7. Bố cục của đề tài
2.1. Thực trạng pháp luật về đại lý thuế, đại lý hải quan
2.1.2. Một số bất cập trong quy định của pháp luật Đại lý thuế
2.1.2.1. Pháp luật Đại lý thuế chưa thống nhất trong các quy định hướng dẫn về điều kiện thành lập và thủ tục thành lập Đại lý thuế
Hiện nay Luật quản lý thuế 2019 có nhiều quy định mới về điều kiện và thành lập và thủ tục thành lập Đại lý thuế. Chẳng hạn tại Khoản 1 Điều 103 Luật quản lý thuế quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Tuy nhiên, hiện tại Bộ tài chính lại chưa ban hành ra Thơng tư hướng dẫn quản lý hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế mới để hướng dẫn quy định tại Luật quản lý thuế năm 2019. Chính vì vậy hiện nay vẫn áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư số 51/2017/TT-BTC về hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế. Thế nhưng, hướng dẫn tại Thơng tư này lại khơng hồn tồn thống nhất với quy định tại Luật quản lý thuế.
Trong quy định của Luật quản lý thuế thì khơng có u cầu về Bản chụp Giấy chứng nhận đăng lý kinh doanh (có xác nhận của đại lý thuế) đồng thời trong Thơng tư hướng dẫn lại khơng có quy định về Bản sao hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp với các cá nhân có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế. Việc thiếu thống nhất trong quy định của pháp luật đã gây khó khăn lớn trong quá trình làm thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế của Đại lý thuế, đồng thời khiến cho cơ quan cấp Giấy phép khá lúng túng trong việc áp dụng quy định này.
Không những vậy, Tại khoản 1 Điều 105 Luật quản lý thuế 2019 quy định về tiêu chuẩn của người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế quy định: người được cấp chứng chỉ hành nghề phải có “trình độ từ đại học trở lên” đồng thời “có thời gian cơng tác thực tế về tài chính, kế tốn, kiểm tốn, thuế từ 36 tháng trở lên sau khi tốt nghiệp đai học”. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 11 Thông tư 51/2017/TT-BTC lại quy định: “Người dự thi có bằng tốt nghiệp từ
cao đẳng trở lên …”. Như vậy rõ ràng đã có sự chồng chéo về luật trong trường
hợp này.
2.1.2.2. Pháp luật đại lý thuế chưa có qui định về yêu cầu tài chính để thành lập Đại lý thuế
Theo như qui định hiện hành về thành lập đại lý thuế, khơng có qui định bắt buộc đại lý thuế phải có vốn pháp định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp phải có để thành lập doanh nghiệp và trong quá trình hoạt động, số vốn đăng ký của doanh nghiệp không được nhỏ hơn vốn pháp định. Vốn pháp định làm tăng niềm tin sử dụng đại lý thuế hơn.
Vốn pháp định là một biện pháp đảm cho dịch vụ đại lý thuế được cung cấp đảm bảo chất lượng. Việc đảm bảo này bị phá hủy thì bên cung cấp dịch vụ nếu làm ảnh hưởng lợi ích chính đáng đến người nộp thuế phải nhanh chóng có tài chính đáp ứng sự chi trả sớm nhất. Vốn pháp định cũng đã được quy định trong một số ngành tài chính, chẳng hạn như: kinh doanh ngân hàng, bảo lãnh chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ an ninh, kinh doanh bất động sản, dịch vụ đòi nợ thuê… Đại lý thuế cũng là một dịch vụ liên quan đến tài chính. Do đó, nên qui định vốn pháp định là điều kiện thành lập đại lý thuế là cần thiết và phù hợp. Việc đại lý thuế Việt Nam cũng nên qui định về vốn khi thành lập đại lý thuế sẽ bảo đảm niềm tin cho người sử dụng dịch vụ này hơn. Bên cạnh đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho đại lý thuế khi cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế.
2.1.2.3. Pháp luật đại lý thuế không qui định về thành lập đại lý thuế cá nhân.
Việc pháp luật không quy định về thành lập đại lý thuế cá nhân gây ra hạn chế là lượng khách hàng cá nhân không tiếp xúc được dịch vụ đại lý thuế. Trên thực tế, có các cá nhân nhỏ lẻ, phát sinh nghĩa vụ nộp thuế từng lần rất ít, có khi một vài lần trong năm hoặc vài năm mới phát sinh việc nộp thuế. Các cá nhân này đôi khi cịn khơng biết cơ quan thuế ở đâu, khơng biết cách thức đóng thuế như thế nào. Nhất là các giao dịch dân sự liên quan chuyển nhượng quyền sử dụng đất thứ hai. Cá nhân này lâu lâu mới có thu nhập chịu thuế và các đại lý thuế ở Việt Nam đa số là cơng ty thì khó lịng tiếp cận hơn sự linh hoạt của các đại lý thuế cá nhân. Do đó, làm cho một lượng lớn khách hàng cá nhân không tiếp xúc được dịch vụ đại lý thuế. Việc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đại lý thuế nhưng đại lý thuế không cung cấp, tiếp xúc được dịch vụ do qui định của pháp luật không linh hoạt và phù hợp với nhu cầu thực tế cũng làm cho doanh thu của đại lý thuế khơng cao, khơng khuyến khích được người có chứng chỉ hành nghề tham gia hành nghề.
2.1.2.4. Pháp luật Đại lý thuế còn nhiều bất cập về điều kiện thi cấp chứng chỉ hành nghề đại lý thuế
Theo Thơng tư 51/2017/TT-BTC thì các mơn thi để cấp chứng chỉ hành nghề đại lý thuế cịn cịn ít (chỉ thi 2 mơn), trình độ kiến thức thi cịn thấp (cao đẳng) và khơng có cơ chế kiểm tra lại chất lượng kiến thức sau khi có chứng chỉ
hành nghề. Đối tượng có chuyên ngành khác dự thi có học phần liên quan thuế rất thấp (chỉ từ 7% tổng số tiết học). Mặc dù Luật quản lý thuế 2019 đã nâng trình độ kiến thức thi là từ đại học trở lên và có yêu cầu nhân viên đại lý thuế phải: “ tham gia đầy đủ chương trình cập nhất kiến thức”. Tuy nhiên những điều kiện này vẫn còn khá thấp. Các hạn chế này sẽ tạo ra những nhân viên đại lý thuế không đủ chuyên môn sâu để hành nghề làm thủ tục về thuế. So sánh với pháp luật một số nước, chẳng hạn như ở Nhật Bản, môn thi của đại lý thuế Nhật Bản là 04 mơn thì việc chỉ thi 02 mơn sẽ khiến cho chất lượng đại lý thuế ở Việt Nam sẽ khơng cao. Do đó người nộp thuế, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thuê đại lý thuế làm gì mà chỉ cần nhân viên kế tốn trình độ đại học là có thể làm được thủ tục này. Khơng có bất cứ ưu điểm gì vượt trội thì người có chứng chỉ đại lý thuế sẽ khơng có cơ hội được người nộp thuế tin dùng.