1.3 Các trường hợp về hợp đồng vô hiệu
1.3.5 Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
a) Khái niệm
Trên cơ sở thừa hưởng những quy định của những quy định pháp luật trước đó đã có sự quy định rõ ràng hơn về vấn đề hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Dựa theo quy định tại Điều 132 Bộ luật dân sự 2015
“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền u cầu Tồ án tun bố giao dịch dân sự đó là vơ hiệu.”
Khái niệm về lừa dối, đe dọa đã được quy định từ Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 và tới Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
Cụ thể đối với khái niệm về lừa dối thì tại Điều 142 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định rằng “ Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một
bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó”. Cịn theo quy định
tại Điều 132 Bộ luật dân sự năm 2005 “Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố
ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”. Cịn hiện nay theo quy định tại Điều 127 Bộ luật dân sự năm
26
2015 thì “Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của
người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”. Có
thể thấy rằng quy định về lừa dối trong Bộ luật dân sự hiện hành vẫn được giữ nguyên giống với quy định của Bộ luật dân sự trước đó. Đây là một quy định cụ thể rõ ràng hơn những quy định trước đó vì cho người đọc có một cái nhìn khái qt về trường hợp vơ hiệu do lừa dối.
Với khái niệm hợp đồng vô hiệu do bị đe dọa cưỡng ép, Bộ luật dân sự 1995 quy định: “Đe dọa trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên
làm cho bên kia sợ hãi mà phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích”. Khái niệm này đã được sửa đổi, bổ sung và dần được
hoàn thiện. Trong Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Đe dọa trong giao dịch
là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình”. Cịn
tới Bộ luật dân sự năm 2015 quy định“ Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân
sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình”.
Từ khái niệm về “ lừa dối” và “ đe dọa, cưỡng ép” có thể nhận thấy rằng cách dùng từ của các nhà làm luật khiến người đọc có sự nhầm lẫn, dẫn tới những cách hiểu và áp dụng sai với quy định. Cụ thể đối với khái niệm “lừa dối” việc sử dụng cụm từ “xác lập giao dịch” còn tới khái niệm về đe dọa, cưỡng ép lại sử dụng cụm từ “thực hiện giao dịch”, việc sử dụng hai cụm từ này trong khái niệm khiến người đọc có thể hiểu rằng trường hợp đe dọa chỉ xảy ra ở giai đoạn sau khi hợp đồng đã được ký kết.
27
b) Đặc điểm
Đối với hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối theo quy định Bộ luật dân sự năm 2015 vẫn được giữ nguyên trường hợp hành vi dẫn tới lừa dối có thể do người thứ ba thực hiện. Như vậy, có thể thấy rằng hành vi lừa dối có thể do chính chủ thể tham gia giao kết hợp đồng thực hiện hoặc thông qua hành vi của người thứ ba. Quy định về lừa dối trong Bộ luật dân sự năm 2005 và cả quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 cho thấy rằng lừa dối là một hành vi cố ý, khi thực hiện hành vi người thực hiện mong muốn hậu quả xảy ra. Hành vi lừa dối trong hợp đồng dân sự được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Hành vi lừa dối dẫn tới hợp đồng vô hiệu làm cho một bên tham gia quan hệ có cái nhìn sai lệch về nội dung bản chất của hợp đồng dẫn tới sự ký kết hợp đồng. Hợp đồng vô hiệu do bị đe dọa, cưỡng ép theo quy định tại Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2015 đã được bổ sung quy định về việc người thực hiện hành vi đe dọa, cưỡng ép nhằm hạn chế thiệt hại cho bản thân chủ thể tham gia giao kết hợp đồng hoặc người thân thích. Có thể thấy đây là một quy định tiến bộ giúp bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của các chủ thể mà cịn cả những người liên quan có quyền lợi ích bị ảnh hưởng bởi hợp đồng. Hành vi đe dọa được thực hiện với chủ thể xác lập hợp đồng hoặc đối với cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình được thay thế bằng cụm từ “người thân thích”. Việc sử dụng cụm từ “người thân thích” mang tính khái quát hơn thể hiện phạm vi bao hàm rộng hơn so với quy định trước đó chỉ liệt kê một số đối tượng cụ thể.
Đối với hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép khơng phải chủ thể nào cũng có quyền yêu cầu Tịa án tun bố giao dịch dân sự vơ hiệu. Khi hợp đồng có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật dẫn tới vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép chỉ có chủ thể bị ảnh hưởng chính trong hợp đồng mới có quyền u cầu lên Tịa án. Đối với quy định này chưa thực sự chi tiết và chưa đề cập tới lợi ích của người liên quan. Do vậy, để mở rộng quyền lợi của các chủ thể có liên quan tới nội dung giao dịch, nội dung hợp đồng cần quy
28
định thêm quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch, hợp đồng vô hiệu của người liên quan.
1.3.6. Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
a) Khái niệm
Kế thừa quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005 tại Bộ luật dân sự năm 2015 cụ thể tại Điều 128 quy định “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng
đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền u cầu Tịa án tun bố giao dịch dân sự đó là vơ hiệu”. Áp dụng quy định trên đối với hợp đồng có thể nhận thấy rằng khi
một chủ thể tham gia giao kết hợp đồng cần phải có năng lực hành vi. Tuy nhiên nếu trong thời điểm tiến hành giao kết hợp đồng mà chủ thể vì một lý do nào đó bị rơi vào tình trạng khơng thể nhận thức và tự làm chủ được hành vi của mình dẫn tới việc giao kết hợp đồng khơng phản ánh chính xác ý chí thì hợp đồng đó vơ hiệu.
b) Đặc điểm
Mặc dù nội dung điều luật chỉ đưa ra một trường hợp khái quát mà không đưa ra nguyên nhân và biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, quy định pháp luật đối với hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này chỉ bảo vệ quyền lợi của chủ thể tham gia giao kết hợp đồng chứ không bảo vệ quyền lợi của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan do sự phát sinh hợp đồng. Đối với hợp đồng nếu được ký kết trong trường hợp này chỉ có chủ thể tham gia giao kết mới có quyền u cầu Tịa án tun vơ hiệu.
1.3.7. Hợp đồng vơ hiệu do khơng tn thủ về hình thức
Hợp đồng là một chế định quan trọng được quy định chi tiết và cụ thể, đối với hình thức của hợp đồng pháp luật cho phép các bên tự chọn hình thức giao kết, trừ một số trường hợp bắt buộc mà pháp luật quy định về hình thức.
29
Một số trường hợp bắt buộc có thể kể đến như hợp đồng liên quan tới các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định
“Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.Giao dịch dân sự thơng qua phương tiện điện tử dưới hình thức thơng điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.
Mặc dù Bộ luật dân sự năm 2015 khơng có quy định về hình thức của hợp đồng nhưng trong quy định về từng loại hợp đồng quy định riêng về hình thức. Hợp đồng được biết tới là cơ sở phản ánh ý chí của các chủ thể khi thực hiện các giao dịch. Trong giai đoạn thỏa thuận ký kết hợp đồng các bên sẽ thỏa thuận với nhau về hình thức của hợp đồng, các bên có thể thống nhất lựa chọn hình thức của hợp đồng là bằng văn bản hoặc hành vi, lời nói.
1.3.8. Hợp đồng vơ hiệu do có đối tượng khơng thể thực hiện được
a) Khái niệm
Dựa theo quy định tại Điều 408 Bộ luật dân sự năm 2015 cụ thể tại Khoản 1 có quy định “Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng khơng
thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vơ hiệu”. Đối tượng của hợp đồng là
một điều kiện quan trọng để có thể giao kết hợp đồng. Nếu như trong giao kết hợp đồng mà đối tượng khơng thể thực hiện được thì các bên sẽ khơng thể đạt được mục đích mà mình mong muốn do vậy hợp đồng vô hiệu.
Áp dụng quy định này trong thực tế có rất nhiều hợp đồng khơng thể thực hiện được, ngun nhân dẫn tới tình trạng này có thể được xác định từ thời điểm mà các bên xác lập hợp đồng. Bởi để có thể thực hiện được hợp đồng thì khơng thể khơng xác định được đối tượng của hợp đồng. Nếu ngay từ thời điểm giao kết mà các bên đã nhận định được đối tượng của hợp đồng khơng thực hiện được thì hợp đồng đó được xem là vơ hiệu. Tuy nhiên xảy ra một số trường hợp, một bên trong hợp đồng biết được tình trạng của đối tượng nhưng vẫn mặc nhiên giao kết hợp đồng dẫn tới tình trạng vơ hiệu.
30
b) Đặc điểm
Hợp đồng vơ hiệu do có đối tượng khơng thể thực hiện được theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 đã có sự sửa đổi tiến bộ hơn. Cụ thể với quy định tại Khoản 1 đã sử dụng cụm từ “ giao kết” thay thế cho cụm từ “ ký kết”. Với sự thay đổi này có thể thấy được mức độ bao quát của trường hợp này đã được mở rộng hơn, với quy định này đã bao hàm được cả trường trường hợp các bên giao kết hợp đồng thể hiện bằng lời nói.
Tiếp đó, các nhà làm luật đã loại bỏ cụm từ “ vì lý do khách quan” theo quy định trước đây hợp đồng vơ hiệu do có đối tượng khơng thể thực hiện được do nguyên nhân khách quan. Nhưng đến quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 đã loại bỏ trường hợp này. Cá nhân đánh giá sự thay đổi về quy định này phù hợp hơn với tình hình thực tiễn, những lý do khách quan hoặc chủ quan chỉ ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng. Với những hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được không bị ảnh hưởng bởi các lý do hay nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan.
Để bảo vệ quyền lợi ích của các bên chủ thể khi hợp đồng bị vơ hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được, pháp luật hiện hành đã có quy định về những trường hợp mà khi tiến hành giao kết hợp đồng mà một trong các bên biết hoặc buộc phải viết về việc đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được. Nếu một bên chủ thể trong hợp đồng biết được việc đối tượng không thể thực hiện được mà không tiến hành thơng báo cho bên cịn lại khiến giao kết hợp đồng vẫn được thực hiện và hợp đồng vơ hiệu thì phát sinh nghĩa vụ bồi thường. Mặc dù vậy nhưng luật vẫn quy định về trường hợp loại trừ trách nhiệm nếu bên kia đã biết hoặc buộc phải biết về hợp đồng có đối tượng khơng thực hiện được.
Trong một số trường hợp mà hợp đồng có nhiều phần và nhiều đối tượng khác nhau, thì những phần do có đối tượng khơng thể thực hiện được dẫn tới hợp đồng vô hiệu khơng làm ảnh hưởng tới những phần cịn lại. Từ quy định
31
trên sẽ dẫn tới tình trạng hợp đồng vơ hiệu tồn bộ hoặc vơ hiệu một phần, với những phần vô hiệu vẫn phát sinh nghĩa vụ bồi thường của các bên.
1.4 Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu
1.4.1 Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
Quy định này được thừa hưởng và ghi nhận từ Bộ luật dân sự năm 2005, từ quy định trên có thể nhận thấy rằng khi một hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu thì nhưng nội dung mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng khơng cịn giá trị pháp lý và mang tính chất ràng buộc đối với các bên về quyền và nghĩa vụ.
Việc đặt ra quy định về hợp đồng vô hiệu kể từ thời điểm được xác lập được phân tích thành nhiều trường hợp khác nhau. Đối với những hợp đồng dân sự được xác lập mà các bên chưa tiến hành thực hiện nghĩa vụ thì các bên không cần phải thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp mà một trong các bên là chủ thể của hợp đồng đã thực hiện một phần nghĩa vụ thì phần nghĩa vụ cịn lại khơng thực hiện nữa mà lúc này các bên hồn trả cho nhau những gì đã nhận. Và nếu hợp đồng đã thực hiện xong mà bị tun bố vơ hiệu thì lúc này các bên phải hoàn trả lại toàn bộ cho nhau những gì đã nhận và buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu. Với một số trường hợp đối tượng của hợp đồng là hiện vật mà vật khơng cịn tồn tại hoặc khơng thể hồn trả được thì các bên có thể tiến hành bồi thường bằng tiền tương đương với giá trị của vật.
1.4.2 Khi giao dịch dân sự vơ hiệu thì các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận. đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận.
- Khơi phục lại tình trạng ban đầu
Khơi phục lại tình trạng ban đầu khi hợp đồng vơ hiệu là một quy định mang tính bao hàm, với quy định này có thể hiểu rằng việc khơi phục có thể tiến hành trả lại tình trạng ban đầu với những đối tượng là hiện vật của hợp đồng. Tuy nhiên không phải đối tượng nào của hợp đồng cũng có thể hồn trả
32
lại tình trạng ban đầu. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là cơng việc thì một bên của hợp đồng phải dừng thực hiện công việc việc phải làm để trả lại tình trạng ban đầu cho cơng việc. Với những“vật khơng chia được là vật khi
phân chia không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Khi cần phân chia vật khơng chia được thì trị giá thành tiền để chia” [5]. Qua đây
có thể thấy rằng đối tượng của khơi phục lại tình trạng ban đầu phải được xác định trong hợp đồng, không nằm trong trường hợp là những vật tiêu hoặc không