Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng vô hiệu ở việt nam từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 30 - 32)

1.3 Các trường hợp về hợp đồng vô hiệu

1.3.4 Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn

a) Khái niệm

Nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng được xem là một trong những trường hợp khiến giao dịch dân sự vô hiệu. Vấn đề hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn được quy định lần đầu tiên trong Pháp lệnh hợp đồng dân sự và trong Bộ luật dân sự năm 1995. Tại Khoản 3 Điều 15 Pháp lệnh hợp đồng dân sự quy định “hợp đồng vô hiệu khi một bên của hợp đồng nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng”. Đến Bộ luật dân sự năm 1995 những quy định về hợp đồng dân sự được chuyển đổi thành giao dịch dân sự vơ hiệu, theo đó “ Khi một bên do

nhầm lẫn về nội dung chủ yếu cần giao dịch mà xác lập giao dịch, thì có quyền u cầu bên kia thay đổi nội dung giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận yêu cầu thay đổi của bên bị nhầm lẫn thì có quyền u cầu Tịa án tun bố giao dịch vơ hiệu. Khi giao dịch dân sự vơ hiệu do nhầm lẫn thì bên có lỗi trong việc để xảy ra nhầm lẫn phải bồi thường”. Sau một thời gian áp dụng tới Bộ

luật dân sự năm 2005 cụ thể tại Điều 131 quy định về giao dịch dân sự do nhầm lẫn“Khi một bên có lỗi vơ ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao

dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền u cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia khơng chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền u cầu Tồ án tun bố giao dịch vô hiệu. Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này.”. Còn theo quy

định của pháp luật dân sự hiện hành, Điều 126 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một

24

bên hoặc các bên khơng đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền u cầu Tịa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn khơng vơ hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngày được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được”. Như

vậy có thể nhận thấy rằng quy định của pháp luật hiện hành đã quy định thêm trường hợp loại trừ trường hợp hợp đồng vô hiệu nếu như các bên đã đạt được mục đích mà nội dung hợp đồng hướng tới hoặc các bên có thể tự mình khắc phục được tình trạng nhầm lẫn.

b) Đặc điểm

Nhầm lẫn là một quy định liên quan tới giao dịch dân sự vô hiệu và hợp đồng vô hiệu tuy nhiên quy định của pháp luật hiện hành vẫn chưa đưa ra được khái niệm về nhầm lẫn. Có rất nhiều quan điểm khác nhau nói về trường hợp nhầm lẫn theo đó có quan điểm có rằng hợp đồng được ký kết nhưng ý chí của các bên không được biểu hiện ra như đúng mong muốn. Nguyên nhân dẫn tới sự nhầm lẫn có thể do các bên chưa có sự thống nhất ý kiến, chưa thỏa thuận rõ các nội dung có trong hợp đồng, vì quá tin tưởng nên đã vội tiến hành giao kết. Có những ý kiến lại cho rằng “ nhầm lẫn có nghĩa là hợp đồng được ký kết

khơng phản ánh ý chí đích thực của các bên, khơng có khả năng mang lại kết quả mà các bên hướng đến tại thời điểm ký kết hợp đồng”[4]. Có thể thấy rằng

việc quy định trường hợp nhầm lẫn là một trường hợp làm cho hợp đồng vơ hiệu nhưng lại khơng có sự quy định chi tiết cụ thể về khái niệm nhầm lẫn đã dẫn tới nhiều bất cập. Sự bất cập về quy định pháp luật gây ảnh hưởng tới quá trình áp dụng và thực thi pháp luật khiến người dân và cả cơ quan áp dụng quy định gặp nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết các vụ việc liên quan tới hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn.

25

Từ những quy định về trường hợp nhầm lẫn trong Bộ luật dân sự có thể thấy rằng nhầm lẫn là một điều kiện cần cịn mục đích của hợp đồng là điều kiện đủ để có đủ cơ sở yêu cầu tuyên bố hợp đồng vơ hiệu. Có thể nhận thấy rằng quy định của pháp luật hiện hành đối với trường hợp nhầm lẫn là chưa rõ ràng mà chỉ mang tính bao quát chung. Để chi tiết hơn cần có sự quy định về trường hợp nhầm lẫn về chủ thể bên cạnh sự quy định nhầm lẫn về nội dung. Trong hợp đồng thì điều kiện về chủ thể cũng là một điều kiện rất quan trọng, nếu khơng có điều kiện này thì hợp đồng khơng thể xác lập. Do đó trong thời gian tới pháp luật cần có sự quy định chi tiết hợp về trường hợp nhẫn lẫn trong hợp đồng vô hiệu.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng vô hiệu ở việt nam từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)