7. Bố cục của đề tài
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại lý thuế, đại lý hải quan tại Việt Nam
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật Đại lý thuế, đại lý hải quan
quan trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Các đại lý thuế, đại lý hải quan trên địa bàn tỉnh Lào Cai cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, thiết lập chế độ ưu đãi riêng về tài chính cho các chủ thể đại lý thuế, đại lý hải quan và các chủ thể sử dụng dịch vụ này.
Trên địa bàn tỉnh Lào Cai số lượng Đại lý thuế, Đại lý hải quan phát triển chưa tương xứng với nhu cầu của địa phương. Chính vì thế cùng với việc hồn thiện các quy định của pháp luật về đại lý thuế, đại lý hải quan theo hướng tăng cường trách nhiệm của chủ thể này, từ đó tạo niềm tin cho người sử dụng dịch vụ, thì cũng cần tạo lập một chế độ ưu đãi riêng về tài chính như ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời hạn nhất định, ưu đãi đối với những tổ chức, cá nhân khi sử dụng dịch vụ đại lý thuế, đại lý hải quan. Ví dụ tại Singapore, nhận thức được đại lý thuế đóng một vai trị quan trọng trong việc tạo điều kiện tuân thủ thuế và cùng các yếu tố đầu vào có giá trị cho việc xây dựng chính sách, đặc biệt nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khơng có đủ khả năng tài chính để đào tạo cũng như nâng cao năng lực, bởi vậy IRAS (Inland Revenue Authority of Singapore – Cơ quan thuế nội địa Singapore) và ICPAS (Institute of Certificated Public Accountants of Singapore – Học viện kế tốn cơng lập được chứng nhận của Singapore ) đã cùng nhau thiết lập quỹ phát triển năng lực đào tạo thuế trị giá 1,3 triệu đô. Từ năm đầu năm 2009, IRAS đã hỗ trợ 50% học phí Chương trình điều hành thuế (Sơ cấp và trung cấp) nhằm khuyến khích các chuyên gia thuế nâng cao năng lực kỹ thuật của họ17
Thứ hai, tăng cường tuyền truyền, nâng cao hiểu biết cho các doanh nghiệp về Đại lý thuế, đại lý hải quan
Bên cạnh các biện pháp về chính sách pháp luật, cũng cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân về ĐLT/ĐLHQ, nhiệm vụ của ĐLT/ĐLHQ cũng như hiểu biết về quyền lợi của mình khi ký hợp đồng dịch vụ với ĐLT/ĐLHQ. Như đã phân tích thì có một số nguyên nhân khiến các ĐLT/ĐLHQ phát triển chậm tại Việt Nam nói chung và địa bàn Lào Cai nói riêng, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do người nộp thuế, chủ hàng chưa hiểu
biết nhiều về ĐLT/ĐLHQ trong khi ĐLT/ĐLHQ chưa chứng tỏ được trình độ nghiệp vụ để tạo dựng niềm tin, uy tín với người nộp thuế. Bởi vậy cần tăng cường công tác này theo cả hai hướng từ phí cơ quan quản lý và từ chính các ĐLT/ĐLHQ. Có như vậy mới có thể đạt được mục tiêu phát triển ĐLT/ĐLHQ ở Việt Nam.
Thứ ba, cần tăng cường quản lý và giám sát hoạt động đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thi cấp chứng chỉ, sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ về thuế, hải quan.
Xuất phát từ hạn chế trong việc quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, trong thời gian tới kiến nghị Bộ Tài chính hoặc Tổng Cục thuế, Tổng cục Hải quan cần đưa ra quy định cụ thể về tiêu chí, điều kiện đối với các cơ sở tiến hành hoạt động này. Bên cạnh đó thiết lập cơ chế giám sát và xử phạt kịp thời mọi hành vi vi phạm trong hoạt động sử dụng sai mục đích chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, hải quan. Theo quy định hiện hành nếu có vi phạm về việc sử dụng chứng chỉ hành nghề sẽ bị xử lý và danh sách đại lý thuế bị đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế sẽ được Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan đăng tải công khai, nhưng cho đến nay chưa có một trường hợp nào được cập nhật. Sự bng lỏng trong công tác quản lý hoạt động đào tạo và sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ về thuế, hải quan sẽ tạo điều kiện cho những chủ thể không đủ khả năng và năng lực tiến hành hoạt động dịch vụ về thuế, từ đó khơng chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên sử dụng dịch vụ đại lý mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng đối với mơ hình đại lý thuế, đại lý hải quan.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ việc đánh giá và xem xét các thực trạng nêu trên, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đại lý thuế, đại lý hải quan như sau:
Thứ nhất, cần hoàn thiện pháp luật về đại lý thuế, trong đó tập trung vào các giải pháp sau:
Một là, cần sớm ban hành Thông tư mới thay thế Thông tư 51/2017/TT- BTC để thống nhất các quy định về điều kiện và hồ sơ cấp giấy phép thành lập đại lý thuế với Luật quản lý thuế 2019. Từ đó, tạo thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động đại lý thuế.
Hai là, Cần có quy định về điều kiện tài chính đối với Đại lý Thuế bao gồm vốn pháp định, tỷ lệ ký quỹ... Tuy nhiên, điều kiện tài chính là bao nhiêu thì cần nghiên cứu tình hình thực tiễn và tham khảo các nước có tính chất tương đồng đồng thời cần cân nhắc và có lộ trình qui định số vốn pháp định cụ thể, hợp lý, phù hợp với thực tiễn.
Ba là, cần có qui định về thành lập đại lý thuế cá nhân. Việc mở rộng thêm loại hình này sẽ góp phần làm cho số lượng đại lý thuế tăng lên nhanh chóng. Đồng thời hạn chế những thủ tục mang tính doanh nghiệp hóa cũng làm cho mơ hình đại lý thuế cá nhân giảm bớt sự nặng nề về thủ tục hành chính.
Bốn là, cần hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện thi cấp chứng chỉ hành nghề đại lý thuế, bao gồm: Nên qui định về điều kiện để được dự thi cần dự thi nhiều hơn hai môn; nâng chất lượng kiến thức người dự thi tương đương trình độ đại học; nên bỏ bớt các đối tượng dự thi khác ít chun mơn về thuế tham gia dự thi đại lý thuế; pháp luật nên qui định thêm là các đối tượng có chứng chỉ đại lý thuế sau ba năm kể từ ngày có chứng chỉ đại lý thuế phải thi lại.
Thứ hai, cần hoàn thiện pháp luật về đại lý hải quan, trong đó tập trung vào các giải pháp sau:
Một là, Kiến nghị bổ sung quy định về tài chính đối với các Đại lý hải quan tương tự như Đại lý thuế.
Hai là, Cần nâng cao điều kiện để có thể trở thành nhân viên Đại lý Hải quan bao gồm: yêu cầu Nhân viên đại lý hải quan phải có trình độ cử nhân kinh tế, luật hoặc kỹ thuật trở lên; Cần cải tiến quy trình thi và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; Xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan sát với yêu cầu công việc thực tiễn của nhân viên đại lý hải quan; Cần có thêm điều kiện về trình độ tiếng Anh đối với nhân viên đại lý hải quan.
Ba là, Cần có những quy định cụ thể để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện dịch vụ khai hải quan giữa các bên.
Bên cạnh đó, tác giả cịn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đại lý thuế, đại lý hải quan trên địa bàn tỉnh Lao Cai bao gồm: thiết lập chế độ ưu đãi riêng về tài chính cho các chủ thể đại lý thuế, đại lý hải quan và các chủ thể sử dụng dịch vụ này; Tăng cường tuyền truyền, nâng cao hiểu biết cho các doanh nghiệp về Đại lý thuế, đại lý hải quan; Tăng cường quản lý và giám sát hoạt động đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thi cấp chứng chỉ, sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ về thuế, hải quan. Việc áp dụng đồng thời các giải pháp này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đại lý thuế, đại lý hải quan trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung.
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả hoạt động của đại lý thuế, đại lý hải quan là yêu cầu cấp thiết trước tình hình thực tế. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được tốt nhiệm vụ này khơng phải là điều dễ dàng. Vì thế, việc hồn thiện pháp luật về đại lý thuế, đại lý hải quan là rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu chung của đất nước. Thông qua nghiên cứu luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn sau:
Thứ nhất, trên phương diện lý luận, luận văn đã khái quát lại những lý luận cơ bản về đại lý thuế và đại lý hải quan. Thông qua các đặc trưng của đại lý thuế, đại lý hải quan, luận văn đánh giá được hiệu quả và vai trò của đại lý thuế, hải quan đối với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, cơ quan thuế, hải quan và sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Không những vậy, luận văn cịn phân tích được những đặc trưng của pháp luật đại lý thuế, hải quan và khung pháp lý của pháp luật thuế, hải quan. Đồng thời, phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng pháp luật đại lý thuế, hải quan. Đó là cơ sở để đánh giá thực trạng pháp luật đại lý thuế, hải quan.
Thứ hai, trên phương diện thực tiễn, luận văn đã đã chỉ ra các vấn đề còn bất cập trong quy định của pháp luật, bao gồm:
Một là, pháp luật đại lý thuế chưa thống nhất trong các quy định hướng dẫn về điều kiện thành lập và thủ tục thành lập Đại lý thuế
Hai là, Pháp luật đại lý thuế, hải quan đều thiếu các quy định pháp lý về tài chính để thành lập đại lý thuế, hải quan
Ba là, Pháp luật đại lý thuế không qui định về thành lập đại lý thuế cá nhân Bốn là, Pháp luật Đại lý thuế, hqua quan còn nhiều bất cập về điều kiện thi cấp chứng chỉ hành nghề đại lý thuế, hải quan. Điều kiện để trở thành nhân viên đại lý thuế, hải quan còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc
Năm là, hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể về việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện dịch vụ khai hải quan giữa các bên.
Dựa trên quy định của pháp luật về đại lý thuế, đại lý hải quan, tác giả đã nghiên cứu tình hình áp dụng pháp luật đại lý thuế, đại lý hải quan trên địa bàn
tỉnh Lào Cai. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc áp dụng pháp luật đại lý thuế, đại lý hải quan cịn gặp nhiều khó khăn như: Số lượng các ĐLT/ĐLHQ cịn khá ít và phát triển chậm; Hoạt động ĐLT/ĐLHQ chưa đảm bảo độ tin cậy cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu; Trình độ quản lý và khả năng thích ứng của ĐLT/ĐLHQ cịn thấp, chưa thể hiện tính chun nghiệp và chun mơn hóa cao. Chính những hạn chế đó đã ảnh hưởng tới hiệu quả trong hoạt động của ĐLT, ĐLQH trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Thứ ba, trên phương diện đề xuất giải pháp, tác giả đã đưa ra các vấn đề cần quy định lại hoặc bổ sung trong văn bản pháp luật tiếp theo về đại lý thuế, hải quan. Theo đó, cần sớm ban hành Thông tư mới thay thế Thông tư 51/2017/TT-BTC để thống nhất các quy định về điều kiện và hồ sơ cấp giấy phép thành lập đại lý thuế với Luật quản lý thuế 2019. Cần có quy định về điều kiện tài chính đối với Đại lý Thuế, đại lý hải quan. Cần bổ sung qui định về thành lập đại lý thuế cá nhân. Đồng thời cần hoàn thiện các quy định về điều kiện thi cấp chứng chỉ hành nghề đại lý thuế, hải quan. Ngoài ra, cần đến những quy định chi tiết nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh khi thực hiện dịch vụ khai hải quan giữa các bên. Bên cạnh đó, tác giả cịn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đại lý thuế, đại lý hải quan trên địa bàn tỉnh Lao Cai bao gồm: thiết lập chế độ ưu đãi riêng về tài chính cho các chủ thể đại lý thuế, đại lý hải quan và các chủ thể sử dụng dịch vụ này; Tăng cường tuyền truyền, nâng cao hiểu biết cho các doanh nghiệp về Đại lý thuế, đại lý hải quan; Tăng cường quản lý và giám sát hoạt động đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thi cấp chứng chỉ, sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ về thuế, hải quan. Việc áp dụng đồng thời các giải pháp này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đại lý thuế, đại lý hải quan trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Thái Bùi Hải An (2014), “Hiệp hội đại lý làm thủ tục hải quan – Giải pháp quản lý hữu hiệu đối với hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế tốn, số 7/2014 (132), tr.46-48.
2. Hải Bằng (2006), Chuẩn hóa đại lý hải quan, Tạp chí Đầu tư Chứng khoán, số 13/2006, Hà Nội.
3. Báo cáo của Hội tư vấn Thuế Việt Nam( VTCA) , thơng tin về Đồn Tổng cục Thuế Việt Nam và VTCA thăm và làm việc với Tổng cục Thuế và JICA Nhật Bản các ngày 27/02 – 03/03/2012.
4. Ngô Minh Hải (2009), Sử dụng đại lý hải quan trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay, Đề tài NCKH cấp Bộ, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Thương Huyền (2007), Quản lý đại lý làm thủ tục hải quan cịn nhiều trăn trở, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế tốn, số 11/2007, Hà Nội 6. Nguyễn Thị Thương Huyền (2007), Quản lý dịch vụ khai hải quan trong tiến trình hiện đại hóa hải quan, Đề tài NCKH cấp Học viện, Học viện Tài chính, Hà Nội.
7. Cù Thị Quỳnh Hoa (2011), Phát triển đại lý hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Hà Nội.
8. Trịnh Thị Hoa (2020), “Quy định về thành lập đại lý thuế ở Việt Nam: Một số bất cập và hướng hoàn thiện”, Tạp chí cơng thương. Truy cập tại đường link: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/quy-dinh-ve-thanh-lap-dai-ly-thue-o- viet-nam-mot-so-bat-cap-va-huong-hoan-thien-68349.htm
9. Luật Hải quan một số nước (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Ngọc Sơn (2008), Nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam và Trung Quốc về hoạt động hải quan, Luận án Tiến sỹ, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Thanh Tú (2013), Một số bất cập trong quy định về đại lý thuế tại Việt Nam và giải pháp hồn thiện, Tạp chí Luật học số 6/2013.
Tài liệu tiếng nước ngoài
12. Luật Đại lý dịch vụ Thuế Australia 2009:
http://www.comlaw.gov.au/Details/C2013C00651
13. Đạo luật Cộng hòa Philippine số 9280 ngày 30 tháng ba 2004:
http://www.lawphil.net/statutes/repacts/ra2004/ra_9280_2004.html
14. Luật hải quan của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa:
http://english.customs.gov.cn/publish/portal191/tab47812/info391083.htm
15. Japan Customs Brokers Association (2009), Customs brokerage law of Japan, Japan
16. Korea Customs Brokers Association (2010), Korea Customs broker Act, Korea.
17. Luc De Wuf & José B. Sokol (2005), Customs modernization handbook, The World Bank, Washington, D.C.
18. The Customs Brokers & Forwarders Council of Australia Inc. (CBFCA), Becoming a customs broker in Australia, Australia.