Quy định của pháp luật về đại lý hải quan

Một phần của tài liệu Pháp luật về đại lý thuế và đại lý hải quan từ thực tiễn tại tỉnh lào cai (Trang 44 - 51)

7. Bố cục của đề tài

2.1. Thực trạng pháp luật về đại lý thuế, đại lý hải quan

2.1.3. Quy định của pháp luật về đại lý hải quan

2.1.3.1. Quy định về điều kiện, thủ tục thành lập Đại lý hải quan

Đại lý làm thủ tục hải quan phải đáp ứng ba điều kiện sau:

Một là, sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành, nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa hoặc đại lý làm thủ tục hải quan;

Thứ hai, có nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan;

Thứ ba, có điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng các điều kiện để thực hiện khai hải quan điện tử và các điều kiện khác theo quy định.

Cùng với đó, điều kiện chuyên môn của nhân viên đại lý hải quan cũng được áp dụng theo khoản 2 điều 20 của Luật Hải quan năm 2014. Đồng thời không được thuộc những trường hợp không được cấp mã số nhân viên đại lý hải quan theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thơng tư 12/2015/TT-BTC. Nhìn chung, các quy tắc này nhằm giới hạn phạm vi chủ thể tham gia với tư cách là đại lý hải quan và thỏa mãn các điều kiện để chủ thể hoạt động trong lĩnh vực đặc thù.

Theo thông tư số 12/2015/TT-BTC quy định, chủ thể có thẩm quyền trong việc quyết định việc công nhận hoạt động đại lý hải quan Tổng Cục trưởng Tổng

cục Hải quan. Doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu làm đại lý hải quan phải lập hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện làm đại lý hải quan gửi Tổng cục Hải quan, hồ sơ sẽ bao gồm:

Thứ nhất, 01 bản chính - Thông báo đủ điều kiện hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan;

Thứ hai, 01 bản chụp - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

Thứ ba, Hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan9. Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định công nhận đại lý hải quan, cấp mã số nhân viên đại lý hải quan trong thời hạn 05 ngày làm việc. Nếu không đủ điều kiện thì sẽ có văn bản trả lời doanh nghiệp10.

2.1.3.2. Các quy định về tổ chức, hoạt động của Đại lý Hải quan

Theo Khoản 1 Điều 5 Thơng tư 12/2015/TT-BTC thì đại lý Hải quan được tổ chức theo mơ hình doanh nghiệp, thực hiện các hoạt động khai hải quan, nộp, xuất trình bộ hồ sơ hải quan có liên quan đến lơ hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định và thực hiện tồn bộ hoặc một phần các cơng việc liên quan đến thủ tục hải quan theo thỏa thuận trong hợp đồng ký với chủ hàng, bao gồm:

Thứ nhất, Kê khai hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định; Thứ hai, Vận chuyển, làm thủ tục hải quan đưa vào, đưa ra khu vực giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Thứ ba, Cung cấp dịch vụ tư vấn về thủ tục hải quan và quản lý thuế cho chủ hàng; Nộp các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Thứ tư, Thực hiện thủ tục miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, xét hoàn thuế, giảm thuế, xét giảm thuế, khơng thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Thứ năm, Thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan hải quan; Thực hiện các thủ tục hành chính khác với cơ quan hải quan.

9 Khoản 1 Điều 6 Thơng tư 12/2015/TT-BTC

Như vậy có thể thấy, cũng tương tự như Đại lý thuế, Đại lý hải quan cũng được tổ chức dưới mơ hình doanh nghiệp đồng thời các hoạt động của Đại lý hải quan cũng khá đa dạng, hướng tới nhiều đối tượng người nộp thuế. Tuy nhiên, khác với Đại lý Thuế, đại lý hải quan chủ yếu là thực hiện các dịch vụ tư vấn về thủ tục hải quan và quản lý thuế cho chủ hàng, thực hiện các công việc về thủ tục thuế và hải quan theo ủy quyền của chủ hàng chứ khơng làm dịch vụ kế tốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quy định này là phù hợp với lĩnh vực hải quan, đồng thời phân tách rõ phạm vi hoạt động của Đại lý hải quan với Đại lý thuế.

Bên cạnh đó, pháp luật đại lý hải quan cũng có quy định về việc chấm dứt sự tồn tại của các đại lý hải quan và thu hồi mã số nhân viên đại lý hải quan.

Việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp là đại lý hải quan cũng như các hoạt động dịch vụ khác, có thể giải thể hoặc phá sản được áp dụng theo quy định của pháp luật giải thể và phá sản doanh nghiệp. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành nên việc chấm dứt hoạt động môi giới hải quan được quy định bởi các văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt có quy định chi tiết về các trường hợp tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động đồng thời xác định các trường hợp cơ quan hải quan quyết định thu hồi mã số đại lý hải quan. Trong trường hợp phát hiện các hoạt động không đảm bảo của đại lý hải quan với các điều kiện quy định của pháp luật hải quan hoặc không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan để ban hành quyết định tạm dừng hoạt động. Sau thời gian tạm dừng làm thủ tục hải quan, theo đề nghị bằng văn bản của đại lý hải quan, Tổng cục Hải quan xác nhận đủ điều kiện và thông báo cho đại lý biết để Tổng cục Hải quan xác nhận bằng văn bản. Các quan chức hải quan có thể tiếp tục làm việc. Trường hợp đại lý hải quan không khắc phục trong thời hạn 06 tháng, khơng có văn bản đề nghị thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố phải thông báo cho Tổng cục Hải quan để thực hiện ra quyết định chấm dứt hoạt động của đại lý hải quan.

Đại lý hải quan sẽ bị chấm dứt hoạt động nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây11:

Một là, Bị xử lý về hành vi bn lậu;

Hai là, có hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Ba là, sản xuất, buôn bán hàng cấm;

Bốn là, trốn thuế đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Năm là, Có gian lận trong việc cung cấp hồ sơ đề nghị công nhận ĐLLTTHQ hoặc hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên ĐLLTTHQ cho cơ quan hải quan;

Sáu là, gian lận chứng từ: sử dụng chứng từ không phải do chủ hàng cung cấp để làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;

Bảy là, Quá thời hạn 6 tháng kể từ ngày tạm dừng mà ĐLLTTHQ không khắc phục và khơng có văn bản đề nghị tiếp tục hoạt động gửi Tổng cục Hải quan;

Tám là, Doanh nghiệp hoạt động ĐLLTTHQ giải thể hoặc phá sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Phá sản;

Chín là, ĐLLTTHQ có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động.

Đại lý hải quan ngừng hoạt động thì mã số đại lý hải quan bị thu hồi, hết hiệu lực.

Tổng cục Hải quan ra quyết định thu hồi mã số đại lý hải quan trong các trường hợp sau:

Một là, thực hiện hành vi vi phạm các quy định của pháp luật đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

Hai là, thực hiện hành vi tham gia các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế hoặc hối lộ cán bộ, công chức hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan;

Ba là, gian dối trong sử dụng mã số: cho người khác sử dụng mã số của mình; sử dụng mã số của người khác hoặc sử dụng mã số không phải do Tổng cục Hải quan cấp để làm thủ tục hải quan;

Bốn là, Nhân viên đại lý hải quan chuyển làm việc khác hoặc chuyển sang làm việc cho đại lý hải quan khác;

Năm là, Đại lý hải quan bị giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động; hoặc nhân viên đại lý hải quan sử dụng mã số đã hết thời hạn hiệu lực để làm thủ tục hải quan.

2.1.3.3. Các quy định về quyền và nghĩa vụ của Đại lý hải quan

Là người khai hải quan, đại lý hải quan có tất cả các quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan theo quy định tại Điều 18 Luật Hải quan năm 2014 về quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan. Đồng thời, Đại lý hải quan cũng có các quyền và nghĩa vụ cụ thể sau12:

Thứ nhất, Thực hiện quản lý, sử dụng mã số nhân viên đại lý hải quan để tiến hành các công việc khai báo và làm thủ tục tại cơ quan hải quan trong phạm vi được chủ hàng ủy quyền; Chịu trách nhiệm về việc giới thiệu, đề nghị Tổng cục Hải quan cấp mã số nhân viên đại lý hải quan cho người đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Thứ hai, có quyền yêu cầu chủ hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ, thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng đại lý.

Thứ ba, có quyền yêu cầu cơ quan hải quan hướng dẫn về thủ tục hải quan, thủ tục thuế đối với hàng hóa XNK, kỹ thuật trong việc kết nối mạng với cơ quan hải quan, được cung cấp thông tin về các quy định mới của pháp luật hải quan và tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng pháp luật về hải quan.

Thứ tư, Chịu trách nhiệm về các nội dung khai trên tờ khai hải quan trên cơ sở bộ chứng từ, tài liệu liên quan đến hàng hóa XNK do chủ hàng cung cấp và thực hiện đúng phạm vi được ủy quyền theo hợp đồng đại lý.

Thứ năm, Thông báo cho Tổng cục Hải quan để thực hiện việc thu hồi mã số nhân viên đại lý hải quan đối với các trường hợp do đại lý hải quan phát hiện

có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan hoặc trường hợp đại lý hải quan bị giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động.

Thứ sáu, Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu liên quan đến chủ hàng hoặc các lô hàng do đại lý hải quan đứng tên khai hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

Thứ bảy, Chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan hải quan.

Thứ tám, Trường hợp đại lý hải quan thay mặt thương nhân nước ngồi là thương nhân nước ngồi khơng có mặt tại Việt Nam để kinh doanh xuất nhập khẩu thì đại lý hải quan có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ hàng tại phù hợp với quy định của pháp luật hải quan, pháp luật thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ngoài các nghĩa vụ của người khai hải quan như trên, đại lý hải quan cũng có những trách nhiệm như sau:

Thứ nhất, Báo cáo định kỳ vào ngày 5 của tháng đầu quý sau về tình hình hoạt động của cơ quan hải quan, gửi Tổng cục Hải quan tỉnh, thành phố hoặc các thông tin khác cần thiết cho hoạt động quản lý hải quan, nếu được sự chấp thuận của cơ quan, hải quan, yêu cầu bằng văn bản

Thứ hai, Báo cáo và đề nghị Tổng cục Hải quan thực hiện việc thu hồi mã số nhân viên đại lý hải quan đối trong các trường hợp phải áp dụng theo quy định.

2.1.3.4. Các quy định về Hợp đồng Đại lý hải quan

Theo Khoản 2 Điều 5 Thơng tư 12/2015/TT-BTC thì: “Đại lý làm thủ tục hải quan phải ký hợp đồng đại lý với chủ hàng”. Như vậy, cũng giống như pháp luật về đại lý thuế, pháp luật về đại lý hải quan cũng không quy định mẫu chung cho Hợp đồng đại lý hải quan mà quy định theo hướng mở để tạo điều kiện cho đại lý thuế và bên sử dụng dịch vụ có thể tự do thỏa thuận các điều khoản trong Hợp đồng với điều kiện không vượt quá phạm vi mà pháp luật cho phép. Chính vì thế, căn cứ vào các quy định chung của pháp luật về hợp đồng dịch vụ và các quy định riêng cho hoạt động đại lý hải quan, nội

dung của Hợp đồng đại lý hải quan cũng tương tự như hợp đồng đại lý thuế, bao gồm các điều khoản cơ bản sau:

Thứ nhất, Điều khoản về chủ thể tham gia hợp đồng: bao gồm Bên cung

cấp dịch vụ (đại lý hải quan) và Bên sử dụng dịch vụ (người chủ hàng).

Thứ hai, Điều khoản về phạm vi công việc cần thực hiện: Ghi rõ những công việc mà đại lý hải quan phải thực hiện theo yêu cầu của khách hàng và thời gian hoàn thành từng công việc cụ thể (ví dụ như: khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị miễn, giảm hay hồn thuế…). Thơng thường, các công việc này được thỏa thuận tuỳ theo nhu cầu thực tế của người chủ hàng. Các công việc về thủ tục hải quan sẽ được thực hiện trên cơ sở sự ủy quyền đồng thời phải ghi rõ thời hạn ủy quyền để thực hiện công việc.

Thứ ba, Điều khoản về phí dịch vụ đại lý hải quan. Trong điều khoản này,

các bên phải thỏa thuận rõ về mức phí phải trả cho từng cơng việc, hoặc mức phí phải trả cho tồn bộ các cơng việc được ghi trong hợp đồng. Ngoài ra, các bên phải ghi rõ giá phí dịch vụ đã bao gồm thuế GTGT (VAT) hay chưa và nếu chưa có thì thuế GTGT là bao nhiêu và giá đã có thuế GTGT là bao nhiêu.

Thứ tư, Điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng (nếu có). Đây là điều khoản khơng bắt buộc phải có trong hợp đồng đại lý hải quan.

Tuy nhiên, việc thỏa thuận về các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ sẽ là căn cứ cho việc các bên thực hiện đúng trách nhiệm như đã ký kết trong Hợp đồng.

Thứ năm, Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Điều khoản này nhằm đảm bảo hài hồ lợi ích cũng như tạo điều kiện cho

cả đại lý hải quan và người chủ hàng thực hiện được mục đích của mình. Đặc biệt, trong hợp đồng đại lý hải quan phải quy định rõ tư cách pháp lý của Đại lý hải quan khi thay mặt người chủ hàng để thực hiện các thủ tục về thuế với chính quyền, cũng như các trách nhiệm pháp lý của Đại lý thuế và của Người chủ hàng khi không thực hiện đúng các thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật.

Thứ sáu, Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng, hiệu lực của Hợp đồng, điều khoản thi hành cũng hết sức cần thiết. Đặc biệt khi có nhu cầu sửa

đổi nội dung hợp đồng, các bên phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước trong thời gian nhất định và phải được sự đồng ý của bên kia. Hợp đồng sẽ chấm dứt hiệu lực khi các bên đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo thoả thuận tại hợp đồng và phụ lục hợp đồng kèm theo (nếu có) hoặc theo thoả thuận;

2.1.3.5. Các quy định về xử lý vi phạm pháp luật đối với Đại lý hải quan; giải quyết tranh chấp phát sinh giữa Đại lý hải quan với khách hàng và giữa Đại lý hải quan với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Các quy định này được áp dụng tương tự với các quy định của đại lý thuế. Theo đó, về nguyên tắc, khi tổ chức đại lý hải quan hoặc cá nhân hành nghề đại lý hải quan có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động đại lý hải quan thì người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Các chế tài có thể áp dụng đối với người vi phạm bao gồm chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự hoặc chế tài kỷ luật, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi

Một phần của tài liệu Pháp luật về đại lý thuế và đại lý hải quan từ thực tiễn tại tỉnh lào cai (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)