7. Bố cục của đề tài
2.1. Thực trạng pháp luật về đại lý thuế, đại lý hải quan
2.1.4. Một số bất cập trong quy định của pháp luật về đại lý hải quan
2.1.4.1. Thiếu các quy định pháp lý về tài chính đối với đại lý hải quan
Hiện nay, pháp luật về đại lý hải quan cũng giống như pháp luật đại lý thuế vẫn thiếu đi các quy định pháp lý về tài chính cho các đại lý hải quan như: mức vốn pháp định đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý hải quan để
đảm bảo thực thi nghĩa vụ về tài chính khi cần thiết. Đây là quy định nhằm ngăn ngừa gian lận có thể xảy ra trong q trình hoạt động, đảm bảo đại lý hải quan có tài sản để hồn thành trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ trong nghề, tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý, đối xử trung thực trong kinh doanh. Ngồi ra, cũng khơng có quy định doanh nghiệp làm đại lý hải quan phải ký quỹ tại các tổ chức tài chính hợp pháp trong nước để nộp thuế thay cho chủ hàng và các nghĩa vụ tài chính liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hoặc cơ quan hải quan khơng nộp phạt hành chính. Số tiền này thường là số tiền tối thiểu ít nhất bằng số thuế phải nộp đối với hàng hoá xuất nhập khẩu và hợp đồng trách nhiệm giữa chủ hàng và đại lý hải quan. Ngồi ra, chưa có quy định về tiêu chuẩn chi phí và chứng từ lệ phí của một số khoản chi phí như phí giao dịch trong kinh doanh khai hải quan, quản lý chặt chẽ, chặt chẽ chi phí kinh doanh đại lý, xử lý tình trạng trốn, lậu thuế.
2.1.4.2. Chưa có các quy định chi tiết để giải quyết tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện dịch vụ khai hải quan giữa ba bên: Hải quan, Chủ hàng và Đại lý hải quan.
Cụ thể, thiếu chế tài xử lý trong trường hợp tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bên là chủ hàng, đại lý hải quan và cơ quan hải quan, gây khó khăn cho cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh trong việc quản lý đại lý hải quan cũng như thực hiện các quy định của hải quan trong hoạt động đại lý và sử dụng dịch vụ do đại lý hải quan cung cấp. Cho đến thời điểm hiện tại, khơng có điều khoản nào nêu rõ trách nhiệm giữa nhân viên đại lý hải quan và Giám đốc cơ quan hải quan ở trong trường hợp gian lận thương mại mà Giám đốc đại lý khơng biết. Theo quy định hiện hành thì: “Đối với Đại lý hải quan chịu trách nhiệm về các nội dung khai trên tờ khai hải quan trên cơ sở bộ chứng từ, tài liệu liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do chủ hàng cung cấp”. Tuy nhiên việc quy định như vậy là quá chung chung và hình thức. Nếu khơng có quy định bổ sung quy định trách nhiệm của người môi giới hải quan, chắc chắn người môi giới hải
quan sẽ tự ý phạm luật, dẫn đến gian lận thương mại vượt ra khỏi sự kiểm soát của Giám đốc Đại lý.
2.1.4.3. Điều kiện để có thể trở thành nhân viên Đại lý hải quan còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc
Hiện nay, Khoản 2 Điều 20 Luật Hải quan 2014 quy định: nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan là công dân Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện bao gồm: (i) Có trình độ cao đẳng kinh tế, luật, kỹ thuật trở lên; (ii) Có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; (iii) Được cơ quan hải quan cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan. Như vậy, so với quy định về điều kiện của nhân viên đại lý Hải quan của các quốc gia khác thì của Việt Nam cịn rất sơ sài. Nhân viên đại lý chỉ cần có trình độ cao đẳng ngành kinh tế, luật, kỹ thuật, trong khi tại Philippine hay Hoa Kỳ đều yêu cầu phải có bằng Đại học trở lên. Bên cạnh đó chương trình tổ chức thi cịn nhiều bất cập. Các môn thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ Đại lý hải quan bao gồm ba môn là pháp luật về hải quan; kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương; kỹ thuật nghiệp vụ hải quan. Tuy nhiên đại lý hải quan địi hỏi phải có chun mơn sâu về thủ tục hải quan. Vì thế, yêu cầu về trình độ vẫn cịn ở mức thấp so với các nước khác. Điều đó khiến cho trình độ nghiệp vụ của nhân viên đại lý hải quan chưa phổ cập, nhân viên có thể thực hiện đại lý hải quan nhưng chưa cập nhật và hiểu rõ các chính sách, thủ tục liên quan. Việc các công ty không sử dụng các đại lý này để thông quan là do không đủ tin cậy.
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về đại lý thuế, đại lý hải quan nhìn từ thực tiễn tỉnh Lào Cai