh chấp giữa họ với nhau bằng thủ tục thương lượng, hòa giải qua trung gian để tránh cho các bên các thiệt hại khơng đáng có về vật chất hoặc tinh thần.

Như vậy, có thể thấy, Dịch vụ đại lý thuế ra đời, đánh dấu bước phát triển mới của ngành thuế nước nhà. Chúng được coi là bước thay đổi lớn trong công tác quản lý thuế ở Việt Nam. Nhìn một cách tổng quan, các quy phạm pháp luật về đại lý thuế được ban hành khá kịp thời, tồn diện và có hệ thống, góp phần nâng cao tính pháp lý cho các quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của đại lý thuế cũng như chế tài xử lý đối với các vi phạm phát sinh trong lĩnh vực này. Đồng thời tạo hành lang pháp lý vững chắc cho sự hình thành và phát triển của hệ thống đại lý thuế nói riêng và cơng tác quản lý thuế nói chung. Song, bên cạnh những mặt tích cực, thì pháp luật Đại lý thuế cũng tồn tại nhiều bất cập trên thực tế. Có thể thấy một số bất cập như sau:

Một phần của tài liệu Pháp luật về đại lý thuế và đại lý hải quan từ thực tiễn tại tỉnh lào cai (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)