Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng vô hiệu ở việt nam từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 38 - 42)

1.4.1 Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

Quy định này được thừa hưởng và ghi nhận từ Bộ luật dân sự năm 2005, từ quy định trên có thể nhận thấy rằng khi một hợp đồng bị tun bố vơ hiệu thì nhưng nội dung mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng khơng cịn giá trị pháp lý và mang tính chất ràng buộc đối với các bên về quyền và nghĩa vụ.

Việc đặt ra quy định về hợp đồng vô hiệu kể từ thời điểm được xác lập được phân tích thành nhiều trường hợp khác nhau. Đối với những hợp đồng dân sự được xác lập mà các bên chưa tiến hành thực hiện nghĩa vụ thì các bên không cần phải thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp mà một trong các bên là chủ thể của hợp đồng đã thực hiện một phần nghĩa vụ thì phần nghĩa vụ cịn lại không thực hiện nữa mà lúc này các bên hồn trả cho nhau những gì đã nhận. Và nếu hợp đồng đã thực hiện xong mà bị tun bố vơ hiệu thì lúc này các bên phải hồn trả lại tồn bộ cho nhau những gì đã nhận và buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu. Với một số trường hợp đối tượng của hợp đồng là hiện vật mà vật khơng cịn tồn tại hoặc khơng thể hồn trả được thì các bên có thể tiến hành bồi thường bằng tiền tương đương với giá trị của vật.

1.4.2 Khi giao dịch dân sự vơ hiệu thì các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận. đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận.

- Khơi phục lại tình trạng ban đầu

Khơi phục lại tình trạng ban đầu khi hợp đồng vơ hiệu là một quy định mang tính bao hàm, với quy định này có thể hiểu rằng việc khơi phục có thể tiến hành trả lại tình trạng ban đầu với những đối tượng là hiện vật của hợp đồng. Tuy nhiên khơng phải đối tượng nào của hợp đồng cũng có thể hồn trả

32

lại tình trạng ban đầu. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là cơng việc thì một bên của hợp đồng phải dừng thực hiện cơng việc việc phải làm để trả lại tình trạng ban đầu cho cơng việc. Với những“vật không chia được là vật khi

phân chia khơng giữ ngun được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Khi cần phân chia vật khơng chia được thì trị giá thành tiền để chia” [5]. Qua đây

có thể thấy rằng đối tượng của khơi phục lại tình trạng ban đầu phải được xác định trong hợp đồng, không nằm trong trường hợp là những vật tiêu hoặc không thể chia được. Việc khơi phục lại tình trạng ban đầu các đối tượng của hợp đồng là việc trả lại giá trị của đối tượng và lợi ích mà đối tượng đem lại cho chủ sở hữu. Trong một số trường hợp đối tượng đã khơng cịn lại tình trạng ban đầu thì các bên có thể trị giá đối tượng thành tiền để có thể hồn trả cho bên cịn lại

- Hồn trả lại cho nhau những gì đã nhận

Hợp đồng vơ hiệu phát sinh nghĩa vụ hồn trả sẽ do các bên tự thỏa thuận. Đối với trường hợp đối tượng là vật thì hồn trả bằng vật, nếu vật khơng cịn tồn tại có thể trị giá đối tượng thành tiền để có thể quy thành tiền để thực hiện nghĩa vụ hoàn trả.

Khi hợp đồng rơi vào tình trạng vơ hiệu dẫn tới nghĩa vụ hoàn trả sẽ xảy ra các trường hợp:

Một là chủ thể nhận được đối tượng có trong hợp đồng bị mất quyền sở hữu và buộc khôi phục lại quyền sở hữu cho chủ thể còn lại. Theo những thỏa thuận có trong hợp đồng một bên trong hợp đồng thực quyền chuyển giao quyền, đồ vật còn bên còn lại nhận quyền và thực hiện nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận. Khi hợp đồng vô hiệu các quyền và nghĩa vụ của các bên không phát sinh do vậy lúc này các bên sẽ phải chuyển giao lại cho nhau những gì đã nhân. Hai là, việc hợp đồng vô hiệu phát sinh nghĩa vụ hoàn trả khiến quyền lợi củả các bên trong hợp đồng bị ảnh hưởng. Khi các bên giao kết hợp đồng mục đích của họ muốn đạt được đó chính là những lợi ích mà hợp đồng đem lại. Tuy nhiên hợp đồng vô hiệu phát sinh hậu quả mà các bên buộc phải hoàn

33

trả cho nhau những gì đã nhận sẽ làm mất đi quyền lợi ích mà các bên hướng tới nếu hợp đồng được thực hiện.

1.4.3 Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức khơng phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó hoa lợi, lợi tức đó

So với quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005 thì đây được xem là một quy định mới về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015. Nếu như Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “ các bên

phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức đã nhận dù là bên thứ ba ngay tình, chỉ trường hợp hoa lợi, lợi tức bị tịch thu theo quy định của pháp luật thì khơng cần hồn trả” thì Bộ luật dân sự năm 2015 đã có quy định “bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức khơng phải hồn trả lại hoa lợi, lợi tức đó”[6].

Dựa theo quy định tại Điều 109 Bộ luật dân sự năm 2015 cho thấy“ hoa

lợi là sản vật tự nhiên mang lại tài sản; lợi tức là khoản thu được từ việc khai thác tài sản”[7]. Từ những quy định trên có thể thấy rằng việc phát sinh nghĩa

vụ hoàn trả của các bên đối với hoa lợi, lợi tức phụ thuộc vào mức độ ngay tình của bên nhận tài sản. Bởi vậy mà trong quá trình giải quyết hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu cần xác định cẩn thận yếu tố ngay tình hay khơng ngay tình.

1.4.4 Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường

Khi nhắc tới trách nhiệm bồi thường, trong Bộ luật dân sự ghi nhận hai loại trách nhiệm đó là “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo hợp đồng”. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định chi tiết vụ thể tại chương XX Bộ luật dân sự năm 2015, trong chương này quy định những căn cứ phát sinh, nguyên tắc về bồi thường thiệt hại và những vấn đề liên quan để xác định mức bồi thường ngoài hợp đồng. Đối với bồi thường thiệt hại theo hợp đồng là việc các bên thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo nội dung mà các bên đã thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng. Theo đó nếu như một trong các bên khơng thực hiện nghĩa vụ được thỏa thuận thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo thỏa thuận.

34

Kết luận chương 1

Với sự phát triển không ngừng của kinh tế - xã hội, những vấn đề phát sinh liên quan tới hợp đồng vô hiệu ngày một phức tạp. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển, những quy định của pháp luật về Hợp đồng vô hiệu cần được quy định rõ ràng, chi tiết hơn.

Thực tế hiện nay một số hợp đồng chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự theo những quy định trước đó, nay đã thuộc sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Do vậy khi xây dựng những quy định pháp luật về hợp đồng, nhà làm luật cần chú trọng tới vấn đề về điều kiện xác định hợp đồng có hiệu lực, cùng những tiêu chí nhằm xác định hợp đồng vơ hiệu nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ thể khi giao kết hợp đồng. Với sự quy định chi tiết rõ ràng góp phần đảm bảo được sự ổn định của các mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Ở nước ta hiện nay, hợp đồng được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau, do vậy khi quy định về trường hợp Hợp đồng vơ hiệu cần có nhiều phương pháp tiếp cận phù hợp. Đối với Hợp đồng dân sự Bộ luật dân sự 2015 đã có những quy định chung về Hợp đồng vơ hiệu mặc dù chưa rõ ràng cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên trong nhiều Bộ luật chuyên ngành khác chưa có sự quy định cụ thể về trường hợp hợp đồng vô hiệu. Với quy định không cụ thể này đã gây ra nhiều khó khăn trong q trình thực hiện và áp dụng khi giải quyết các tranh chấp liên quan tới Hợp đồng vô hiệu.

35

Chương 2.

THỰC TIỄN THỰC HIỆN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng vô hiệu ở việt nam từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 38 - 42)