Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng vô hiệu ở việt nam từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 25 - 27)

1.3 Các trường hợp về hợp đồng vô hiệu

1.3.1 Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã

hội.

a) Khái niệm

Trong giao kết hợp đồng dân sự các bên có quyền tự do định đoạt, quyết định việc tham gia giao kết hợp đồng dân sự. Mặc dù tôn trọng sự tự nguyện của các bên tham gia vào hợp đồng nhưng pháp luật vẫn quy định những trường hợp hạn chế không được thực hiện việc giao kết hợp đồng.

Dựa theo quy định của pháp luật hiện hành, tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định“ Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt

quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”. Dựa trên tinh thần của nguyên tắc này nhiều quy định của pháp luật

dân sự về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự đã được cụ thể hóa. Có thể kể đến quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 “Chủ

thể tham gia giao dịch dân sự hồn tồn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”.

19

dung hợp đồng vi phạm những điều cấm thì nội dung hợp đồng vô hiệu. Chiểu theo quy định tại Điều 12 có thể hiểu “ Điều cấm của luật là những quy định

của luật không cho phép chủ thể thực hiện hành vi nhất định”[3]. Như vậy, có

thể hiểu rằng với những điều cấm mà pháp luật không cho phép thực hiện thì các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng tuyệt đối không thể vi phạm. Nếu có dấu hiệu vi phạm những quy định về điều cấm thì hợp đồng được coi là vơ hiệu.

b) Đặc điểm

Mặc dù luật dân sự đã đưa ra được khái niệm về điều cấm, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này. Hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định về điều cấm có thể do vi phạm các quy định được ghi nhận trong hệ thống các văn bản pháp luật. Một cách hiểu nữa đối với trường hợp này đó chính là vi phạm những quy định của các nguồn pháp luật, có thể là vi phạm quy định về phong tục tập quán, vi phạm quy định được hướng dẫn trong các văn bản mà nhà nước ban hành. Với những cách hiểu khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng đều dẫn tới hợp đồng vô hiệu.

Từ nội dung Điều 123 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “ Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vơ hiệu”. Đối với hợp đồng dân sự vô hiệu, vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội được biểu hiện thơng qua nội dung và mục đích của hợp đồng. Dưới góc độ nội dung người đọc có thể hiểu và đánh giá được mức độ có vi phạm điều cấm của pháp luật, có vi phạm quy định về đạo đức hay khơng. Tuy nhiên dưới góc độ mục đích thì khó có thể xác định được mức độ vi phạm bởi yếu tố mục đích nằm trong nội tâm của mỗi người, do đó khi xác định hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này thường được đánh giá dưới góc độ nội dung.

Điều 398 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định chi tiết về những yếu tố liên quan tới nội dung của một bản hợp đồng. Có thể nhận thấy rằng những quy

20

định về đối tượng tham gia hợp đồng là một điều khoản quan trọng để có thể xác định được hợp đồng có hiệu lực hay khơng. Mặc dù Điều 123 Bộ luật dân sự năm 2015 đã đưa ra được định nghĩa về điều cấm của pháp luật và quy định về trái đạo đức xã hội, nhưng những quy định trên vẫn mang tính chất chung, chưa có tính bao hàm khái qt. Với quy định trên sẽ dẫn tới trường hợp người đọc và cả người áp dụng có những cách hiểu sai về vấn đề này. Chính vì vậy cần có sự quy định rõ ràng chi tiết đối với vấn đề hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng vô hiệu ở việt nam từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)