Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng vô hiệu

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng vô hiệu ở việt nam từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 61 - 64)

3.1.1 Phương hướng khắc phục, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật

Trước sự phát triển của các mối quan hệ xã hội dân sự, đặc biệt là những mối quan hệ liên quan tới hợp đồng vô hiệu cần được khắc phục, sửa đổi theo hướng mới nhằm phù hợp với sự phát triển và hội nhập của quốc gia. Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung cần dự đoán trước những thay đổi của xã hội nhằm đưa ra những quy định phù hợp để hạn chế tối đa nhất việc chỉnh lý lại nội dung văn bản sau khi đã ban hành. Như vậy, có thể nhận thấy rằng việc kế thừa, phát triển những quy định pháp luật chưa phù hợp để hoàn thiện, chi tiết hơn nữa những quy định của pháp luật hiện hành là rất cần thiết.

Cụ thể phương hướng khắc phục, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật cần phải đảm bảo những cầu sau:

Thứ nhất, q trình tiến hành sửa đổi bổ sung, hồn thiện quy định pháp luật về hợp đồng vô hiệu cần gắn liền với việc quốc tế hóa pháp luật.

Xã hội phát triển khơng ngừng, khơng chỉ có những quy định pháp luật trong nước có sự thay đổi mà ngay cả những quy định của pháp luật quốc tế về hợp đồng vơ hiệu cũng có sự thay đổi. Chính bởi lẽ đó trong q trình sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật cần đảm bảo được sự tương thích về nội dung giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Trong quá trình chỉnh lý để phù hợp với quy định trong nước cần có sự tiếp thu có chọn lọc để đưa ra quy định phù hợp nhất với tình hình phát triển trong nước cũng như tập quán pháp của quốc gia.

Thứ hai, cần có sự quy định chi tiết và rõ ràng hơn nữa những quy định về hợp đồng vô hiệu.

55

Sự quy định chi tiết và rõ ràng những quy định của pháp luật về hợp đồng vơ hiệu có thể được thực hiện thơng qua việc bổ sung quy định để làm rõ hơn nội dung các điều luật, những quy định của pháp luật. Một cách làm nữa có thể bổ sung những điều luật mới để làm chi tiết, phong phú hơn những quy định của pháp luật về dân sự nói chung và hợp đồng dân sự vơ hiệu nói riêng.

Những quy định được sửa đổi, bổ sung mới cần có sự liên kết tạo sự nhất quán cho quy định pháp luật. Việc làm trên khơng những đảm bảo được tính hệ thống của pháp luật mà cịn đảm bảo được tính hiệu quả trong q trình áp dụng.Ở nước ta hiện nay, án lệ đã được xem là một nguồn văn bản pháp luật và được áp dụng để giải quyết nhiều vụ án.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai và áp dụng nguồn luật này còn gặp phải rất nhiều khó khăn vướng mắc. Trong thời gian tới cần có sự hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng án lệ trong giải quyết các vụ án để quá trình áp dụng đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời cần có sự bổ sung hệ thống bản án, quyết định của Tòa án để làm phong phú hơn nữa nguồn án lệ được phép áp dụng giải quyết vụ án trong nước.

3.1.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật Một là quy định chi tiết khái niệm về giả tạo Một là quy định chi tiết khái niệm về giả tạo

Mặc dù đưa ra quy định về trường hợp vô hiệu do giả tạo tuy nhiên luật lại chưa đưa ra được khái niệm về giả tạo, do vậy cần có sự quy định cụ thể về trường hợp này. Việc đưa ra quy định cụ thể về giả tạo sẽ giúp người đọc và người áp dụng dễ dàng hơn trong việc xác định hơn.

Hai là làm rõ các trường hợp nhầm lẫn dẫn tới vô hiệu

Theo nội dung tại Điều 126 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định rằng mục đích của giao dịch là cơ sở để xác định sự nhầm lẫn và đây cũng là một điều kiện để cơ quan có thẩm quyền tuyên bản hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, trên thực tế không phải mọi trường hợp khi một bên của giao dịch không đạt được mục đích thì Tịa án đều có quyền tun bố giao dịch vơ hiệu. Nếu áp dụng

56

trường hợp này với hợp đồng là không phù hợp, quy định trên sẽ dẫn tới tình trạng hàng loạt các hợp đồng vơ hiệu. Để góp phần hồn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng vơ hiệu cần có sự quy định chi tiết về khái niệm nhầm lẫn và các trường hợp vô hiệu do nhầm lẫn. Có thể bổ sung quy định về nhầm lẫn do một bên chủ thể tham gia giao kết cung cấp sai thông tin nhưng lại không biết rằng thông tin mình cung cấp bị sai; nhầm lẫn do bên bị nhầm lẫn không biết và không buộc phải biết về việc nhầm lẫn khi tiến hành giao kết hợp đồng, sự nhầm lẫn này có thể do ảnh hưởng từ điều kiện hoàn cảnh hoặc khả năng nhận thức của chủ thể tham gia giao kết hợp đồng.

Ba là sửa đổi quy định của pháp luật về hợp đồng vơ hiệu về hình thức

Cụ thể đối với trường hợp quy định “hình thức của giao dịch là điều kiện

có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật định” là quy định không

cần thiết. Mặc dù luật dân sự có quy định về hình thức của một số loại hợp đồng nếu như các chủ thể tiến hành lý hợp đồng nhưng vi phạm về hình thức thì hợp đồng bị coi là vơ hiệu.

Ví dụ về hình thức đối với trường hợp này thường gặp trong những hợp đồng liên quan tới bất động sản, hoặc những tài sản bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu.

Theo ý kiến cá nhân thì việc quy định về hình thức là một trường hợp dẫn tới hợp đồng vô hiệu là không cần thiết. Bởi lẽ, một trong những nguyên tắc trong giao kết hợp đồng đó làm đảm bảo sự tự do, tự nguyện của các bên. Hình thức của hợp đồng chỉ là một phương thức ghi nhận lại sự thỏa thuận về ý chí của các chủ thể, và hình thức cũng là một cơ sở để khi có tranh chấp phát sinh các bên có căn cứ chứng minh được thỏa thuận của các bên. Đối với những trường hợp tài sản buộc phải đăng ký là một quy định để cơ quan có thẩm quyền ghi nhận lại sự kiện pháp lý mà các bên

57

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng vô hiệu ở việt nam từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)